Nội dung giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (Trang 76 - 79)

- Đối với chính quyền địa phương:

3.2.2.2.Nội dung giải pháp

Nội dung kế hoạch cần chi tiết, cụ thể bao gồm mục tiêu, chỉ tiêu, thời gian thực hiện, nội dung, hình thức tổ chức và các biện pháp thực hiện, cơ sở vật chất và phương tiện thực hiện, các lực lượng phối hợp tham gia…

Để lập kế hoạch công tác quản lý GDĐĐ cho HS có tính khả thi, HT cần nắm vững thực trạng tình hình vi phạm đạo đức của HS, nhận thức của các lực lượng trong và ngoài trường về công tác GDĐĐ cho HS, những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và yếu, những biện pháp đã thực hiện, chất lượng GD của nhà trường, về đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS THPT…

Kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ cho HS được thực hiện năm, tháng, tuần theo từng chủ điểm trong năm học, đảm bảo yêu cầu về mục tiêu GD.

- Nội dung GDĐĐ cho HS cân đổi mới, giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao đối với HS, nên bồi đắp cho các em lòng nhân ái, tính trung trực, tinh thần tự trọng, lối sống lành mạnh, biết đạo lý, sống có kỷ luật. Nội dung được thực hiện trong chương trình chính khóa và ngoại khóa, đặc biệt cần tập trung sự quan và nguồn lực vào các vấn đề bức xúc về đạo đức của HS là đơn vị quan tâm như: HS thường xuyên nghỉ học, thiếu ý thức trong học tập, trốn tiết chơi game, vô lễ với GV-NV, nói tục, gây gỗ đánh nhau, hút thuốc, uống rượu, phá hoại tài sản, vi phạm quy định về an toàn giao thông, phòng chống ma túy, phòng chống tệ nạn xã hội…

- Hình thức GD phải thực sự hấp dẫn, lôi cuốn HS tham gia thông qua tổ chức các trò chơi, cuộc thi tìm hiểu, cuộc thi viết, tổ chức các buổi dã ngoại, cấm trại, về nguồn, chăm sóc các gia đình thương bệnh binh, chăm sóc phần mộ các Anh hùng liệt sĩ, tiết hoạt động GDNGLL của GVCN, tiết chào

cờ đầu tuần, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao, chương trình phát thanh học đường, tham gia mùa hè xanh, chiến dịch “Hoa phượng đỏ” về nguồn…

3.2.2.3. Cách thực hiện giải pháp

Đầu mỗi năm học HT cần đưa ra một kế hoạch GDĐĐ chung cho toàn trường, đảm bảo phù hợp với mục tiêu GD và mang tính khả thi.

Bản kế hoạch phải đưa ra bàn bạc, thảo luận và lấy ý kiến của toàn thể hội đồng GD và cả CMHS trước khi đưa vào thực hiện. Có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về công tác GDĐĐ cho đội ngũ CB-GV là điều vô cùng quan trọng góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS. Cụ thể, HT có thể tổ chức những chuyên đề, hội thảo về công tác GDĐĐ cho HS bằng cách mời các báo cáo viên nói chuyện về cách quản lý HS, những đặc điểm tâm lý HS THPT và một số vấn đề khác liên quan đến HS. Có kế hoạch tổ chức kiểm tra, đánh giá công tác GDĐĐ của các lực lượng trong nhà trường và của HS theo nội dung đã định sẵn, bổ sung và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế. Sơ, tổng kết và tuyên dương khen thưởng, rút kinh nghiệm trong công tác GDĐĐ cho HS và mỗi tuần, tháng, học kì và cuối năm. Chuẩn bị kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác GDĐĐ cho HS như: Thư mời CMHS đến họp, bản tin thông báo kế hoạch, bản tin thi đua, trang bị phòng máy để ứng dụng công nghệ thông tin trong việc GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HS và kinh phí khen thưởng những cá nhân và tập thể lớp có nhiều đóng góp trong công tác GDĐĐ cho HS. Có kế hoạch tổ chức thăm quan và học tập kinh nghiệm những đơn vị có thành tích và sáng kiến hay trong việc GDĐĐ cho HS ở trong và ngoài huyện.

Sau khi kế hoạch đã lập xong cần thông qua hội đồng sư phạm của nhà trường để thảo luận và trao đổi một cách dân chủ về nội dung và hình thức thực hiện, chú ý nhất là biện pháp thực hiện nhằm tạo sự nhất trí và đồng thuận trong quá trình thực hiện kế hoạch. Đối với các tổ chức ngoài nhà

trường, HT cần thống kế hoạch hoạt động của nhà trường, thông báo chương trình hành động đến từng bộ phận có liên quan như: Ủy ban nhân xã, công an xã, Ban đại diện CMHS, Hội khuyến học…

Trên cơ sở của kế hoạch, HT yêu cầu các bộ phận trong nhà trường lập kế hoạch đạo đức cho từng bộ phận, từng cá nhân một cách chu đáo, khoa học khả thi và sau đó trình cho HT duyệt. Căn cứ vào kế hoạch năm, các bộ phận, các cá nhân lập kế hoạch tháng, kế hoạch tuần một cách thường xuyên. HT phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ của các bộ phận liên quan, lãnh đạo trường trực tiếp kế hợp với Công đoàn, ĐTN, GV họp bàn bạc thống nhất phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch. Đặc biệt phát huy vai trò của ĐTN trong việc GDĐĐ thông qua các hình thức sinh hoạt tập thể trong nhà trường.

Kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS bao gồm những nội dung và hình thức phải cụ thể cho từng tuần, từng tháng, cho toàn năm học với những chủ đề phác nhau và phù hợp với đặc thù lứa tuổi HS.

Trong mỗi năm học dựa vào các văn bản pháp qui như Luật Giáo dục, Điều lệ trường trung học, nhiệm vụ năm học của Bộ, Sở GD-ĐT, căn cứ vào tình hình địa phương và đặc thù của trường. HT sau khi thống nhất với tập thể sư phạm nhà trường soạn thảo chuẩn bị thi đua nề nếp đối với các lớp và bản nội quy đối với HS cho in thành văn bản và giao về cho GVCN các lớp triển khai cho từng HS nắm rõ và thực hiện cho nghiêm túc. Nhà trường cho từng HS viết bản cam kết không tham gia vào các tệ nạn xã hội, nhất là không vi phạm việc phòng chống ma túy, không vi phạm các quy định về an toàn giao thông. HT phải nhận thức rằng mỗi buổi tập trung đầu tuần chính là buổi học đạo đức, đay là một tiết học hiệu quả và sinh động về cách sống đẹp và cách làm người tốt cho các em. Nội dung GDĐĐ thông qua các môn học là một trong những biện pháp cần được áp dụng triệt để, nhất là môn GDCD. HT chỉ

đạo giải quyết việc GDĐĐ thông qua hoạt động giảng dạy các môn học và thực hiện trong quá trình học tại nhà trường.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (Trang 76 - 79)