Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở khâu chuẩn bị và tiến hành

Một phần của tài liệu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài chính – marketing (Trang 67 - 75)

7. Khách thể nghiên cứu

2.2.2.3. Thực trạng khó khăn tâm lý biểu hiện ở khâu chuẩn bị và tiến hành

thảo luận - thuyết trình của sinh viên

Khâu chuẩn bị và tiến hành thảo luận – thuyết trình là khâu mà sinh viên tự đánh giá xếp mức độ khó khăn sau khâu “kiểm tra và đánh giá”. Trong đó tiến hành thảo luận - thuyết trình là khâu chiếm vị trí khó khăn thứ 3 với ĐTB = 2.08, khâu chuẩn bị cho thảo luận - thuyết trình là khó khăn xếp thứ 6 với ĐTB = 2.05. Điều này cho thấy sinh viên cho rằng họ gặp khó khăn rất nhiều ở khâu tiến hành hơn là khâu chuẩn bị và cả hai khâu này đều gặp khó khăn ở mức độ cao. Ở giai đoạn chuẩn bị, sinh viên đánh giá mình khó khăn nhất ở mặt thái độ với ĐTB = 2.16, tiếp theo là hành vi ĐTB = 2.05 và cuối cùng là nhận thức ĐTB = 1.94. Ở giai đoạn tiến hành, sinh viên tự đánh giá mình khó khăn nhất về mặt thái độ với ĐTB = 2.18, tiếp theo là hành vi ĐTB = 2.09 và cuối cùng là nhận thức ĐTB = 1.97.

Trong nghiên cứu của tác giả Đặng Thanh Nga về “Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội” thì khâu “chuẩn bị thảo luận – thuyết trình” là khâu có khó khăn xếp vị trí thứ 2 với ĐTB = 1.86. Tác giả cho rằng nguyên nhân gây nên khó khăn này là do trước đó sinh viên học ở phổ thông chưa quen với cách chuẩn bị đề cương như thế nào, cách tiến hành thảo luận – thuyết trình ra sao, nên đây là hình thức khá mới mẻ so với sinh viên năm nhất và một nguyên nhân nữa là do thời lượng học tập trên lớp bị hạn chế nên giảng viên ít sử dụng phương pháp này làm cho sinh viên khó có thể hiểu biết một cách đầy đủ về một buổi thảo luận – thuyết trình và cũng ít có cơ hội rèn luyện các kỹ năng cho khâu này. [24]

Để tìm hiểu kỹ về khó khăn tâm lý trong khâu chuẩn bị và tiến hành thảo luận – thuyết trình của sinh viên trường đại học Tài chính – Marketing tôi đã chia làm 2 giai đoạn đó là giai đoạn chuẩn bị và giai đoạn tiến hành với 7 kỹ năng sau. Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Nhìn chung, tất cả các kỹ năng trên cho thấy sinh viên tồn tại khó khăn ở mặt thái độ với ĐTB = 1.95. Khi nghiên cứu về giai đoạn chuẩn bị tôi thấy một số vấn đề sau đây: trong 4 kỹ năng mà tôi đưa ra nhằm nghiên cứu xem quá trình chuẩn bị cho thảo luận và thuyết trình của sinh viên họ gặp khó khăn như thế nào kết quả nghiên cứu cho thấy:

- Ghi nhận xét cá nhân về đề tài cũng như bài đọc: ĐTB = 2.33 (mức khá khó khăn)

- Đặt câu hỏi cho buổi thuyết trình: ĐTB = 2.34 (mức khá khó khăn) - Viết ghi chú những gì đã đọc: ĐTB = 1.67 (mức khó khăn)

- Tìm và đọc những tài liệu liên quan đến buổi thảo luận: ĐTB = 1.57 (mức khó khăn)

Giai đoạn chuẩn bị

Bảng 2.8 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong giai đoạn chuẩn bị thảo luận – thuyết trình

Chuẩn bị thảo luận - Thuyết trình ĐTB SD T B TC SS ĐTB SD T TC SS ĐTB SD T 1.Tìm và đọc những tài liệu liên quan đến buổi thảo luận

1.57 0.57 4 N1 1.59 0.57 0.53 NT 1.57 0.50 0.99 N2 1.54 0.57 NgT 1.56 0.57 2.Viết ghi chú những gì đã đọc 1.67 0.64 3 N1 1.78 0.66 0.003 NT 1.47 0.51 0.14 N2 1.56 0.60 NgT 1.68 0.64 3. Đặt câu hỏi cho buổi thuyết trình 2.24 2.25 2 N1 2.36 2.67 0.36 NT 1.85 0.72 0.41 N2 2.12 1.76 NgT 2.27 2.32 4.Ghi nhận xét cá nhân về đề tài cũng như bài đọc 2.33 1.33 1 N1 2.36 0.62 0.66 NT 2.04 0.66 0.31 N2 2.29 1.75 NgT 2.35 1.36

