Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở khâu độc lập làm việc vớ

Một phần của tài liệu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài chính – marketing (Trang 59 - 67)

7. Khách thể nghiên cứu

2.2.2.1.Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở khâu độc lập làm việc vớ

trình và tài liệu tham khảo

So sánh sự khó khăn tâm lý giữa các khâu trong HĐHT chung cả ba mặt nhận thức – thái độ - hành vi cho thấy: sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing gặp khó khăn nhiều nhất là khâu “Độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo” với ĐTB = 2.14. Trong khâu này, sinh viên gặp khó khăn nhất về mặt thái độ với ĐTB = 2.35 ở mức khá khó khăn, tiếp theo là mặt hành vi ĐTB = 2.07 và cuói cùng thái độ ĐTB = 2.03. Ở bậc đại học, đây là một trong những hoạt động đặc trưng của sinh viên, đòi hỏi HĐHT của sinh viên phải mang tính độc lập trí tuệ cao. Chính điều này tạo nên khó khăn tâm lý trong HĐHT của họ. Ở phổ thông học sinh được giáo viên lập kế hoạch học tập cho họ thông qua việc kiểm tra liên tục trong suốt thời gian học, giao bài tập về nhà, giới thiệu bài đọc thêm… Ngược lại, ở bậc đại học, sinh viên được giới thiệu môn học dưới hình thức là những kiến thức cơ bản nhất, còn tính chuyên sâu và muốn hiểu thấu đáo một vấn đề buộc sinh viên phải tự lập kế hoạch và tự mình tìm tòi để chiếm lĩnh tri thức đó. Sự khác biệt này cộng với việc chưa thích nghi với HĐHT mang tính chủ động, tích cực, độc lập ở bậc đại học là một trong những nguyên nhân gây nên sự khó khăn này.

Để tìm hiểu rõ về khó khăn tâm lý về mặt thái độ trong HĐHT của SV với khâu độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo tôi đã tiến hành nghiên cứu mức độ thường xuyên sử dụng một số kỹ năng như sau:

Bảng 2.4 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo

Độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo ĐTB SD T B TC SS ĐTB SD T TC SS ĐTB SD T 1.Truy tìm những tài liệu hổ trợ việc hiểu những vấn đề thắc mắc trong giáo trình 1.96 0.62 4 N1 1.97 0.59 0.80 HCM 1.89 0.63 0.16 N2 1.95 0.64 Tỉnh 2.00 0.61 2.Sử dụng những công cụ tra cứu trực tuyến để phục vụ cho việc học 1.61 0.66 5 N1 1.75 0.68 0.00 HCM 1.51 0.63 0.63 N2 1.47 0.62 Tỉnh 1.66 0.67 3.Ngồi hơn 2 tiếng mỗi lần đọc giáo trình hoặc đọc tài liệu tham khảo 2.26 0.65 2 N1 2.29 0.66 0.45 HCM 2.20 0.67 0.19 N2 2.23 0.65 Tỉnh 2.30 0.64 4.Đi thư viện để

khám phá những cuốn sách phục vụ cho môn học 2.60 0.57 1 N1 2.62 0.54 0.57 HCM 2.59 0.56 0.70 N2 2.58 0.60 Tỉnh 2.61 0.57 5.Ghi chép và lưu trữ những thông tin từ tài liệu tham khảo để phục vụ cho các môn học 2.01 0.64 3 N1 2.08 0.65 0.05 HCM 1.94 0.70 0.18 N2 1.94 0.63 Tỉnh 2.04 0.61

Bảng 2.5 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo

C2.11 Độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo

TC

SS ĐTB SD T TC

SS ĐTB SD T

Truy tìm những tài liệu hổ trợ việc hiểu những vấn đề thắc mắc trong giáo trình Nam 1.88 0.62 0.19 Nội trú 1.95 0.60 0.41 Nữ 1.99 0.61 Ngoại trú 2.09 0.76 Sử dụng những công cụ tra cứu trực tuyến để phục vụ cho việc học Nam 1.53 0.63 0.26 Nội trú 1.61 0.66 0.53 Nữ 1.63 0.67 Ngoại trú 1.52 0.74 Ngồi hơn 2 tiếng mỗi lần

đọc giáo trình hoặc đọc tài liệu tham khảo

Nam 2.29 0.64

0.65

Nội trú 2.25 0.66 0.12 Nữ 2.25 0.65 Ngoại trú 2.47 0.51 Đi thư viện để khám phá

những cuốn sách phục vụ cho môn học Nam 2.65 0.57 0.40 Nội trú 2.61 0.57 0.48 Nữ 2.59 0.57 Ngoại trú 2.52 0.60 Ghi chép và lưu trữ những

thông tin từ tài liệu tham khảo để phục vụ cho các môn học Nam 2.07 0.63 0.29 Nội trú 2.01 0.64 0.44 Nữ 1.98 0.65 Ngoại trú 1.90 0.70

Nhìn chung, bảng số liệu 3.2 cho thấy tất cả các kỹ năng trong hoạt động học tập của sinh viên năm thứ nhất trường đại học Tài chính Marketing trong khâu “Độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo” tồn tại khó khăn tâm lý ở với ĐTB chung = 2.08, tồn tại mức khá khó khăn.

