ngũ CBQL trường THCS
Giáo dục THCS là một bộ phận của hệ thống giáo dục quốc dân nên trong quá trình phát triển luôn chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó có ý nghĩa hết sức quan trọng. Thực tế không thể tính hết tất cả cá yếu tố ảnh hưởng mà chỉ xem xét một số yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển GD&ĐT nói chung và việc phát triển đội ngũ CBQL nói riêng, trong đó có đội ngũ CBQL trường
THCS. Mặt khác, mỗi địa phương, vùng miền lại có những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau tạo nên những yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau tác động ảnh hưởng đến công tác phát triển đội ngũ CBQL. Có thể tính đế các yếu tố sau:
1.4.2.1. Hệ thống văn bản pháp quy có liên quan
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. [29]
Văn bản Quy phạm pháp luật như là một phương tiện, công cụ để các cấp chính quyền thực hiện chức năng, quyết định sự phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, bảo đảm sự phát triển bền vững ổn định của đất nước, của địa phương trong từng giai đoạn.
Chiến lược phát triển khinh tế xã hội đặt ra yêu cầu nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước. Theo đó hàng loạt công việc dài hạn (5 năm, 10 năm) và những công việc trước mắt trong lĩnh vực GD&ĐT đều phải thông qua một số công việc trong đó không thể thiếu được công tác văn bản. Vị trí, vai trò của văn bản trong quản lý nhà nước chiếm một vị trí hết sức quan trọng, là một mắt xích không thể thiếu được.
Việc ban hành văn bản Quy phạm pháp luật chưa chặt chẽ, chưa kịp thời, chồng chéo, hoặc mâu thuẫn dẫn đến chất lượng hiệu quả thấp. Văn bản Quy phạm pháp luật được xác định từ yêu cầu nhiệm vụ của việc QLGD, xuất phát từ thực trạng sự cấp thiết để xây dựng văn bản; có sự lãnh đạo của các cấp Ủy Đảng trong quản lý nhà nước đối với nhiệm vụ phát triển giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên, CBQL giáo dục sẽ là cơ sở, điều kiện giúp cho hoạt động quản lý nhà nước về công tác này đạt hiệu quả cao.
1.4.2.2. Nhận thức, trình độ, năng lực làm công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý của các cấp, ban, ngành liên quan
Đây là nhân tố mang tính quyết định, là nhân tố chủ quan trực tiếp tác động đến sự phát triển của đội ngũ. Công tác cán bộ, trong đó có công tác xây dựng và phát triển đội ngũ là trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên được Điều lệ Đảng quy định. Công tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL giáo dục địa phương có hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu hay không đều phụ thuộc vào ý thức chủ quan, vào năng lực lãnh đạo của cấp ủy; sự quản lý chỉ đạo của chính quyền và sự tham mưu của các cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương. Nhận thức đúng, hành động đúng mới phát huy tối đa hiệu quả hoạt động.
Cách thức, giải pháp thực hiện công tác phát triển đội ngũ CBQL giáo dục thể hiện trình độ, năng lực của các cấp quản lý. Nếu các cấp chỉ chú trọng đến phát triển chiều rộng, không chú trọng đến phát triển chiều sâu, hay chỉ chú ý đến phẩm chất chính trị không chú trọng năng lực chuyên môn thì sẽ làm chất lượng đội ngũ CBQL đi xuống, không đáp ứng được nhiệm vụ được giao. Mặt khác nếu chỉ lo số lượng đội ngũ CBQL chứ không quan tâm đến cơ cấu để đưa ra những dự báo trong tương lai thì đến một lúc nào đó, đội ngũ CBQL sẽ chỉ đáp ứng được một phần, một mặt nào đó theo chuẩn. Điều đó ảnh hưởng đến chất lượng toàn diện, cơ cấu nói chung của đội ngũ CBQL giáo dục.
Tóm lại các cấp, các cán bộ lãnh đạo, phụ trách công tác phát triển đội ngũ CBQL phải có đầy đủ trình độ, năng lực để có cách nhìn toàn diện và có cách thức thực hiện đạt hiệu quả cao.
1.4.2.3. Ý thức, năng lực của người CBQL trường THCS
Ý thức, năng lực, sự phấn đấu rèn luyện của mỗi cá nhân CBQL tốt hay không tốt đều ảnh hưởng rất lớn đến công tác phát triển đội ngũ CBQL nói chung, trong đó có đội ngũ CBQL trường THCS.
a) Ý thức
Ý thức là một hiện tượng tâm lý - xã hội có kết cấu rất phức tạp bao gồm nhiều thành tố khác nhau có quan hệ với nhau như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí..., trong đó tri thức là yếu tố cơ bản, cốt lõi.
Ý thức trang bị cho người CBQL sự hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp người CBQL xác định mục tiêu, lựa chọn phương pháp cho hoạt động của mình; tạo nên ở người CBQL tình cảm, niềm tin, ý chí, thôi thúc người CBQL nỗ lực hành động để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Đội ngũ CBQL có ý thức tốt sẽ thúc đẩy sự vận động, phát triển của nhà trường. Ngược lại, nếu ý thức phản ánh không phù hợp với hiện thực thì sẽ kìm hãm sự phát triển.
b) Năng lực
Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao. Các năng lực của con người hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân mới đóng vai trò quan trọng và phần lớn do công tác, do tập luyện mà có.
