Mô tả công cụ nghiên cứu

Một phần của tài liệu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài chính – marketing (Trang 53 - 55)

7. Khách thể nghiên cứu

2.1.3.2.Mô tả công cụ nghiên cứu

Bảng khảo sát gồm có 6 câu hỏi lớn và được chia làm 6 phần như sau:

Phần 1(câu hỏi : C1. Mức độ bạn hiểu biết cách tiến hành các khâu trong hoạt động học tập như thế nào?) : Thu thập thông tin về sự tự đánh giá của SV về nhận thức, thái độ, hành vi đối với việc tiến hành các khâu trong hoạt động học tập. So sánh mức độ khó khăn tâm lý này theo: giới tính, vùng miền, nới sống, khối học.

Phần 2: Khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành và khả năng tiến hành các kỹ năng, giành thời gian cho việc học, kết quả học tập của sinh viên. So sánh sự tự ý thức và sự thuần thục các kỹ năng tiến hành các hoạt động học tập, sự thích ứng với môi trường học đại học, …

Câu hỏi 2.1: bao gồm 3 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

Câu hỏi 2.4 và 2.5: bao gồm 18 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu tiếp thu và ghi chép bài vỡ trên lớp của sinh viên.

Câu hỏi 2.6: bao gồm 9 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu tự học và sắp xếp thời gian tự học của sinh viên.

Câu hỏi 2.7, 2.8, 2.9 và 2.10: bao gồm 18 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu chuẩn bị và tiến hành thảo luận – thuyết trình của sinh viên.

Câu hỏi 2.2, 2.3, 2.11: bao gồm 15 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo của sinh viên.

Câu hỏi 2.12: bao gồm 5 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu ôn tập và hệ thống hóa tri thức của sinh viên.

Câu hỏi 2.13: bao gồm 4 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu kiểm tra và đánh giá của sinh viên.

Câu hỏi 2.14: bao gồm 9 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu chuẩn bị cho các kỳ thi và kiểm tra.

Câu hỏi 4 và câu hỏi 6: câu hỏi 4 khảo sát lượng thời gian tự học và câu 6 khảo sát kết quả điểm trung bình học kỳ gần nhất.

Phần 3: Khảo sát tự xác định của sinh viên về nguyên nhân gây nên khó khăn trong hoạt động học tập. Tìm hiểu sự khác biệt về nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý ở các nhóm sinh viên theo các tiêu chí: giới tính, vùng miền, nơi sống, khối học.

Câu hỏi 3: bao gồm 19 câu hỏi nhỏ khảo sát về sinh viên tự xác định nguyên nhân gây nên khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên.

Phần 4: Khảo sát những biện pháp sinh viên đã sử dụng để khắc phục những khó khăn trong hoạt động học tập của mình và những kiến nghị của sinh viên đối với nhà trường, khoa và giảng viên.

Câu hỏi 5: bao gồm 10 câu hỏi nhỏ khảo sát về những biện pháp sinh viên đã sử dụng để khắc phục những khó khăn trong hoạt động học tập của mình.

Câu hỏi 7: là những câu hỏi mở để sinh viên ghi vào, gồm 3 phần: 1. Kiến nghị đối với nhà trường, 2. Khoa , 3. Giảng viên về việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các kỹ năng trong các khâu của hoạt động học tập.

Phần 5: Thu thập thông tin cá nhân của sinh viên như: họ và tên, lớp, khoa, giới tính, khu vực, đang sống nhà trọ, kí túc xá hay với gia đình, sinh viên năm mấy.

Phần 3: Dùng biện pháp thống kê tần số và tìm mối liên hệ giữa các chỉ số liên quan.

Phần 4: Thông tin cá nhân: dùng biện pháp thống kê tần số nhằm mục đích cung cấp những thông tin phục vụ cho việc so sánh các chỉ số liên quan.

Thang điểm đánh giá

Phần 1: cho điểm theo từng câu hỏi có ba mức độ trả lời tương ứng là:

Biết rõ: 1 điểm Biết ít: 2 điểm Không biết: 3 điểm

Rất tích cực: 1 điểm Tích cực: 2 điểm Không tích cực: 3 điểm

Thuần thục: 1 điểm Chưa thuần thục: 2 điểm Không biết cách làm: 3 điểm

Phần 2: cho điểm theo từng câu hỏi với các thang đo mức độ như sau:

Thường xuyên: 1 điểm Thỉnh thoảng: 2 điểm Không bao giờ: 3 điểm

Rất tốt: 1 điểm Tốt: 2 điểm

Bình thường: 3 điểm Không tốt: 4 điểm

Hoàn toàn không tốt: 5 điểm

Tốt: 1 điểm Tạm được: 2 điểm Không tốt: 3 điểm

Từ kết quả khảo sát, tôi tính trị trung bình của các giá trị các mức độ tương ứng.

Một phần của tài liệu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài chính – marketing (Trang 53 - 55)