7. Khách thể nghiên cứu
1.2.2.2. Khái niệm khó khăn tâm lý
Từ các góc độ phân tích trên, có thể xem: khó khăn tâm lý là toàn bộ những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh ở chủ thể trong quá trình hoạt động trong những hoàn cảnh xác định ít sự phù hợp với những yêu cầu, đặc trưng của hoạt động đó, gây nên những cản trở cho tiến trình và kết quả của hoạt động. Khó khăn tâm lý biểu hiện ở ba mặt: nhận thức, thái độ và hành vi.
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên
Hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo của sinh viên nhằm chiếm lĩnh hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Hoạt động học tập ở giai đoạn lứa tuổi này mang tính chất và sắc thái khác với việc học ở trường phổ thông. Hoạt động diễn ra trong điều kiện có kế hoạch vì nó phụ thuộc vào nội dung, chương trình, mục tiêu, phương thức và thời hạn đào tạo. Hoạt động học tập của sinh viên mang tính độc lập cao với các phương tiện học tập như thư viện, sách, giáo trình, phòng thực nghiệm…đòi hỏi sự lao động trí óc căng thẳng vì vậy trong quá trình học tập, chắc chắn sẽ gặp những khó khăn trong đó có khó khăn về tâm lý đòi hỏi sinh viên phải nổ lực, ý chí, tích cực vận dụng tối đa các phẩm chất cho hoạt động học tập của mình.
Môi trường đại học có những đặc điểm khác với phổ thông đòi hỏi sinh viên phải xây dựng và hoàn thiện nhân cách, hình thành bước đầu kinh nghiệm về tương lai, làm quen và thích nghi với môi trường giáo dục bậc đại học. Trong quá trình ấy sẽ nảy sinh nhiều khó khăn tâm lý, gây cản trở sự thích ứng với hoạt động học tập. Khó khăn tâm lý là một hiện thực phức tạp, có sự tác động lớn và nảy sinh thường xuyên ở sinh viên trong quá trình học tập và xảy ra mức độ cao hơn đối với sinh viên năm nhất, khi mọi thứ còn bở ngỡ và đặc biệt họ chưa xóa bỏ thói quen học tập ở phổ thông.
Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập là những nét tâm lý cá nhân, xuất hiện, tồn tại trong mỗi sinh viên trong quá trình tiến hành các hoạt động học tập, gây khó khăn, cản trở, kìm hãm đến chất lượng học tập và ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả của hoạt động học của sinh viên.