Một số cơ quan, ban ngành khác thiếu quan tâm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (Trang 66 - 70)

- Chỉ đạo thực hiện kế hoạch:

03Một số cơ quan, ban ngành khác thiếu quan tâm

phối hợp với nhà trường để GDĐĐ cho HS 34 22,67

04 Một bộ phận cha mẹ HS còn khoán trắng việc

GD cho nhà trường, chưa thật sự gương mẫu cho HS

56 37,33

còn gặp nhiều khó khăn…

06 Cơ sở vật chất, kinh phí còn thiếu thốn 87 58

Qua kết quả khảo sát cho thấy những nguyên nhân khách quan ảnh hưởng đến những hạn chế trong công tác GDĐĐ cho HS là:

- Cơ sở vật chất, kinh phí của nhà trường đầu tư cho công tác GDĐĐ hs còn thiếu thốn, các hoạt động GDNGLL, sinh hoạt tập thể còn gặp nhiều khó khăn…nên không thể gây hứng thú cho học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng GDĐĐ cho HS.

- Sự tác động tiêu cực của xã hội và những biện pháp xử lý của ngành GD, của nhà nước về những sai phạm của HS, những vi phạm về tệ nạn xã hội chưa triệt để làm những vụ việc vi phạm cứ dây dưa, kéo dài phần nào ảnh hưởng đến suy nghĩ của người dân và đặc biệt là HS.

- Sự bùng nổ về thông tin và sự đa dạng các loại hình vui chơi giải trí tốt, xấu lẫn lộn mà nhà nước không thể kiểm soát được cộng với nhiều tệ nạn xã hội đang phát triển trên địa bàn Huyện đã và đang từng ngày, từng giờ xâm nhập và trong nhà trường, gây không ít khó khăn cho công tác GD HS.

- Một bộ phận CMHS còn khoán trắng cho nhà trường, cộng với ý thức rèn luyện đạo đức của các em kém, nên các em dễ bị lôi cuốn vào các tệ nạn xã hội. Hơn nữa, bởi sự nuông chìu con quá mức, bao che dung túng cho con mình mỗi khi các em sai phạm của CMHS. Việc phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng ngoài nhà trường chưa chặt chẽ nên công tác GD, xử lý chưa kịp thời và triệt để.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua khảo sát thực trạng về tình hình GDĐĐ và quản lý công tác GDĐĐ cho HS các trường THPT huyện Châu Thành, tỉnh An Giang cho thấy, HT, GV, CMHS đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý và GDĐĐ cho HS.

Đa số mọi người có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác, có lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch, có phối hợp với các lực lượng trong và ngoài trường để GDĐĐ cho HS. Kết quả của sự cố gắng đó đã có nhiều HS chăm chỉ trong học tập, ngoan trong giao tiếp và ứng xử. Tuy nhiên, TL HS đạt hạnh kiểm loại khá, tốt trong địa bàn huyện vẫn chưa được ổn định, đôi lúc còn không được duy trì.

Mặt khác, một số HT và GV chưa thật sự quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS, còn quan tâm về việc dạy chữ hơn dạy người, thiếu phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường, công tác tổ chức và chỉ đạo kiểm tra đánh giá của HT đôi lúc còn buông lỏng chưa sát sao. Vì thế công tác GDĐĐ cho HS đạt hiệu quả chưa cao, hậu quả số HS vi phạm đạo đức mặc dù ít, tuy nhiên mức độ vi phạm nghiêm trọng. Đây là vấn đề mà nhà trường, gia đình và xã hội phải quan tâm, đòi hỏi mọi người cùng nhận thức đúng đắn và cùng nhau tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất cho việc GDĐĐ và quản lý GDĐĐ cho HS nhằm góp phần GD toàn diện cho HS trong tình hình hiện nay.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GDĐĐCHO HS THPT HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG CHO HS THPT HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH AN GIANG 3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu GD THPT là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, có trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc.

Nguyên tắc này nhằm đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải nhằm vào việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác GDĐĐ cho HS.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Các giải pháp quản lý được đề xuất trong luận văn phải căn cứ trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vấn đề quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT, trên cơ sở thực trạng quản lý GDĐĐ cho HS các trường THPT huyện Châu Thành, tỉnh An Giang từ đó phát hiện ra những giải pháp nhằm khắc phục các nguyên nhân làm hạn chế tính hiệu quả của công tác.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện, hệ thống

Các giải pháp được đề xuất phải tác động tích cực lên toàn bộ quá trình quản lý công tác GDĐĐ cho HS, tác động lên đội ngũ CB-GV-NV, các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS và bản thân HS. Các giải pháp trên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình quản lý công tác GDĐĐ cho HS.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn, khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi các giải pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương với yêu cầu đổi GD trong giai đoạn hiện nay. Các giải pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào quản lý công tác GDĐĐ cho HS hiện nay cho các trường THPT huyện Châu Thành. Vì vậy các giải pháp khi xây dựng phải đảm bảo tính thực tiễn, phải được thăm dò tính khả thi trước khi đề xuất.

3.2. Một số giải pháp quản lý công tác GDĐĐ cho HS THPT huyện Châu Thành, tỉnh An Giang Châu Thành, tỉnh An Giang

3.2.1. Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CB-GV-NV, HS, CMHS và chính quyền địa phương NV, HS, CMHS và chính quyền địa phương

Để thực hiện thành công nhiệm vụ GDĐĐ cho HS trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ CB-GV-NV,

HS, CMHS và chính quyền địa phương là yếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến chất lượng GDĐĐ cho HS.

3.2.1.1. Mục tiêu giải pháp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giúp đội ngũ CB-GV-NV, CMHS và chính quyền địa phương nhìn nhận được một cách sâu sắc về tầm quan trọng và sự cấp thiết của công tác GDĐĐ cho HS trong nhà trường. Qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS nói riêng và chất lượng GD toàn diện trong nhà trường nói chung.

Giúp HS nhận thức, củng cố và phát huy khả năng tự ý thức, tự GD, tích cực vươn lên trong học tập và rèn luyện đạo đức.

3.2.1.2. Nội dung thực hiện giải pháp

Nâng cao ý thức, tinh thần, trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động của các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS. Giúp họ hiểu được công tác GDĐĐ cho HS là nhiệm vụ của toàn xã hội, một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường.

Cán bộ quản lý, GV,CMHS và các lực lượng trong nhà trường phải quán triệt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước; các quy chế của Ngành GD hướng dẫn các cơ quan quản lý GD về công tác GDĐĐ cho HS. Để có định hướng cho công tác này trong từng năm học phải có các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng và thiết thực.

3.2.1.3. Cách thực hiện giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện Châu Thành, tỉnh An Giang (Trang 66 - 70)