Thực trạng khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị bài trước khi học

Một phần của tài liệu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài chính – marketing (Trang 79 - 84)

7. Khách thể nghiên cứu

2.2.2.5. Thực trạng khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị bài trước khi học

trên lớp của sinh viên

Đây là khâu xếp vị trí thứ 5/11mà sinh viên tự đánh giá là mức độ khá khó khăn trong hoạt động học tập của mình với ĐTB = 2.06, riêng kỹ năng đọc tài liệu sinh viên xếp vị trí 7/11 với ĐTB = 2.0 thể hiện mức độ khá khó khăn. Chuẩn bị bài trước khi lên lớp là một yêu cầu quan trọng để sinh viên chiếm lĩnh tri thức ở lớp tốt, tạo sự chủ động trong lĩnh lội tri thức, chọn lựa thông tin để ghi chép, lưu trữ….Đây là một bước đơn giản, tuy nhiên có vai trò to lớn đối với hoạt động nhận thức ở trên lớp, cũng là những kỹ năng quan trọng để giúp sinh viên chiếm lĩnh tri thức trên lớp một cách có chủ đích và có kế hoạch hơn, tư duy và tư duy phản biện

về tri thức tốt hơn, giúp cho hoạt động ghi chép thông tin hiệu quả và có chọn lọc hơn.

Để tìm hiểu rõ về khó khăn ở một số các kỹ năng trong khâu này tôi tiến hành hai nghiên cứu một số vấn đề sau đây:

Bảng 2.15Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị bài trước khi lên lớp

Chuẩn bị bài trước khi

học trên lớp ĐTB SD T B TC SS ĐTB SD T TC SS ĐTB SD T 1.Suy nghĩ về cách thức để học môn này 1.95 0.51 6 N1 1.92 0.53 0.33 NT 1.95 0.50 0.99 N2 1.98 0.49 NgT 1.95 0.58 2.Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để học môn học trên lớp 1.61 1.05 8 N1 1.57 1.0 0.60 NT 1.61 1.08 0.86 N2 1.64 1.03 NgT 1.57 0.59 3.Đọc giáo trình và đặt ra những câu hỏi chưa hiểu về nội dung kiến thức để hỏi giảng viên 2.24 0.55 2 N1 2.33 0.56 0.01 NT 2.26 0.57 0.03 N2 2.17 0.53 NgT 2.09 0.30

4.Đọc bao quát cuốn sách

rồi đọc bao quát các

chương trước khi đọc kỹ

1.99 0.70 4 N1 2.12 0.67 0.02 NT 1.99 0.70 0.78 N2 1.86 0.71 NgT 1.95 0.74

5. Tường thuật lại thông tin rồi ghi chép bằng ngôn ngữ của tôi trước khi đọc tiếp

1.87 0.66 7 N1 1.91 0.69 0.30 NT 1.86 0.66 0.37 N2 1.83 0.63 NgT 2.00 0.70

6.Ghi chép thường xuyên

các thông tin trong khi đọc 1.97 0.70 5

N1 2.01 0.73

0.32

NT 1.97 0.70

0.64

N2 1.93 0.67 NgT 1.90 0.62

7. Tường thuật lại thông tin

ghi chép bằng ngôn ngữ

của tôi trước khi đọc tiếp

2.34 0.67 1 N1 2.31 0.67 0.54 NT 2.32 0.67 0.19 N2 2.36 0.66 NgT 2.52 0.60

8.Ôn lại nội dung toàn

chương sau khi đọc 2.16 0.65 3

N1 2.22 0.64

0.11

NT 2.17 0.65

0.39

Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 3/8 kỹ năng thuộc khâu “chuẩn bị bài trước khi học trên lớp” sinh viên gặp khó khăn ở mức khá khó khăn:

Tường thuật lại thông tin rồi ghi chép bằng ngôn ngữ của tôi trước khi đọc tiếp: ĐTB = 2.34 (mức khá khó khăn)

Đọc giáo trình và đặt ra những câu hỏi chưa hiểu về nội dung kiến thức để hỏi giảng viên: ĐTB = 2.24 (mức khá khó khăn)

Ôn lại nội dung toàn chương sau khi đọc: ĐTB = 2.16 (mức khá khó khăn)

Còn 5/8 kỹ năng còn lại đều có mức độ khó khăn, trong đó kỹ năng ít gặp khó khăn nhất là “Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để học môn học trên lớp” với ĐTB = 1.61. Đây là công việc thường xuyên mà ở phổ thông sinh viên đã được rèn luyện, điều này cho thấy không có sự khác biệt là mấy trong sự chuẩn bị này giữa đại học và phổ thông. Đáng lẽ sinh viên phải thể hiện mức độ ít khó khăn nhất, tuy nhiên họ vẫn gặp khó khăn, cho thấy sự chuẩn bị cho việc học tập chưa tốt.

