Tổ chức nghiên cứu thực trạng:

Một phần của tài liệu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài chính – marketing (Trang 52)

7. Khách thể nghiên cứu

2.1.2.Tổ chức nghiên cứu thực trạng:

Quy trình nghiên cứu được thực hiện trên 3 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Từ ngày 9/9/2011 – 16/11/2011: Khảo sát thử và hoàn thiện bảng hỏi. - Khảo sát thử lần 1 trên sinh viên thuộc các ngành Marketing, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Công nghệ thông tin thuộc cơ sở Phổ Quang Trường Đại học Tài chính – Marketing bằng bảng hỏi mở và phỏng vấn sâu. - Sau khảo sát thử người nghiên cứu tổng hợp thông tin và thành lập bảng câu

hỏi dựa trên các ý kiến thực tế của sinh viên.

- Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về bảng câu hỏi và chỉnh sửa, xây dựng bảng hỏi chính thức.

Giai đoạn 2: Từ ngày 19/1 – 30/2 khảo sát trên mẫu nghiên cứu bao gồm 293 sinh viên.

Giai đoạn 3: Từ ngày 1/3/2012 – 30/3/2012 tổng hợp các câu hỏi, nhập liệu và xử lý số liệu.

2.1.3. Phương pháp nghiên cứu 2.1.3.1. Mô tả phương pháp 2.1.3.1. Mô tả phương pháp

Tác giả sử dụng bảng câu hỏi vừa đóng vừa mở, các thông tin về nhận thức, thái độ, hành vi tiến hành các khâu trong HĐHT được cụ thể hóa bằng các câu hỏi trên bảng hỏi bằng giấy. Bảng hỏi được xây dựng chi tiết về các mặt cần thiết phải có

trong các kỹ năng thuộc các khâu của HĐHT, bao gồm các câu hỏi đóng có đáp án để sinh viên đánh dấu vào và câu hỏi mở để sinh viên ghi câu trả lời của mình. Thông qua các câu trả lời của sinh viên người nghiên cứu tổng hợp, phân tích các dữ kiện và đưa ra kết luận.

2.1.3.2. Mô tả công cụ nghiên cứu

Bảng khảo sát gồm có 6 câu hỏi lớn và được chia làm 6 phần như sau:

Phần 1(câu hỏi : C1. Mức độ bạn hiểu biết cách tiến hành các khâu trong hoạt động học tập như thế nào?) : Thu thập thông tin về sự tự đánh giá của SV về nhận thức, thái độ, hành vi đối với việc tiến hành các khâu trong hoạt động học tập. So sánh mức độ khó khăn tâm lý này theo: giới tính, vùng miền, nới sống, khối học.

Phần 2: Khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành và khả năng tiến hành các kỹ năng, giành thời gian cho việc học, kết quả học tập của sinh viên. So sánh sự tự ý thức và sự thuần thục các kỹ năng tiến hành các hoạt động học tập, sự thích ứng với môi trường học đại học, …

Câu hỏi 2.1: bao gồm 3 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu chuẩn bị bài trước khi lên lớp.

Câu hỏi 2.4 và 2.5: bao gồm 18 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu tiếp thu và ghi chép bài vỡ trên lớp của sinh viên.

Câu hỏi 2.6: bao gồm 9 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu tự học và sắp xếp thời gian tự học của sinh viên.

Câu hỏi 2.7, 2.8, 2.9 và 2.10: bao gồm 18 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu chuẩn bị và tiến hành thảo luận – thuyết trình của sinh viên.

Câu hỏi 2.2, 2.3, 2.11: bao gồm 15 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo của sinh viên.

Câu hỏi 2.12: bao gồm 5 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu ôn tập và hệ thống hóa tri thức của sinh viên.

Câu hỏi 2.13: bao gồm 4 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu kiểm tra và đánh giá của sinh viên.

Câu hỏi 2.14: bao gồm 9 câu hỏi nhỏ khảo sát về mức độ thường xuyên tiến hành các kỹ năng trong khâu chuẩn bị cho các kỳ thi và kiểm tra.

Câu hỏi 4 và câu hỏi 6: câu hỏi 4 khảo sát lượng thời gian tự học và câu 6 khảo sát kết quả điểm trung bình học kỳ gần nhất.

Phần 3: Khảo sát tự xác định của sinh viên về nguyên nhân gây nên khó khăn trong hoạt động học tập. Tìm hiểu sự khác biệt về nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý ở các nhóm sinh viên theo các tiêu chí: giới tính, vùng miền, nơi sống, khối học.