Căn cứ vào ĐTB mức độ xảy ra của các khó khăn tâm lý thì có 3/5 kỹ năng mà sinh viên gặp khó khăn cao nhất, thể hiện khó khăn tương đối thường xuyên về mặt thái độ:

Đi thư viện để khám phá những cuốn sách phục vụ cho môn học khó khăn nhiều nhất với ĐTB = 2.60 (mức rất khó khăn)

Ngồi hơn 2 tiếng mỗi lần đọc giáo trình hoặc đọc tài liệu tham khảo với ĐTB = 2.26 (mức khá khó khăn)

Ghi chép và lưu trữ những thông tin từ tài liệu tham khảo để phục vụ cho các môn học với ĐTB = 2.01. (mức khá khó khăn)

Như vậy, thực trạng trên cho thấy thái độ của sinh viên với các kỹ năng trên là chưa cao, họ thường xuyên không tiến hành các kỹ năng này trong hoạt động học tập của mình. Điều này cho thấy sự phù hợp khi khảo sát khó khăn chung thì mặt thái độ gặp khó khăn cao hơn:

Khó khăn mặt nhận thức: ĐTB = 1.78 Khó khăn về mặt thái độ: ĐTB = 2.18

Kỹ năng ít gặp khó khăn nhất là kỹ năng “Sử dụng những công cụ tra cứu trực tuyến để phục vụ cho việc học” với ĐTB = 1.61. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi sự tiện dụng của internet chỉ cần vào thao tác đơn giản sinh viên có thể tìm được thông tin mà mình mong muốn và hiện nay dường như đa số sinh viên đều được gia đình trang bị máy tính phục vụ cho việc học tập.

Trên đây là những kỹ năng cơ bản và quan trọng để sinh viên có thể tiến hành hoạt động học một cách hiệu quả và thực sự sinh viên nào gặp khó khăn các kỹ năng này là đang gặp phải vấn đề lớn trong học tập. Bên cạnh đó, thực trạng cũng thể hiện tính chủ động trong học tập của sinh viên chưa cao, sinh viên đề cao nguồn thông tin từ internet hơn là nguồn thông tin từ thư viện cụ thể có đến 144/293 sinh viên chiếm 49.1% thường xuyên sử dụng công cụ trực tuyến phục vụ cho việc học tập [xem bảng] trong khi việc đi thư viện để khám phá những cuốn sách phục vụ việc học chỉ có 13/293 sinh viên chiếm 4.4%, ngoài ra họ chưa kiên trì trong học tập cũng như chưa sử dụng phương pháp hiệu quả cho việc học thể hiện qua số lượng sinh viên ngồi học thường xuyên trên 2h/1lần học chỉ có 34/293 sinh viên chiếm 11.6%, số lượng sinh viên thường xuyên truy tìm những tài liệu hỗ trợ cho việc hiểu các thắc mắc trong giáo trình, ghi chép và lưu trữ thông tin khi đọc tài liệu ở mức độ thường xuyên cũng không cao.

Nhìn vào kết quả kiểm định trung bình với tiêu chí giữa năm nhất và năm hai cho thấy: chỉ có 2 kỹ năng “Sử dụng những công cụ tra cứu trực tuyến để phục vụ cho việc học” là có sự khác biệt về khó khăn tâm lý giữa sinh viên năm nhất và năm hai với số số sig: 0.00 và kỹ năng “Ghi chép và lưu trữ những thông tin từ tài liệu tham khảo để phục vụ cho các môn học” với số sig: 0.05. Trong đó ĐTB thể hiện sinh viên năm hai ít gặp khó khăn hơn. Điều này cũng dễ hiểu, vì năm hai đã có kinh nghiệm hơn, tuy nhiên xét về mức độ khó khăn thì sinh viên năm 2 vẫn có mức độ rất khó khăn trong kỹ năng này. Khi sử dụng kiểm định trung bình theo tiêu chí khu vực, giới tính, sinh viên sống nội trú hay ngoại trú kết quả theo bảng trên cho thấy không có sự khác biệt.