Bảng 2.9Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong giai đoạn chuẩn bị thảo luận – thuyết trình

Chuẩn bị thảo luận - Thuyết trình

TCS

S ĐTB SD T TC

SS ĐTB SD T

Tìm và đọc những tài liệu liên quan đến buổi thảo luận

Nam 1.57 0.50

0.99

HCM 1.57 0.61

0.97 Nữ 1.56 0.57 Tỉnh 1.56 0.54

2. Viết ghi chú những gì đã đọc Nam 1.47 0.51

0.14

HCM 1.70 0.66

0.52 Nữ 1.68 0.64 Tỉnh 1.65 0.63

3. Đặt câu hỏi cho buổi thuyết trình

Nam 1.85 0.72

0.41 HCM 2.10 0.64 0.43 Nữ 2.27 2.32 Tỉnh 2.31 2.76

4. Ghi nhận xét cá nhân về đề tài cũng như bài đọc

Nam 2.04 0.66

0.31

HCM 2.25 0.66

0.73 Nữ 2.35 1.36 Tỉnh 2.35 1.59

Có thể thấy, sinh viên chưa có sự chuẩn bị tốt cho việc tiến hành thuyết trình, trong 4 kỹ năng trên hai kỹ năng quan trọng đó là “Ghi nhận xét cá nhân về đề tài cũng như bài đọc và đặt câu hỏi cho buổi thuyết trình” sinh viên lại gặp mức độ khá khó khăn. Thực trạng này cũng thể hiện sinh viên chưa nắm được phương pháp thực hiện hoạt động này. Bên cạnh đó, cũng thái độ chưa tích cực, chủ động trong học tập của sinh viên. Đây là 2 kỹ năng quan trọng để chiếm lĩnh tri thức thông qua phương pháp thảo luận và thuyết trình. Việc sinh viên gặp khó khăn trong 2 kỹ năng này ở mức độ tương đối cao cũng dễ hiểu vì đây là hai mức độ cao trong nhận thức tri thức của sinh viên khi thảo luận – thuyết trình. Tôi cũng đồng tình với quan điểm của tác giả Đặng Thanh Nga rằng nguyên nhân gây ra sự khó khăn cho 2 khâu này là do, sinh viên chưa quen, chưa tạo được kỹ năng thực hiện phương pháp này. Việc đặt câu hỏi cho buổi thảo luận đòi hỏi sinh viên phải có tư duy và nắm bắt thông tin tốt ngoài nguyên nhân như tác gải Đặng Thanh Nga đã nói trên, tôi cho rằng một trong những nguyên nhân chính là do sinh viên chỉ quan tâm, đọc những nội dung của chủ đề mà nhóm mình thuyết trình, nên khó trong việc đặt câu hỏi cho chủ đề của bạn. Một số giảng viên cũng chia sẽ sự khó khăn khi thực hiện phương pháp này, họ nói rằng “sinh viên không chịu đọc các nội dung thuyết trình trước, họ chỉ nghe và đặt câu hỏi trên lớp thôi, nên độ sâu sắc của câu hỏi không xoáy vào những vấn đề trọng tâm của đề tài”. Chính điều này làm cho khả năng phản biện đề tài của nhóm bạn cũng bị hạn chế, bên cạnh đó làm cho họ không có cái nhìn cụ thể cũng như bao quát các nội dung nên không có khản năng đánh giá nội dung của buổi thuyết trình. Và 2 kỹ năng trên khó khăn cùng một lúc cũng là điều đương nhiên vì chúng có mối liên hệ tỷ lệ thuận với nhau.

Còn hai kỹ năng còn lại đều ở mức trung bình. Điều này cho thấy, trong kỹ năng tìm và đọc những tài liệu liên quan đến buổi thảo luận và viết ghi chú những điều đã đọc có tồn tại khó khăn tâm lý nhưng không cao, mức độ tiến hành các kỹ năng này là thỉnh thoảng mới thực hiện. Trong thực tế, một trong những nguyên nhân mà sinh viên gặp ít khó khăn ở 2 kỹ năng này là vì khi thực hiện phương pháp này các giảng viên thường cung cấp tài liệu sẵn cho sinh viên, nhiệm vụ còn lại của

họ là đọc hiểu và báo cáo theo yêu cầu. Và chính dựa vào yêu cầu của giảng viên đề ra nên kỹ năng ghi chép trong quá trình đọc tất yếu là có mục đích nên họ có chủ đích vì vậy việc ghi chép trong quá trình đọc diễn ra thường xuyên xuyên nên họ gặp ít khó khăn trong thái độ hơn.