Câu hỏi 3: bao gồm 19 câu hỏi nhỏ khảo sát về sinh viên tự xác định nguyên nhân gây nên khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên.

Phần 4: Khảo sát những biện pháp sinh viên đã sử dụng để khắc phục những khó khăn trong hoạt động học tập của mình và những kiến nghị của sinh viên đối với nhà trường, khoa và giảng viên.

Câu hỏi 5: bao gồm 10 câu hỏi nhỏ khảo sát về những biện pháp sinh viên đã sử dụng để khắc phục những khó khăn trong hoạt động học tập của mình.

Câu hỏi 7: là những câu hỏi mở để sinh viên ghi vào, gồm 3 phần: 1. Kiến nghị đối với nhà trường, 2. Khoa , 3. Giảng viên về việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các kỹ năng trong các khâu của hoạt động học tập.

Phần 5: Thu thập thông tin cá nhân của sinh viên như: họ và tên, lớp, khoa, giới tính, khu vực, đang sống nhà trọ, kí túc xá hay với gia đình, sinh viên năm mấy.

Phần 3: Dùng biện pháp thống kê tần số và tìm mối liên hệ giữa các chỉ số liên quan.

Phần 4: Thông tin cá nhân: dùng biện pháp thống kê tần số nhằm mục đích cung cấp những thông tin phục vụ cho việc so sánh các chỉ số liên quan.

Thang điểm đánh giá

Phần 1: cho điểm theo từng câu hỏi có ba mức độ trả lời tương ứng là:

Biết rõ: 1 điểm Biết ít: 2 điểm Không biết: 3 điểm

Rất tích cực: 1 điểm Tích cực: 2 điểm Không tích cực: 3 điểm

Thuần thục: 1 điểm Chưa thuần thục: 2 điểm Không biết cách làm: 3 điểm

Phần 2: cho điểm theo từng câu hỏi với các thang đo mức độ như sau:

Thường xuyên: 1 điểm Thỉnh thoảng: 2 điểm Không bao giờ: 3 điểm

Rất tốt: 1 điểm Tốt: 2 điểm

Bình thường: 3 điểm Không tốt: 4 điểm

Hoàn toàn không tốt: 5 điểm

Tốt: 1 điểm Tạm được: 2 điểm Không tốt: 3 điểm

Từ kết quả khảo sát, tôi tính trị trung bình của các giá trị các mức độ tương ứng.

2.1.3.3. Phương pháp thống kê và phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS

Tác giả sử dụng phương pháp spss để tổng hợp kết quả và phân tích dữ liệu.

Bảng 2.1 Mẫu khách thể nghiên cứu

Bảng 2.1 Thống kê chung về khách thể nghiên cứu phân bố theo giới tính, khu vực, khoa và năm thứ của sinh viên

Tp.HCM Sinh viên tỉnh lên Bạn là sinh viên năm mấy Bạn là sinh viên năm mấy Năm nhất Năm hai Năm nhất Năm hai Giới tính Giới tính Giới tính Giới tính

Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ TỔNG SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

TC-NH 6 2.0 11 3.8 1 .3 4 1.4 8 2.7 19 6.5 5 1.7 26 8.9 80 27.3

QTKD 0 .0 8 2.7 5 1.7 5 1.7 4 1.4 9 3.1 10 3.4 8 2.7 49 16.7

Marketing 0 .0 7 2.4 6 2.0 20 6.8 4 1.4 19 6.5 8 2.7 22 7.5 86 29.4

Để đảm bảo tính khách quan tác giả sử dụng loại mẫu có xác xuất, cách chọn mẫu là mẫu hệ thống, bằng cách 3 bàn tác giả phát bảng hỏi cho1 bàn. Sau khi thu thập dữ liệu, trước khi nhập dữ liệu tôi đã tiến hành loại những bảng câu hỏi không hợp lệ (trả lời không đúng yêu cầu, trả lời thiếu câu hỏi, …) và chọn ra 293 bảng câu hỏi hợp lệ như trên.