Sinh viên gặp khó khăn nhiều lại rơi vào những kỹ năng quan trọng, then chốt của khâu này. Thể hiện về thái độ đối với hoạt động nhận thức trước khi lên lớp học chưa cao. Đồng thời việc thực hiện thường xuyên tiến hành các kỹ năng đọc sách một cách đúng đắn cũng chưa được thực hiện, cụ thể nhóm các kỹ năng về kỹ năng đọc tài liệu có ĐTB ở mức khá khó khăn. Trong khi đó, kỹ năng đọc tài liệu là công cụ quan trọng để sinh viên tự chiếm lĩnh tri thức trước khi lên lớp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, ĐTB chung = 2.01, điều này cho thấy sinh viên gặp mức độ khá khó khăn trong khâu chuẩn bị bài trước khi lên lớp, trong đó 3/8 kỹ năng gặp mức khá khó khăn, 4/8 kỹ năng gặp mức có khó khăn. Như vậy, với mức khó khăn như vậy chúng ta cần có phương án hổ trợ giúp sinh viên giảm thiểu những khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của họ. Trong tất cả các kỹ năng nêu trên thì “Tường thuật lại thông tin ghi chép bằng ngôn ngữ của tôi trước khi đọc tiếp” là kỹ năng xếp khó khăn lớn nhất và cũng nằm ở mức độ khá khó khăn với ĐTB = 2.34.

Bảng 2.16 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị bài trước khi lên lớp

Chuẩn bị bài trước khi lên lớp TC SS ĐTB SD T TC SS ĐTB SD T 1.Suy nghĩ về cách thức để học môn này Nam 2.03 0.56 0.08 HCM 1.94 0.51 0.81 Nữ 1.92 0.49 Tỉnh 1.95 0.51 2.Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết để học môn học trên lớp Nam 1.60 0.67 0.93 HCM 1.58 1.19 0.71 Nữ 1.61 1.17 Tỉnh 1.62 0.97 3.Đọc giáo trình và đặt ra những câu hỏi chưa hiểu về nội dung kiến thức để hỏi giảng viên Nam 2.23 0.55 0.73 HCM 2.27 0.56 0.53 Nữ 2.25 0.55 Tỉnh 2.23 0.55 4.Đọc bao quát cuốn sách rồi

đọc bao quát các chương trước khi đọc kỹ Nam 2.05 0.70 0.39 HCM 2.04 0.68 0.32 Nữ 1.97 0.70 Tỉnh 1.96 0.71 5.Đọc kỹ từng đoạn văn và dành nhiều thời gian để đọc những phần khó hiểu Nam 1.97 0.68 0.12 HCM 1.87 0.64 0.96 Nữ 1.83 0.66 Tỉnh 1.87 0.68

6.Ghi chép thường xuyên các thông tin trong khi đọc

Nam 2.14 0.65

0.01 HCM 1.89 0.67 0.58 Nữ 1.91 0.70 Tỉnh 2.01 0.71

7. Tường thuật lại thông tin ghi chép bằng ngôn ngữ của tôi trước khi đọc tiếp

Nam 2.46 0.61

0.06

HCM 2.31 0.60

0.60 Nữ 2.29 0.68 Tỉnh 2.35 0.70

8.Ôn lại nội dung toàn chương sau khi đọc

Nam 2.16 0.63

0.96 HCM 2.21 0.69 0.27 Nữ 2.16 0.66 Tỉnh 2.13 0.62

Điều này cho thấy sinh viên rất hiếm khi thực hiện điều này, đây là thao tác quan trọng để ghi nhớ thông tin, tóm lại thông tin bằng cách hiểu của họ để thẩm thấu thông tin một cách hiệu quả nhất. Điều này cho thấy, thái độ không tích cực và bên cạnh đó cũng thể hiện hành vi tức kỹ năng thực hiện chưa thuần thục. Khó khăn

