Tổ chức, chỉ đạo, quản lý công tác GDĐĐ cho HS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (Trang 79 - 81)

- Đối với chính quyền địa phương:

3.2.3.Tổ chức, chỉ đạo, quản lý công tác GDĐĐ cho HS

3.2.3.1. Mục tiêu giải pháp

Xác định đúng lực lượng chủ yếu tham gia công tác GDĐĐ cho HS. Đảm bảo thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS. Phát hiện, điều chỉnh, bổ sung nội dung kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.

3.2.3.2. Nội dung thực hiện giải pháp

Mỗi năm nhà trường phải thành lập Ban GDĐĐ cho HS của trường trong đó trực tiếp HT làm trưởng ban. Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ năm học, căn cứ vào tình hình nhà trường Ban GDĐĐ xây dựng quy chế làm việc của từng thành viên trong ban một cách phù hợp đúng năng lực. Một điều cần lưu ý là phải chú ý đến công tác tổ chức sắp xếp phân công đội ngũ GVCN vì vai trò của GVCN rất quan trọng trong việc GDĐĐ cho HS, GVCN chính là HT của mỗi đơn vị lớp và là cầu nối quan trọng giữa nhà trường và gia đình HS.

HT phải chỉ đạo từng bộ phận thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, cụ thể: Chỉ đạo lập kế hoạch GDĐĐ cho HS của từng bộ phận dựa vào kế hoạch chung của HT. Chỉ đạo cho các bộ phận lập báo cáo hàng tuần, tháng, học kỳ, năm về tình hình vi phạm đạo đức của HS. Trong đó có đề xuất những giải pháp GDĐĐ đối với những HS vi phạm một cách có hệ thống và nghiêm trọng.

Chỉ đạo GVCN phối hợp với ĐTN, Hội LHTN VN tổ chức phong trào thi đua theo từng chủ điểm trong năm và phối hợp tốt với CMHS trong công tác GDĐĐ cho HS.

3.2.3.3. Cách thực hiện giải pháp

Tổ chức, chỉ đạo, quản lý công tác GDĐĐ cho HS, đây là quá trình phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm

bảo việc thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra. Trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch cần quán triệt thực hiện tốt phương châm “Duy trì - ổn định - đổi mới - phát triển”. Do đó đối với giải pháp này:

Nhà trường cần thành lập Ban GDĐĐ cho HS của trường, thành phần gồm: Trưởng ban (HT), các thành viên gồm: Bí thư ĐTN và Chủ tịch Hội LHTN VN, thầy cô quản sinh, Ban Đại diện CMHS, GVCN và GVBM (là những người nhiệt tình, năng nổ trong công tác). Ban GDĐĐ cho HS có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức các hoạt động và phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để GDĐĐ cho HS.

HT cần xây dựng quy chế phân công trách nhiệm và quyền hạn của từng thành viên trong Ban GDĐĐ HS của nhà trường. HT yêu cầu các thành viên cần cụ thể hóa kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS từ kế hoạch chung của HT. Khi lập kế hoạch các thành viên cũng cần chú ý, tùy theo tình hình thực tế vị trí công tác của mình mà có kế hoạch GDĐĐ cho HS một cách phù hợp nhất theo từng tuần, tháng, học kỳ và năm học.

Ngoài ra, HT cần xác định lực lượng chủ yếu tham gia công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường là GVCN, GVBM, thầy cô quản sinh, Ban chấp hành Đoàn trường, Hội LHTN VN. Lực lượng này giữ vai trò nòng cốt và mang tính quyết định sự thành bại của công tác GDĐĐ cho HS. HT cần phát huy ý thức, trách nhiệm và mối quan hệ phối hợp giữa họ để thực hiện một cách đồng bộ kế hoạch GDĐĐ cho HS. Đồng thời thông qua bộ phận này, HT sẽ quản lý chặt chẽ, thường xuyên, nắm bắt những thông tin kịp thời của quá trình thực hiện để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung kịp thời những nội dung, hình thức, biện pháp chưa phù hợp để góp phần thực hiện thành công công tác GDĐĐ cho HS.

Hàng tuần, HT cần tổ chức họp chủ nhiệm, để nắm bắt tình hình thực hiện công tác GDĐĐ cho HS của từng lớp, có ghi nhận diễn biến quá trình

GDĐĐ cho HS các khối lớp đặc biệt là chú ý những HS cá biệt để đề xuất những giải pháp GD cho HS một cách thích hợp nhằm đạt kết quả như mong muốn. Song song với việc làm này, HT cần quy định thời gian cho các bộ phận báo cáo định kỳ về công tác GDĐĐ cho HS theo từng tuần, tháng, học kỳ và năm học. Nội dung báo cáo nêu quá trình thực hiện, những thuận lợi và khó khăn, kết quả đã đạt được, tồn tại những vấn đề gì, phương hướng thực hiện, ý kiến đề xuất,..

HT chỉ đạo các bộ phận trong nhà trường quan tâm nhiều đến HS nghèo, HS có hoàn cảnh khó khăn, HS có nguy cơ bỏ học, HS cá biệt,..có biện pháp giúp đỡ khi các em gặp khó khăn trong học tập, trong quan hệ bạn bè và trong gia đình. HT tăng cường tham mưu với Chi ủy nhà trường, chỉ đạo các đảng viên, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường tham gia tích cực công tác GDĐĐ cho HS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (Trang 79 - 81)