Về phía gia đình:

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (Trang 99 - 100)

Gia đình gắn bó với các em trong phần lớn cuộc đời, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời đến khi trưởng thành, trẻ em thường hay tiếp xúc với các chuẩn mực đạo đức, các thói quen ứng xử của gia đình. Cha mẹ là hình mẫu nhân cách, là người thầy đầu tiên của con cái, là người xây dựng nền tảng nhân cách đầu tiên cho các em.

Gia đình là môi trường GD đầu tiên, gần gũi nhất và lâu dài trong quá trình rèn luyện và hình thành nhân cách của HS. Do đó, mỗi gia đình cần phải định hướng GD con cái theo những chuẩn mực giá trị đạo đức chung của xã hội. Những chuẩn mực đạo đức đó là: Kính trọng Ông bà, Cha mẹ, Anh em ruột thịt phải biết thương yêu, nhường nhịn, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau, những đức tính cá nhân; tính trung thực, tính khiêm tốn,… Khi các em có những phẩm chất đạo đức này thì khi ra xã hội các em mới có thể chung sống với những người xung quanh.

HT cần chỉ đạo cho GVCN, GVBM thường xuyên phối hợp với CMHS, giúp CMHS nâng cao nhận thức một cách sâu sắc về trách nhiệm và nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con. Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc phát triển cơ bản về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẫm mỹ. Đối với những gia đình

không quan tâm đến con cái, GVCN cần thường xuyên gặp gỡ với gia đình HS, giải thích cho họ hiểu và thấy rõ trách nhiệm của gia đình trong việc GD con cái. Đối với những HS mồ côi, GVCN phải thực sự GD HS bằng tình thương như cha mẹ, nhằm bù đắp những tình cảm mà các em đang thiếu thốn. Đối với những gia đình HS mà cha mẹ thiếu gương mẫu, nhà trường cần phối hợp với chính quyền địa phương tạo điều kiện và giúp đỡ họ, thuyết phục họ sống mẫu mực, để làm gương cho con của họ. Đối với những gia đình GD không đúng phương pháp, GVCN có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp họ thay đổi phương pháp GD cho đúng, cho phù hợp.

Đối với gia đình, cần xây dựng môi trường thân thiện, mọi thành viên đều thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, người lớn gương mẫu về cách sống, làm việc, nói năng và hành vi ứng xử, nên dành thời gian nói chuyện, lắng nghe, chia sẻ các ý kiến và nguyện vọng của các em. Kịp thời động viên, an ủi khi các em gặp khó khăn, chú ý uốn nắn những hành vi lệch chuẩn đạo đức. Xây dựng cho các em tính cách thân thiện, chan hòa với mọi người, sống có ước mơ, hoài bảo. Hàng ngày nên quan tâm nhắc nhở, dành thời gian thích hợp để kiểm tra việc học của các em. Xem sổ liên lạc của nhà trường gửi về cho gia đình CMHS bằng các phiên họp định kỳ theo tháng, điểm, là điều kiện để CMHS nắm bắt được tình hình học tập và rèn luyện đạo đức của HS trong nhà trường mà có cách phối hợp tốt hơn trong việc GDĐĐ cho HS ở nhà.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (Trang 99 - 100)