Khi sử dụng kiểm định trung bình theo các tiêu chí giới tính, khu vực, nơi sống, khóa học, cho thấy tất cả 3 kỹ năng 1,3,4 không có sự khác biệt giữa năm nhất và năm hai. Chỉ có ở kỹ năng 2: viết ghi chú những gì đã đọc có sự khác biệt. giữa sinh viên năm nhất và năm hai.

Khi sử dụng kiểm định ANOVA, đa số các kỹ năng không có sự khác biệt giữa các khoa. Ngoại trừ, có sự khác biệt có ý nghĩa giữa khoa Công nghệ thông tin và khoa Marketing trong khâu “Viết ghi chú những gì đã đọc” với số sig: 0.046. Điều này cho thấy có sự khác biệt về mức độ khó khăn ở kỹ năng này của hai khoa nói trên.

Nhìn chung, trong khâu “Chuẩn bị thảo luận – thuyết trình” sinh viên có tồn tại khó khăn về thái độ đối với các kỹ năng trong hoạt động học tập ở mức độ khá khó khăn cần có những phương pháp hổ trợ. Những mức độ khó khăn không đồng đều giữa các kỹ năng, sinh viên gặp khó khăn ở kỹ năng đọc và ghi chú thông tin từ tài liệu ở và gặp mức khá khó khăn ở kỹ năng ghi nhận xét và phản biện đề tài đã đọc. Đại đa số không có sự khác biệt về các kỹ năng trên giữa các khoa, giữa nam và nữ, giữa các khu vực, giữa sinh viên ngoại trú và nội trú. Chỉ duy nhất kỹ năng “Viết ghi chú những gì đã đọc” có sự khác biệt khi so sánh theo tiêu chí khoa và tiêu chí sinh khóa học.

Tiến hành thuyết trình

Bảng 2.10Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong giai đoạn tiến hành thảo luận – thuyết trình

Tiến hành thuyết trình ĐTB SD T B TC SS ĐTB SD T TC SS ĐTB SD T 1. Quan sát và đặt câu hỏi, đưa ra quan điểm, nhận xét về buổi thuyết trình 2.08 0.63 1 N1 2.17 0.65 0.01 NT 2.08 0.63 0.77 N2 2.00 0.61 Ng T 2.04 0.66 2. Lắng nghe và cố gắng nắm nội dung của bài thuyết trình 1.58 0.56 3 N1 1.63 0.56 0.11 NT 1.57 0.56 0.74 N2 1.52 0.56 Ng T 1.61 0.58 3. Lắng nghe và liên tưởng đến câu hỏi và câu trả lời cho buổi thuyết trình 1.96 1.33 2 N1 1.90 0.69 0.40 NT 1.98 1.37 0.36 N2 2.03 1.73 Ng T 1.71 0.64

Bảng 2.11 Thống kê và so sánh mức độ khó khăn tâm lý trong giai đoạn tiến hành thảo luận – thuyết trình

Tiến hành thuyết trình TC

SS ĐTB SD T TC

SS ĐTB SD T Quan sát và đặt câu hỏi, đưa ra

quan điểm, nhận xét về buổi thuyết trình Nam 2.06 0.56 0.71 HCM 2.14 0.64 0.24 Nữ 2.09 0.66 Tỉnh 2.05 0.63 Lắng nghe và cố gắng nắm nội dung của bài thuyết trình

Nam 1.62 0.56

0.38 HCM 1.55 0.53 0.53 Nữ 1.56 0.56 Tỉnh 1.59 0.58

Lắng nghe và liên tưởng đến câu hỏi và câu trả lời cho buổi thuyết trình Nam 2.15 2.35 0.15 HCM 1.92 0.58 0.66 Nữ 1.90 0.64 Tỉnh 1.99 1.61

Nhìn chung, trong khâu tiến hành thuyết trình cho thấy sinh viên gặp khó khăn ở mức độ khó khăn với ĐTB = 1.87. Trong đó, sự khó khăn giữa các kỹ năng không đồng đều nhau. Kết quả cho thấy:

Quan sát và đặt câu hỏi, đưa ra quan điểm, nhận xét về buổi thuyết trình: ĐTB = 2.08. (mức khá khó khăn)

Lắng nghe và liên tưởng đến câu hỏi và câu trả lời cho buổi thuyết trình: ĐTB = 1.96 (mức khó khăn)

Lắng nghe và cố gắng nắm nội dung của bài thuyết trình: ĐTB = 1.58 (mức khó khăn)

