- Về hành vi: Từ nhận thức và thái độ đồng thuận, thu hút mọi lực lượng cùng tham gia công tác GDĐĐ cho HS cũng như hổ trợ công tác quản
2.3.3. Thực trạng về mức độ phối hợp của công tác GDĐĐ cho HS
- Mức độ quan tâm của các lực lượng trong nhà trường:
Để xác định được thực tế chúng tôi tham khảo ý kiến của 180 CBQL- GV về mức độ quan tâm của các lực lượng trong nhà trường về việc tham gia
GDĐĐ cho HS trường THPT. Qua kết khảo sát và thăm dò thực tế, cho thấy
mức độ quan tâm được thể hiện ở bảng 2.16.
Bảng 2.16. Mức độ quan tâm của các lực lượng trong nhà trường về việc tham gia GDĐĐ cho HS
TT Lực lượng tham gia
TL mức độ phối hợp (%) Thường xuyên Không thường xuyên Không phối hợp 01 Lãnh đạo trường 25 75 0 02 GV chủ nhiệm 82,22 17,78 0 03 GV bộ môn 73,33 26,67 0
04 Đoàn Thanh niên 87,78 12,22 0
05 Nhân viên nhà trường 0 0 100
Lực lượng tham gia thường xuyên nhất để GDĐĐ cho HS chủ yếu là Lãnh đạo nhà trường, lực lượng ĐTN và GVCN, còn các lực lượng khác có tham gia công tác GDĐĐ cho HS nhưng không thường xuyên như là GVBM và lực lượng NV hầu như không quan tâm.
Qua trao đổi với GVBM, thì họ cho rằng nhiệm vụ công tác GDĐĐ là nhiệm vụ chính của GVCN, họ chỉ đến lớp truyền thụ kiến thức cho các em. Trường hợp có HS vi phạm nhẹ thì nhắc nhở, nặng thì giao lại cho GVCN hoặc ĐTN vì không có thời gian để GDĐĐ cho HS. Trong khi đó, họ quên đi nhiệm
vụ giảng dạy của GV ngoài việc đảm bảo truyền thụ đầy đủ kiến thức cho HS nhưng cũng phải đảm tính GD trong tiết dạy đó. Hơn nữa chính bản thân lực lượng này cũng là lực lượng cần thiết để GDĐĐ cho HS, cần phải có sự tu dưỡng để rèn luyện đạo đức và là tấm gương sáng cho HS noi theo.
- Mức độ phối hợp của các lực lượng trong nhà trường:
Để xác định được mức độ phối hợp của các lực lượng trong nhà trường chúng tôi khảo sát ý kiến của 180 CBQL-GV. Kết quả thu được ở bảng 2.17.
Bảng 2.17. Mức độ phối hợp của các lực lượng trong nhà trường để GDĐĐ cho HS
TT Sự phối hợp của các lực lượng
TL mức độ phối hợp (%) Thường xuyên Không Thường xuyên Không phối hợp 01 Lãnh đạo trường – GVCN 76,67 23,33 02 Lãnh đạo trường - GVBM 36,67 63,33 03 Lãnh đạo trường - ĐTN 88,33 11,67 04 Lãnh đạo trường – CMHS 22,78 77,22 05 GV chủ nhiệm - GVBM 82,78 17,22 06 GV chủ nhiệm – ĐTN 87,22 12,78 07 GV chủ nhiệm – CMHS 89,44 10,56
Qua bảng khảo sát cho thấy việc phối hợp giữa các lực lượng trong nhà trường đối với công tác GDĐĐ cho HS cũng chưa thật sự chặt chẽ. Chủ yếu là của GVCN với CMHS khi có việc cần thiết liên quan đến con em họ, hoặc là của lãnh đạo trường với ĐTN để dự thảo kế hoạch hoạt động. Đôi khi là sự phối hợp giữa GVCN với ĐTN để nắm lại tình hình hoạt động của lớp chủ
nhiệm…Việc phối hợp này là khi có việc thật sự cần thiết chứ không thường xuyên nên hiệu quả không cao. Còn các lực lượng khác như sự phối hợp giữa lãnh đạo trường và GVBM, hoặc lãnh đạo trường và CMHS thì rất ít hoặc không có điều này ảnh hưởng rất nhiều trong công tác GDĐĐ cho HS.