Người CBQL cần phải có cả năng lực chung và năng lực chuyên môn. Vì năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên môn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn. Ngược lại sự phát triển của năng lực chuyên môn trong những điều kiện nhất định lại có ảnh hưởng đối với sự phát triển của năng lực chung. Trong thực tế mọi hoạt động có kết quả và hiệu quả cao thì mỗi người đều phải có năng lực chung phát triển ở trình độ cần thiết và có một vài năng lực chuyên môn tương ứng với lĩnh vực công việc của mình. Những năng lực cơ bản này không phải là bẩm sinh, mà nó phải được giáo dục phát triển và bồi dưỡng ở con người.
Thực tế cho thấy cùng một môi trường làm việc, có những điều kiện như nhau nhưng chất lượng các trường khác nhau, đó chính là sự nổ lực vươn lên khác nhau ở mỗi cá nhân CBQL. Vì thế, không thể nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS nếu mỗi CBQL không có ý chí, nghị lực, tính kiên nhẫn và lòng quyết tâm. Quá trình đưa nhà trường đi đến thành công và liên tục phát triển thì không thể thiếu khát vọng, niềm tin, ý chí, nghị lực và lòng quyết tâm của từng CBQL.
1.4.2.4. Điều kiện khác
a) Sự phát triển kinh tế - xã hội
Yếu tố kinh tế - xã hội bao gồm: dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, tổng sản phẩm xã hội, phân phối xã hội, thu nhập của dân cư, việc làm, cơ cấu việc làm, các quan hệ về kinh tế, chính trị...
Dân số tăng hay giảm đều ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục nói chung. Dân số tăng, học sinh các bậc học sẽ tăng và yêu cầu về trường lớp, đội ngũ CBQL, giáo viên cũng tăng. Cơ cấu dân số, phân bố dân cư không đồng đều, cả phong tục tập quán và trình độ dân trí đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của GD&ĐT, trong đó có công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.
b) Sự phát triển của Khoa học - Công nghệ
Khoa học - Công nghệ có tác dụng to lớn đối với công tác quản lý. Trình độ khoa học - công nghệ càng cao, càng có điều kiện để vận dụng vào công tác quản lý nhằm sớm đạt được các mục tiêu đề ra. Những tiến bộ của khoa học - công nghệ đã tạo ra các phương tiện hiện đại, làm tăng hiệu quả công việc của tổ chức và thực hiện quá trình GD&ĐT. Đặc biệt, công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo ra những thay đổi lớn trong quản lý hệ thống GD&ĐT, trong chuyển tải nội dung chương trình đến nghười học, thúc đẩy sự đổi mới phương pháp dạy và học. Đây là yếu tố khách quan, là môi trường rất
quan trọng cần được quan tâm khai thác trong quá trình quy hoạch, đề bạt và sử dụng đội ngũ CBQL giáo dục và cụ thể hoá tiêu chuẩn đội ngũ CBQL nói chung, đội ngũ CBQL trường THCS nói riêng cho phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
c) Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đầy đủ và hiện đại mới tạo thuận lợi cho CBQL thực hiện tốt nhiệm vụ. Đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và CBQL giáo dục bao gồm: Phải có nguồn kinh phí đủ cho hoạt động của nhà trường; Đầu tư cho việc trả lương, chi cho phụ cấp ưu đãi. Chi cho đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý giáo dục. Chi cho việc nghiên cứu khoa học, khảo sát tham quan thực tế trong nước và ngoài nước... là động lực thu hút chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục và lực lượng lao động khác tham gia, góp phần phát triển ngành GD&ĐT. Thực tế cho thấy kinh nghiệm ở một số nước phát triển đầu tư cho GD&ĐT mà nòng cốt là đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục là một trong những giải pháp khôn ngoan nhất trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao và là nhân tố thúc đẩy tăng cường và phát triển nền kinh tế, nước Singapore là một điển hình...
Kết luận chương 1
Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý giáo dục, tôi rút ra được hai vấn đề mang tính lý luận dưới đây:
- Phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là làm cho đội ngũ đó biến đổi theo chiều hướng đi lên; không chỉ là nâng cao chất lượng cho từng cá nhân CBQL, mà còn đồng thời là sự phát triển chung của cả đội ngũ CBQL về số lượng, cơ cấu trình độ, chất lượng nhằm đổi mới giáo dục THCS nói riêng và đổi mới GD&ĐT hiện nay nói chung.
- Để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS cần phải quan tâm đến các lĩnh vực chủ yếu sau: Quy hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS; Tuyển chọn, bổ nhiệm, miễn nhiệm, sử dụng và luân chuyển đội ngũ CBQL trường THCS; Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THCS; Chế độ chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ CBQL trường THCS.
Những nội dung nêu ở chương 1 là cơ sở để đề tài tiếp tục nghiên cứu thực trạng về công tác phát triển đội ngũ CBQL trường THCS trên địa bàn quận 2 ở các chương sau.
CHƯƠNG 2