Kiểm định ANOVA theo tiêu chí khoa cho thấy không có sự khác biệt về khó khăn về mặt thái độ giữa các khoa với nhau trong các kỹ năng trên, ngoại trừ chỉ có ở kỹ năng “Sử dụng những công cụ tra cứu trực tuyến để phục vụ cho việc học” có sự khác biệt có ý nghĩa giữa khoa Marketing và khoa Công nghệ thông tin với số sig = 0.029 và theo chiều hướng khoa Công nghệ thông tin gặp khó khăn nhiều hơn khoa Marketing với sự chệnh lệch ĐTB là 0.29.

Nhìn chung, sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing gặp khó khăn trong khâu “Độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo. Đáng báo động vì sinh viên gặp khó khăn ở mức độ cao đối với nhóm các kỹ năng cơ bản và rất quan trọng đối với học tập ở bậc đại học. Điều này cho thấy, cần có hướng giải pháp để hổ trợ sinh viên trong hoạt động học tập của họ. Qua đó cũng cho thấy thái độ thường xuyên sử dụng các kỹ năng trên chưa cao, đáng lưu ý là sinh viên năm hai vẫn gặp khó khăn ở mức độ cao đối với các kỹ năng này. Có sự khác biệt ở một số kỹ năng trong các kỹ năng trên giữa giới tính, khu vực và giữa các khoa nhưng chiếm một số khá nhỏ.

2.2.2.2.Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở khâu tự đánh giá và kiểm tra của sinh viên

Khó khăn nằm vị trí thứ 2 mà sinh viên tự đánh giá là khâu “Tự đánh giá và kiểm tra” với ĐTB = 2.12, ở mức khá khó khăn. Trong đó, họ cho rằng mình gặp

khó khăn về mặt thái độ nhất ĐTB = 2.39, tiếp đến là mặt hành vi ĐTB = 2.06, cuối cùng ít gặp khó khăn nhất là mặt nhận thức ĐTB = 1.92. Đây là một thành tố quan trọng để phát triển ý thức của sinh viên. Sinh viên gặp khó khăn về khâu này sẽ dẫn đến ý thức học tập không cao, không tạo nên ý thức về quan sát, phân tích, tự đánh giá, tự kiểm tra tiến độ, chất lượng, phương pháp, kết quả học tập từ đó không có sự điều chỉnh hoạt động học, sẽ dẫn đến sự chiếm lĩnh tri thức kém và kết quả học tập thấp. Chi tiết về sự khó khăn này như sau:

Bảng 2.6 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu tự đánh giá và kiểm tra của sinh viên

C2.13 Tự kiểm tra và đánh giá ĐTB SD T B TC SS ĐTB SD T TC SS ĐTB SD T 1.Chú ý đến điểm số và cố gắng vươn lên điểm số cao hơn 1.43 0.58 3 N1 1.46 0.56 0.42 NT 1.44 0.59 0.4 0 N2 1.41 0.60 NgT 1.33 0.48 2.Vạch chiến lược để giành điểm cuối kỳ cao hơn 1.40 0.56 4 N1 1.47 0.59 0.07 NT 1.42 0.57 0.1 5 N2 1.35 0.54 NgT 1.23 0.53 3.Tìm hiểu nguyên nhân và cải thiện điểm số 1.61 0.67 2 N1 1.66 0.69 0.20 NT 1.62 0.68 0.7 4 N2 1.56 0.65 NgT 1.57 0.59 4.Giao tiếp với anh chị khóa trên nhờ giúp đỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây nên điểm số thấp 2.63 0.58 1 N1 2.59 0.58 0.35 NT 2.63 0.57 0.6 2 N2 2.66 0.58 NgT 2.57 0.67

Bảng 2.7 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu tự đánh giá và kiểm tra của sinh viên

C2.12 Tự kiểm tra và

đánh giá TCSS ĐTB SD T TCSS ĐTB SD T

Chú ý đến điểm số và cố gắng vươn lên điểm số cao hơn Nam 1.50 0.55 0.26 TP.HCM 1.39 0.56 0.31 Nữ 1.41 0.59 Tỉnh khác 1.46 0.59 2. Vạch chiến lược để

giành điểm cuối kỳ cao hơn Nam 1.42 0.59 0.80 TP.HCM 1.40 0.54 0.83 Nữ 1.40 0.56 Tỉnh khác 1.41 0.58 3. Tìm hiểu nguyên nhân

và cải thiện điểm số

Nam 1.70 0.70

0.18

TP.HCM 1.56 0.66 0.29 Nữ 1.58 0.66 Tỉnh khác 1.64 0.68 4. Giao tiếp với anh chị

khóa trên nhờ giúp đỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây nên điểm số thấp Nam 2.62 0.60 0.95 TP.HCM 2.65 0.56 0.57 Nữ 2.63 0.57 Tỉnh khác 2.61 0.59

Nhìn bao quát ta thấy, sinh viên gặp khó tâm lý ở khâu “Tự kiểm tra và đánh giá” ở mức độ khó khăn với ĐTB chung = 1.77. Trong đó, xét riêng từng kỹ năng ta thấy: có sự chênh lệch về mức độ khó khăn về mặt thái độ giữa các kỹ năng nêu trên.