tham khảo. Khó khăn nằm vị trí thứ 2, đó là kỹ năng “Đọc giáo trình và đặt ra những câu hỏi chưa hiểu về nội dung kiến thức để hỏi giảng viên” cũng có mức độ khá khó khăn với ĐTB = 2.24. Thể hiện việc chủ động trong việc giao tiếp với giảng viên khi gặp thắc mắc của sinh là kém. Ở đây có rất nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân mà tôi cho rằng có tác động lớn đến kỹ năng này là sự e ngại khi tiếp xúc với giảng viên. Xếp vị trí thứ 3, là kỹ năng “Ôn lại nội dung toàn chương sau khi đọc” với ĐTB = 2.16, điều này cho thấy sinh viên không thường xuyên sử dụng kỹ năng này sau khi đã đọc tài liệu. Chính điều này sẽ ảnh hưởng đến sự tiến bộ trong đọc tài liệu của sinh viên, sau khi đọc xong nhiều sinh viên vẫn không nắm được nội dung nói cái gì, cho thấy một lổ hỏng lớn trong hoạt động đọc sách của sinh viên. Một số kỹ năng khác cũng chiếm vị trí ở mức khá khó khăn như: “Suy nghĩ về cách thức để học môn này” với ĐTB = 1.95, “Đọc bao quát cuốn sách rồi đọc bao quát các chương trước khi đọc kỹ” với ĐTB = 1.99, “Tường thuật lại thông tin ghi chép bằng ngôn ngữ của tôi trước khi đọc tiếp” với ĐTB = 1.87, “Ghi chép thường xuyên các thông tin trong khi đọc” với ĐTB = 1.97 cũng cần những giải pháp hổ trợ.

Kết quả kiểm định trung bình cho thấy, ở kỹ năng “Đọc giáo trình và đặt ra những câu hỏi chưa hiểu về nội dung kiến thức để hỏi giảng viên” có sự khác biệt khó khăn tâm lý giữa sinh viên năm nhất và sinh viên năm 2 với số sig: 0.01, với chiếu hướng sinh viên năm 2 ít gặp khó khăn trong kỹ năng này hơn sinh viên năm nhất cụ thể sinh viên năm nhất với ĐTB = 2.22 và sinh viên năm 2 với ĐTB = 2.10. Trong kỹ năng “Đọc bao quát cuốn sách rồi đọc bao quát các chương trước khi đọc kỹ” với số sig: 0.02 theo chiều hướng sinh viên năm hai thường xuyên sử dụng kỹ năng này hơn, cụ thể sinh viên năm nhất với ĐTB = 2.12, năm hai với ĐTB = 1.86. Khi so sánh với tiêu chí sinh viên sống nội trú hay ngoại trú thì có sự khác biệt giữa hai nhóm sinh viên này về khó khăn tâm lý về mặt thái độ trong kỹ năng “Đọc giáo trình và đặt ra những câu hỏi chưa hiểu về nội dung kiến thức để hỏi giảng viên” với số sig: 0.03 ĐTB của sinh viên sống nội trú là 2.26, và sinh viên sống ngoại trú là 2.09. Khi so sánh với tiêu chí giới tính có sự khác biệt giữa hai nhóm sinh viên

này về khó khăn tâm lý về mặt thái độ trong kỹ năng “Ghi chép thường xuyên các thông tin trong khi đọc” với số sig: 0.01, theo chiều hướng sinh viên nữ gặp ít khó khăn trong khâu này hơn sinh viên nam (cụ thể ĐTB của sinh viên nữ = 1.91, ĐTB của sinh viên nam = 2.14). Cũng dễ hiểu vì sự khác biệt này vì nữ giới bao giờ cũng siêng năng trong việc ghi chép hơn nam giới. Tất cả những kỹ năng còn lại, không có sự khác biệt khi so sánh với những tiêu chí đã nói trên.

Kết quả kiểm định ANOVA cho thấy, ở kỹ năng “Đọc giáo trình và đặt ra những câu hỏi chưa hiểu về nội dung kiến thức để hỏi giảng viên” có sự khác biệt giữa sinh viên Quản trị kinh doanh và khoa Công nghệ thông tin với sô sig: 0.002. Còn lại không có sự khác biệt khó khăn tấm lý về các kỹ năng khác giữa các khoa.

Nhìn chung, tồn tại khó khăn tâm lý về mặt thái độ của sinh viên trong khâu “chuẩn bị bài trước khi lên lớp”. Trong đó, có rất nhiều kỹ năng khó khăn ở mức độ lớn và mức độ khá khó khăn. Có một số nhỏ các kỹ năng có sự khác biệt ở một vài tiêu chí so sánh, đại đa số các kỹ năng không có sự khác biệt. Cần phải có những biện pháp hổ trợ sinh viên trong các kỹ năng này.

Một phần của tài liệu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài chính – marketing (Trang 79 - 84)