Qua khảo sát thông tin chung của khách thể nghiên cứu, cụ thể là thông tin về xếp loại về kết quả học tập thì chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.2 Khảo sát kết quả học tập

Học lực Sinh viên năm nhất sinh viên năm hai Tổng

SL % SL % SL % Giỏi 6 2.0 6 2.0 12 4.1 Khá 42 14.3 80 27.3 122 41.6 Trung bình khá 27 9.2 36 12.3 63 21.5 Trung bình 60 20.5 28 9.6 88 30 Yếu 7 2.4 1 0.3 8 2.7 Tổng 142 48.5 151 51.5 293 100 Kết quả khảo sát cho thấy kết quả học tập của sinh viên xếp loại không cao. Khi được hỏi: “Điểm trung bình học kỳ gần đây nhất của bạn là bao nhiêu?” thì bảng số liệu trên cho thấy không có sinh viên xuất sắc, tỷ lệ sinh viên loại giỏi ít, sinh viên loại khá tương đối cao, tuy nhiên loại trung bình và trung bình khá còn khá phổ biến, vẫn còn có tình trạng sinh viên học lực yếu mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ.

2.2. Kết quả nghiên cứu thực trạng về thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm nhất trường đại học Tài chính –

Marketing

2.2.1. Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt chung của ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trong các khâu của hoạt động học thức, thái độ và hành vi của sinh viên trong các khâu của hoạt động học tập

Bảng 2.3 Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt chung của ba mặt nhận thức, thái độ và hành vi của sinh viên trong các khâu của HĐHT

Các khâu trong hoạt động học tập Các khó khăn tâm lý Tổng Nhận thức Thái độ Hành vi ĐTB SD TB ĐTB SD TB ĐTB SD T B ĐTB T B

1. Chuẩn bị bài trước

khi học trên lớp 1.87 0.57 5 2.31 0.58 5 2.00 0.47 5 2.06 5 2. Đọc tài liệu 1.77 0.54 8 2.33 0.58 4 1.91 0.55 8 2.00 7 3. Ghi chép bài vỡ tiếp

thu bài học trên lớp 1.45 0.61 10 1.75 0.65 11 1.56 0.61 11 1.58 1 0 4. Tự học 1.70 0.63 9 2.15 0.63 9 1.89 0.62 9 1.91 9 5. Sắp xếp thời gian tự học 1.83 0.69 6 2.42 1.83 1 1.98 0.63 6 2.07 4 6. Chuẩn bị ximena 1.94 0.69 3 2.16 0.66 8 2.05 0.64 4 2.05 6 7. Tiến hành ximena 1.97 0.71 2 2.18 0.65 7 2.09 0.60 1 2.08 3 8. Độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo

2.01 0.69 1 2.35 0.62 3 2.07 0.66 2 2.14 1 9. Ôn tập và hệ thống hóa tri thức 1.79 0.61 7 2.21 0.79 6 1.91 0.53 7 1.97 8 10. Tự kiểm tra và đánh giá 1.92 0.66 4 2.39 2.24 2 2.06 0.83 3 2.12 2 11. Chuẩn bị cho các

kỳ thi và kiểm tra 1.43 0.59 11 1.80 2.22 10 1.57 0.57 10 1.6 1 1

Căn cứ vào quy định về thang điểm ở phần: thang điểm đánh giá ở mục 2.1.3.3 b tôi qui ước mức độ khó khăn tâm lý trong các khâu của HĐHT như sau:

Đối với thang đo ba mức độ

1 ≤ ĐTB ≤ 1.5: mức ít khó khăn 1.5 < ĐTB ≥ 2: mức khó khăn 2 < ĐTB ≤ 2.5: Mức khá khó khăn 2.5 < ĐTB ≤ 3: mức rất khó khăn

Đối với thang đo năm mức độ

1 ≤ ĐTB ≤ 2: mức ít khó khăn 2 < ĐTB ≥ 3: mức khó khăn 3< ĐTB ≤ 4: mức khá khó khăn 4 < ĐTB ≤ 5: Mức rất khó khăn

Nhìn tổng thể ba mặt nhận thức – thái độ - hành vi do sinh viên tự đánh giá về khó khăn tâm lý mà họ gặp phải trong HĐHT cho thấy, khó khăn tâm lý ở sinh viên biểu hiện ở mức trung bình, với điểm trung bình chung là 1.96. Trong đó có 6/11 khâu có khá khó khăn ở mức độ khó khăn, chiếm 54.5%, có 5/11 khâu có mức khó khăn 45.5%, không có khâu nào có mức độ rất khó khăn và mức độ ít khó khăn.

Mức độ khó khăn giữa các mặt nhận thức – thái độ - hành vi có sự khác biệt. Cụ thể: sinh viên gặp khó khăn nhiều nhất về mặt thái độ với ĐTB = 2.18. Tiếp đến là khó khăn về mặt hành vi ĐTB = 1.91. Mức độ khó khăn ít nhất trong ba mặt là mặt nhận thức ĐTB = 1.78.