- Giao tiếp với anh chị khóa trên nhờ giúp đỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây nên điểm số thấp: ĐTB = 2.63. (mức rất khó khăn)

- Tìm hiểu nguyên nhân và cải thiện điểm số: ĐTB = 1.61(mức khó khăn) - Chú ý đến điểm số và cố gắng vươn lên điểm số cao hơn: ĐTB = 1.43 (mức

ít khó khăn)

- Vạch chiến lược để giành điểm cuối kỳ cao hơn: ĐTB = 1.40 (mức ít khó khăn)

Như vậy, mặc dù sinh viên cho rằng họ gặp khá khó khăn ở khâu “Tự kiểm tra và đánh giá” nhưng qua nghiên cứu cho thấy sinh viên chỉ gặp mức khó khăn và chỉ

duy nhất kỹ năng “Giao tiếp với anh chị khóa trên nhờ giúp đỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây nên điểm số thấp” là có mức độ rất khó khăn.

Qua thống kê tần số cho thấy, trong hoạt động học tập của mình sinh viên quam tâm nhiều đến điểm số và mong muốn cải thiện chúng cụ thể số liệu cho thấy có đến 179/293 chiếm 61.1% sinh viên thường xuyên chú ý đến điểm số và cố gắng vươn lên điểm số cao hơn, điều này thể hiện sinh viên có thái độ tốt đối với việc học của mình. Tuy nhiên, sự khó khăn ở các kỹ năng trên không đồng đều nhau, nhìn chung có nhiều kỹ năng xếp loại khó khăn ở mức khó khăn và ít có khó khăn nhưng cũng có kỹ năng xếp loại rất khó khăn đó là kỹ năng “Giao tiếp với anh chị khóa trên nhờ giúp đỡ, tìm hiểu nguyên nhân gây nên điểm số thấp” chỉ có 16/293 sinh viên chiếm 5.5% và có đến 201/293 chiếm 68.6% sinh viên không bao giờ thực hiện các kỹ năng này. Điều đó cho thấy sinh viên chưa quan tâm đến việc tận dụng mối quan hệ với khóa trên để khai thác thông tin cho học tập, cũng như kiểm tra những thông tin mà sinh viên gặp khó khăn trong thực tế đây là một chỗ dựa tốt khi sinh viên không hiểu thông tin khi đọc sách, khi họ không thể hỏi giảng viên vì nhiều điều kiện không thuận lợi hoặc giảng viên không có nhiều thời gian để chia sẽ với họ. Điều này phản ảnh mối quan hệ giữa sinh viên các khóa về học tập chưa cao. Bên cạnh đó sinh viên rất thường xuyên vạch chiến lược để cải thiện điểm số, có đến 185/293 sinh viên chiếm 63.1% và số lượng sinh viên không bao giờ thực hiện kỹ năng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ 12/293 người chiếm 4.1%. Việc tìm hiểu nguyên nhân gây nên các điểm số và tìm cách cải thiện điểm số của mình cũng khá cao.

Kết quả kiểm định trung bình cho thấy, không có sự khác biệt về khó khăn tâm lý trong khâu này giữa sinh viên theo các tiêu chí: giới tính, sinh viên năm nhất và năm hai, giữa các khu vực, giữa sinh viên ở nội trú và ngoại trú. Điều này cho thấy, các tiêu chí nêu trên không phải là nguyên nhân gây nên sự khó khăn tâm lý ở sinh viên.

Kết quả kiểm định ANOVA nhìn chung cho thấy không có sự khác biệt về khó khăn tâm lý với tiêu chí so sánh là khoa mà sinh viên đang theo học. Trong đó có một kỹ năng duy nhất có sự khác biệt với tiêu chí so sánh khoa đang theo học đó

là: kỹ năng “Vạch chiến lược để giành điểm cuối kỳ cao hơn” có sự khác biệt về khó khăn tâm lý trong kỹ năng này giữa khoa Tài chính – Ngân hàng và khoa Công nghệ thông tin với số sig = 0.015, khoa Quản trị kinh doanh và khoa Công nghệ thông tin, với số sig: 0.023.

- Kết quả kiểm định Chi – Square cho thấy:

- Chú ý đến điểm số và vươn lên điểm số cao hơn và học lực: sig = 0.02

- Vạch chiến lược để dành điểm cuối kỳ cao hơn và học lực: sig = 0.02

- Tìm hiểu nguyên nhân và cải thiện điểm số: sig = 0.32

Một phần của tài liệu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài chính – marketing (Trang 59 - 67)