Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của HS.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (Trang 44 - 46)

- Về hành vi: Từ nhận thức và thái độ đồng thuận, thu hút mọi lực lượng cùng tham gia công tác GDĐĐ cho HS cũng như hổ trợ công tác quản

2.3.1.3.Nguyên nhân dẫn đến hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức của HS.

đức của HS.

Số HS yếu kém về đạo đức không nhiều so với tổng số HS ở huyện Châu Thành nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ, dễ lây lan trong tập thể HS. Để tìm ra nguyên nhân trên, chúng tôi tiến hành khảo sát ý kiến của 150 GV. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.7.

Bảng 2.7. Các nguyên nhân làm cho đạo đức HS đang sa sút

TT Nội dung trả lời Số ý kiến TL (%)

01 Do GV chưa gương mẫu 5 3,33

02 Do CMHS chưa gương mẫu 88 58,66

03 Do tác động tiêu cực của xã hội 39 26

04 Do môn GDCD và một số môn KHXH khác

chưa phát huy hiệu quả 3 2

05 Do quản lý của nhà trường chưa chặt chẽ 15 10

Qua khảo sát cho ta thấy:

- Nguyên nhân từ phía gia đình: Nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến đạo đức HS THPT ở huyện Châu Thành bị sa sút do các em thiếu sự quan tâm từ phía gia đình đặc biệt là cha mẹ. Huyện Châu Thành có đến 80% là đất nông nghiệp, người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nên họ thường ít quan tâm đến việc học hành và sinh hoạt của con cái. Vẫn còn một bộ phận CMHS chưa quan tâm thường xuyên đến việc GDĐĐ của các em, do cha mẹ bận rộn kiếm sống nên đã lơ lỏng trách nhiệm trong việc GD con em, thường là đôi

khi nhắc nhở hoặc là nghỉ không cần phải nhắc nhở khi các em đã lớn. Một số CMHS thiếu gương mẫu trong cuộc sống, trong lời ăn tiếng nói, cách ứng xử với những người xung quanh. Quan hệ gia đình thiếu tôn ti trật tự không kính trên, nhường dưới, gia đình bất hòa hay ly dị. Một số CMHS do không có việc làm ổn định nên bỏ quê lên Bình Dương tìm việc làm sinh sống, suốt ngày vất vả làm ăn, gia đình không hòa thuận, ly dị, không quan tâm con cái. Bên cạnh đó do là vùng nông thôn nên trình độ nhận thức của các bậc PHHS cũng thấp, suốt ngày chỉ lo cái ăn cái mặc, cho con đến trường học là giao khoán cho nhà trường và nghĩ rằng mình không còn trách nhiệm, những vấn đề xảy ra với con họ đều do thầy cô giáo giải quyết. Tất cả đã tác động tiêu cực tới quá trình phát triển nhân cách làm cho HS có những hành vi lệch chuẩn, dẫn đến sai phạm đáng tiếc.

- Nguyên nhân từ phía xã hội: Song song đó, trên địa bàn có nhiều nhà máy công ty được hình thành kéo theo nhiều người dân ở tỉnh ngoài đến sinh sống và làm việc. Nhiều nhà trọ mọc lên nên một số tệ nạn xã hội xâm nhập vào địa bàn huyện, một số dịch vụ văn hóa thiếu lành mạnh như: Tụ điểm cafe không lành mạnh, phim ảnh, dịch vụ internet, bida, quán nhậu…đây là nguyên nhân quan trọng khiến HS trốn học bỏ tiết, gây gỗ đánh nhau, vi phạm pháp luật. Ngoài ra, do HS mất kiến thức căn bản nên vào lớp thường không chú ý nghe giảng, tâm lý chán học nên nói chuyện riêng không chép bài, không chuẩn bị bài tốt trước khi đến lớp.

- Nguyên nhân từ phía nhà trường: Là do qui định của ngành GD về việc xử lý HS phải theo các bước nhất định, tuyệt đối không được sử dụng những hình thức kỷ luật không phù hợp với môi trường sư phạm. Công tác quản lý và việc thực hiện nội quy nhà trường của HS chưa được chặt chẽ và nghiêm minh đã tạo cho HS thói quen xấu là thiếu tôn trọng, coi thường kỷ luật nhà trường và dần biến thành thói quen.

Bên cạnh đó có nhiều ý kiến cho rằng sự quản lý của nhà trường chưa chặt chẽ nên dẫn đến việc đạo đức HS bị sa sút. Như việc phối hợp với CMHS chưa thường xuyên, hoạt động công tác Đoàn ở trường chưa phát huy hết thế mạnh, thời gian sinh hoạt vui chơi, giải trí lành mạnh, những tiết học về rèn luyện kỹ năng sống, kỹ năng thích ứng còn quá ít, những yếu tố này cũng phần nào hạn chế hiệu quả của công tác GDĐĐ cho HS hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (Trang 44 - 46)