Qua kết quả chung, có thể kết luận, sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing có sự khó khăn tâm lý trong HĐHT. Khó khăn biểu hiện cả ba mặt: nhận thức – thái độ - hành vi. Trong khó, mặt thái độ có sự khó khăn lớn nhất.

Thực tế, khi bước chân vào ngưỡng cửa đại học đa số các sinh viên nhận thức tốt về động cơ, mục đích học tập. Tuy nhiên, sự thành công trong học tập đòi hỏi sinh viên phải có thái độ đúng đắn đối với HĐHT của bản thân từ đó mới hình thành hành vi học tập đúng đắn. Các kỹ năng trong HĐHT bao giờ cũng phải xuất phát từ nhận thức, rồi đến thái độ và hành vi. Trong giới hạn của đề tài của mình tôi

quan tâm nghiên cứu thái độ của sinh viên trong HĐHT, vì tôi cho rằng khi có thái độ đúng đắn sinh viên sẽ hình thành hành vi học tập tốt.

2.2.2. Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở các khâu trong hoạt động học tập

2.2.2.1. Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở khâu độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo trình và tài liệu tham khảo

So sánh sự khó khăn tâm lý giữa các khâu trong HĐHT chung cả ba mặt nhận thức – thái độ - hành vi cho thấy: sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing gặp khó khăn nhiều nhất là khâu “Độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo” với ĐTB = 2.14. Trong khâu này, sinh viên gặp khó khăn nhất về mặt thái độ với ĐTB = 2.35 ở mức khá khó khăn, tiếp theo là mặt hành vi ĐTB = 2.07 và cuói cùng thái độ ĐTB = 2.03. Ở bậc đại học, đây là một trong những hoạt động đặc trưng của sinh viên, đòi hỏi HĐHT của sinh viên phải mang tính độc lập trí tuệ cao. Chính điều này tạo nên khó khăn tâm lý trong HĐHT của họ. Ở phổ thông học sinh được giáo viên lập kế hoạch học tập cho họ thông qua việc kiểm tra liên tục trong suốt thời gian học, giao bài tập về nhà, giới thiệu bài đọc thêm… Ngược lại, ở bậc đại học, sinh viên được giới thiệu môn học dưới hình thức là những kiến thức cơ bản nhất, còn tính chuyên sâu và muốn hiểu thấu đáo một vấn đề buộc sinh viên phải tự lập kế hoạch và tự mình tìm tòi để chiếm lĩnh tri thức đó. Sự khác biệt này cộng với việc chưa thích nghi với HĐHT mang tính chủ động, tích cực, độc lập ở bậc đại học là một trong những nguyên nhân gây nên sự khó khăn này.

Để tìm hiểu rõ về khó khăn tâm lý về mặt thái độ trong HĐHT của SV với khâu độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo tôi đã tiến hành nghiên cứu mức độ thường xuyên sử dụng một số kỹ năng như sau:

Bảng 2.4 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong khâu độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo

Độc lập làm việc với giáo trình và tài liệu tham khảo ĐTB SD T B TC SS ĐTB SD T TC SS ĐTB SD T 1.Truy tìm những tài liệu hổ trợ việc hiểu những vấn đề thắc mắc trong giáo trình 1.96 0.62 4 N1 1.97 0.59 0.80 HCM 1.89 0.63 0.16 N2 1.95 0.64 Tỉnh 2.00 0.61 2.Sử dụng những công cụ tra cứu trực tuyến để phục vụ cho việc học 1.61 0.66 5 N1 1.75 0.68 0.00 HCM 1.51 0.63 0.63 N2 1.47 0.62 Tỉnh 1.66 0.67 3.Ngồi hơn 2 tiếng mỗi lần đọc giáo trình hoặc đọc tài liệu tham khảo 2.26 0.65 2 N1 2.29 0.66 0.45 HCM 2.20 0.67 0.19 N2 2.23 0.65 Tỉnh 2.30 0.64 4.Đi thư viện để

khám phá những cuốn sách phục vụ cho môn học 2.60 0.57 1 N1 2.62 0.54 0.57 HCM 2.59 0.56 0.70 N2 2.58 0.60 Tỉnh 2.61 0.57

Một phần của tài liệu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài chính – marketing (Trang 52)