Về phía nhà trường:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (Trang 100 - 102)

HT cần xây dựng tập thể CB-GV-NV đoàn kết, nhất trí và vững mạnh cùng hướng đến một mục tiêu chung về công tác GD của nhà trường nói chung và công tác GDĐĐ cho HS nói riêng, bởi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không thể “Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” được. HT cần có kế hoạch, nội dung cụ thể phù hợp với sự chỉ đạo phối hợp nhịp nhàng đồng bộ

giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, tạo nên sức mạnh tổng hợp để hiệu quả GDĐĐ cho HS ngày càng cao và bền vững.

Nhà trường là cái nôi của trí tuệ, là nơi giúp các hành vi đạo đức của HS chuyển từ tự phát sang tự giác. GDĐĐ cho HS là phải làm cho các chuẩn mực giá trị đạo đức trở thành nhu cầu khát khao bên trong của HS. Muốn vậy, tất cả các hoạt động trong nhà trường phải mang tính GD một cách có mục đích, có kế hoạch rõ ràng. Mỗi Thầy, Cô giáo và NV trong nhà trường thật sự là tấm gương sáng cho HS noi theo, gương mẫu trong lời nói, việc làm, trong ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống của nhà GD. Muốn làm được điều này, mỗi CB-GV-NV phải luôn luôn học tập và rèn luyện đạo đức theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện đúng quy định những điều GV không được làm trong điều lệ của trường Trung học, không vi phạm đạo đức nhà giáo. Tất cả, điều được thể chế trong nội dung thi đua của nhà trường.

HT cần xây dựng nhà trường nề nếp, kỷ cương, chặt chẽ theo quy định của nội quy, điều lệ của trường Trung học, luật GD năm 2005, chuẩn mực nhà giáo...

Đối với GVBM, cần xác định trách nhiệm dạy chữ, dạy người, xác định GD vừa truyền thụ kiến thức vừa hình thành và phát triển nhân cách, rèn luyện kỷ năng sống cho HS. Trong quá trình GDĐĐ cho HS, Thầy cô giáo hãy là người tư vấn, chia sẻ, gần gũi với các em, biết lắng nghe những tâm sự, những khúc mắc, rồi hướng HS tự tìm ra cách giải quyết các mâu thuẫn. GV nên có cách nghĩ và ứng xử sao cho đúng đạo nghĩa là Thầy, đừng để cho hệ thống luật pháp xử mạnh đối với những hành vi bạo lực đối với HS. Các Thầy cô giáo hãy ứng xử sao cho hình ảnh của Thầy Cô giáo luôn in đậm mãi trong tâm trí của HS, làm cho HS thêm yêu mến trường lớp hơn, hăng hái học tập hơn, góp phần phát triển nhân cách của các em sau này.

Mỗi tuần trong tiết sinh hoạt chào cờ, HT cần có kế hoạch dành khoảng 10- 15 phút cho nội dung sinh hoạt đạo đức cho HS. Nội dung, trong đó cần khuyến khích nêu gương những HS có hoàn cảnh khó khăn, có đạo đức tốt vượt khó học giỏi và đồng thời phân tích những hành động xấu, tốt, phê bình những HS có đạo đức chưa tốt để GD và ngăn ngừa những HS khác vi phạm.

HT cần xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội; có kế hoạch tổ chức cam kết cộng đồng trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội tham gia vào quá trình GDĐĐ cho HS. HT phối hợp với chính quyền địa phương nơi cư trú của HS để tổ chức tốt việc rèn luyện trong hè cho HS có hạnh kiểm yếu, không khoán trắng việc này cho địa phương và gia đình.

Ngoài ra, HT phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ phong trào “Xây dựng khóm ấp và gia đình văn hóa”, xây dựng câu lạc bộ “Người lớn gương mẫu, trẻ em chăm ngoan”, “Ngày gia đình Việt Nam”, góp phần củng cố, bền vững và hạnh phúc của gia đình, thúc đẩy các thành viên trong gia đình làm tốt chức năng GD cho con em họ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (Trang 100 - 102)