3.3.1. Đối tượng, thời gian thực nghiệm
Đối tượng chúng tôi chọn thực nghiệm với hệ thống bài tập đã thiết kế trong luận văn là HS lớp 10 (ban cơ bản) của trường THPT Đông Du, Quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. Chúng tôi chọn 2 lớp có trình độ tương đương nhau, lớp thực nghiệm là 10A2, lớp đối chứng là 10A1.
Thời gian thực nghiệm vào học kì I năm học 2012 – 2013.
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm
Từ nội dung thực nghiệm, chúng tôi tiến hành thiết kế hệ thống bài tập. Sau khi hệ thống bài tập hoàn thành, chúng tôi chuyển tới GV dạy thực nghiệm và thống nhất với GV tinh thần cơ bản của việc dạy thực nghiệm nhằm giúp GV nắm vững vấn đề, tiến trình giờ dạy và đảm bảo các yêu cầu khi đánh giá. Kèm theo hệ thống bài tập thực nghiệm là phiếu kiểm tra để đánh giá nhận thức của HS sau giờ học. Để đánh giá được khách quan, chúng tôi đi dự giờ cùng một số GV nữa để đánh giá nội dung bài dạy.
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi chọn những GV có trình độ tương đương nhauđể dạy. Ngoài lớp thực nghiệm sử dụng giáo án với hệ thống bài tập đã được xây dựng, sắp xếp lại, chúng tôi còn có lớp đối chứng sử dụng giáo án truyền thống với các bài tập có sẵn trong SGK. GV dạy lớp thực nghiệm và lớp đối chứng làm việc độc lập với nhau. Sau mỗi giờ dạy, chúng tôi trao đổi ý kiến với các GV, nghe góp ý, đồng thời nắm tình hình thực nghiệm để đánh giá kết quả.
Nhìn chung, việc tổ chức đánh thực nghiệm diễn ra theo đúng dự kiến và đạt được mục đích đề ra.