Sinh viên gặp khó khăn lớn nhất với ĐTB = 2.08 ở kỹ năng “Quan sát và đặt câu hỏi, đưa ra quan điểm, nhận xét về buổi thuyết trình”. Điều này thể hiện sinh viên có khó khăn trong tư duy phản biện các đề tài. Trong khi đó, kỹ năng này là một trong những kỹ năng quan trọng giúp sinh viên học “suốt đời”. Xếp vị trí khó khăn thứ 2 là kỹ năng “Lắng nghe và liên tưởng đến câu hỏi và câu trả lời cho buổi thuyết trình” với ĐTB = 1.96, điều này cho thấy kỹ năng tư duy trong quá trình lắng nghe nội dung thuyết trình là có khó khăn. Kỹ năng xếp vị trí thứ 3 và cũng là kỹ năng ít gặp khó khăn nhất đó là “Lắng nghe và cố gắng nắm nội dung của bài thuyết trình” với ĐTB = 1.58 thể hiện mức độ khó khăn tương đối trung bình. Điều này cho thấy thái độ học tập của sinh viên đối với việc cố gắng nắm nội dung học bằng phương pháp này là bình thường chưa có sự nổ lực bản thân nhiều.

Kết quả kiểm định trung bình cho thấy, có sự khác biệt với tất cả số sig đều lớn 0.05. Điều này cho thấy, không có sự khác biệt giữa khó khăn tâm lý trong khâu “Tiến hành thảo luận – thuyết trình” giữa các khóa học, giới tính, nơi sống, khu vực.

Kết quả kiểm định ANOVA về sự so sánh khó khăn tâm lý trong các kỹ năng thuộc khâu tiến hành thảo luận – thuyết trình giữa các khoa cho thấy không có sự khác biệt.

Để kiểm tra xem học lực có liên quan tới các kỹ năng trên không tôi đã tiến hành kiểm định Chi – Square, kết quả cho thấy:

- Quan sát và đặt câu hỏi, đưa ra quan điểm, nhận xét về buổi thuyết trình: sig = 0.13

- Lắng nghe và cố gắng nắm nội dung của bài thuyết trình: sig = 0.03

- Lắng nghe và liên tưởng đến câu hỏi và câu trả lời cho buổi thuyết trình: sig = 0.43

Như vậy, học lực có ảnh hưởng đến mức độ thường xuyên tiến hành kỹ năng lắng nghe và cố gắng nắm nội dung của bài thuyết trình của sinh viên.

Để tìm hiểu rõ hơn về khó khăn tâm lý trong việc vận hành nhón tôi đã tiến hành nghiên cứu một số vấn đề về sự đánh giá của sinh viên đối với mức độ xảy ra những mặt sau đây của các cá nhân trong nhóm:

Bảng 2.12 Thống kê mức độ xảy ra các mặt tiêu cực trong quá trình vận hành nhóm

Đánh giá mức độ xảy ra những mặt sau đây của các cá nhân trong

nhóm bạn ĐTB SD

Sự không tôn trọng ý kiến người khác 2.09 0.67

Xúc phạm những thành viên trong nhóm 2.77 0.45

Chế nhạo quan điểm người khác bằng những từ ngữ không tế nhị 2.64 0.56 Biểu lộ tức giận qua âm lượng và giọng nói 2.12 0.60 Cử chi phi ngôn ngữ mất lịch sự như: chỉ ngón tay. .. 2.64 0.53

Lấn át toàn bộ nhóm thảo luận 2.61 0.55

Trình bày chung chung không rõ ý 2.09 0.53

Cắt ngang và giành nói với người khác 2.27 0.64

Kết quả cho thấy, nhìn chung các mặt tiêu cực trên sinh viên gặp phải mức độ khá khó khăn. Khi xem xét dưới góc độ tần số cho thấy, mặc dù số lượng xảy ra mức độ thường xuyên ở các thái độ tiêu cực trên trong nhóm không cao nhưng số lượng thỉnh thoảng xảy ra vấn đề này còn rất lớn. Điều đó cho thấy không khí làm việc trong nhóm vẫn chưa lành mạnh. Đây sẽ là bước cản trở lớn đối với việc thảo luận để chuẩn bị cho thuyết trình của sinh viên.

Nhìn chung, sinh viên có tồn tại khó khăn tâm lý trong tất cả các kỹ năng thuộc 2 nhóm: chuẩn bị và tiến hành thuyết trình, trong đó sinh viên gặp khó khăn ở khâu tiến hành thảo luận – thuyết trình chiếm khó khăn lớn hơn. Đại đa số không có sự khác biệt về khó khăn tâm lý giữa các khoa, các sinh viên sống nội trú và ngoại trú, giữa sinh viên nam và nữ, giữa sinh viên là người TP.HCM và sinh viên các tỉnh khác, giữa sinh viên năm nhất và sinh viên năm hai. Chỉ có kỹ năng “Viết ghi chú những gì đã đọc” và kỹ năng “Quan sát và đặt câu hỏi, đưa ra quan điểm, nhận xét về buổi thuyết trình”có sự khác nhau về khó khăn tâm lý giữa năm nhất và năm hai.

Một phần của tài liệu khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học tài chính – marketing (Trang 67 - 75)