- Mức độ phối hợp của các nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường:
Chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của 150 GV về mức độ phối hợp của nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường trong công tác GDĐĐ cho HS. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.18.
Bảng 2.18. Mức độ phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường trong công tác GDĐĐ cho HS
TT Sự phối hợp của các lực lượng
TL mức độ phối hợp (%)
Tốt Chưa
tốt
Chưa phối hợp
01 Phối hợp với chính quyền địa phương 65,33 34,67
02 Phối hợp với ban, ngành địa phương
(công an, y tế, Mặt trận tổ quốc…) 16 84
03 Phối hợp với Hội khuyến học các cấp 74,67 25,33
04 Phối hợp với ĐTN ở xã, huyện 90,67 9,33
05 Phối hợp với các đoàn thể, hội khác
(Nông dân, Phụ nữ, cựu chiến binh,….) 12,67 87,33
06 Phối hợp với Ban đại diện cha mẹ HS 85,33 14,67
07 Phối hợp với cha mẹ HS 77,33 22, 67
Qua bảng kết quả trên cho ta thấy việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường tương đối tốt nhưng chưa thật sự đi vào chiều sâu, chỉ phối hợp khi có sự chủ động từ phía nhà trường đề nghị về một vấn đề nào
đó cấp thiết chứ chưa mang tính kế hoạch thực hiện cụ thể hàng tuần, tháng, năm. Chúng ta biết rằng việc GDĐĐ cho HS là một việc làm lâu dài, khó khăn và cần sự phối hợp tốt giữa nhà trường – gia đình – xã hội và có sự chung sức của cả hệ thống chính trị xã hội. Kết quả trên cho thấy cần cải thiện hơn trong khâu phối hợp để các kế hoạch được đi vào chiều sâu thì kết quả của công tác GDĐĐ cho HS trên địa bàn huyện mới khả quan được.
- Mức độ phối hợp của CMHS với các lực lượng ngoài nhà trường trong việc phối hợp GDĐĐ cho HS:
Tiếp tục lấy ý kiến khảo sát 120 CMHS về việc phối hợp với các lực lượng trong nhà trường trong việc tham gia GDĐĐ cho HS. Kết quả được thể hiện ở bảng 2.19.
Bảng 2.19. Mức độ phối hợp của CMHS với các lực lượng trong nhà trường trong việc GDĐĐ cho HS
TT Phối hợp giữa các lực lượng TL mức độ phối hợp (%) Thường xuyên Không thường xuyên Không phối hợp
01 Cha mẹ HS với GV chủ nhiệm 60 25,83 14,17
02 Cha mẹ HS với GV bộ môn 15,8 56,7 27,5
03 Cha mẹ HS với ĐTN 17,5 82,5
04 Cha mẹ HS với Ban giám hiệu 22,5 77,5
Qua bảng khảo sát kết quả, ta thấy việc phối hợp giữa CMHS với các lực lượng trong nhà trường là không thường xuyên và thậm chí là không phối hợp. Điều này cho thấy, một bộ phận CMHS còn khoán trắng việc GD HS cho nhà trường, không quản lý chặt chẽ về thời gian học tập, thời gian sinh hoạt, việc tiêu xài tiền bạc của các em cũng như mối quan hệ bạn bè của con. Mặc dù trong lòng họ rất muốn con mình ngoan hiền, chăm chỉ học hành, kết
quả học tập tốt nhưng bản thân họ chưa hiểu được để GD con em mình tốt hơn thì phải có sự phối hợp tốt giữa gia đình và các bộ phận trong nhà trường.