Định hướng xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển

Một phần của tài liệu tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông (Trang 52 - 54)

2.3. Định hướng xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt theo hướng phát triển tư duy cho HS tư duy cho HS

Để đạt mục đích rèn luyện tư duy cho HS, cần phải tăng cường cả về số lượng và chất lượng thao tác tư duy trong các bài tập. Vì vậy, một trong những vấn đề của dạy học Tiếng Việt là làm sao chọn được cho mỗi bài học một hệ thống bài tập đi từ

45

máy móc đến sáng tạo, từ hướng nội (củng cố khái niệm) đến hướng ngoại (vận dụng vào hoạt động giao tiếp) một cách hợp lý và hiệu quả nhất. Trong quá trình thực hiện hệ thống bài tập, lại phải làm thế nào để HS không chỉ tìm ra đáp số mà từng bước biết suy nghĩ có trình tự để tìm ra đáp số, tức là đi đến đáp số một cách có ý thức. Từ đó mới thực sự đào tạo được những con người biết suy nghĩ độc lập và sáng tạo chứ không chỉ có vốn kiến thức đơn thuần.

Do giới hạn về thời gian, trong khuôn khổ của một luận văn sau đại học, chúng tôi chưa có điều kiện xây dựng hệ thống bài tập Tiếng Việt cụ thể cho từng bài học trong SGK mà chỉ có thể đề xuất ý tưởng, cách thức xây dựng một hệ thống bài tập có đích hướng đến việc phát triển năng lực tư duy cho HS, căn cứ vào đó, các GV ngành sư phạm Ngữ văn có thể thiết kế, tạo lập được một hệ thống bài tập phù hợp với mục tiêu và điều kiện dạy học của mình. Chúng tôi thấy các dạng bài tập trong SGK chưa đủ sức để dạy học theo lối phân hóa, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển tư duy cho HS… nên cần thiết phải bổ sung một số dạng bài tập. Dù vậy, chúng tôi không phủ nhận hệ thống bài tập trong SGK và đề ra hệ thống bài tập hoàn toàn mới mà ở đây vẫn có sự kết hợp với các bài tập trong SGK, bổ sung, sắp xếp để tạo thành một hệ thống bài tập theo một số yêu cầu nêu trên.

Căn cứ vào mục tiêu của môn học Tiếng Việt là rèn luyện năng lực ngôn ngữ (ngữ năng) và năng lực sử dụng ngôn ngữ (ngữ thi), kết hợp với định hướng phát triển tư duy cho HS, chúng tôi đề xuất hai nhóm bài tập sau đây:

- Nhóm bài tập ngữ năng để rèn luyện từng loại tư duy.

- Nhóm bài tập ngữ thi để rèn luyện tư duy linh hoạt, sáng tạo.

Bài tập ngữ năng là bài tập rèn năng lực ngôn ngữ cho HS, thường cho sẵn ngữ liệu và đưa ra yêu cầu xử lý ngữ liệu, muốn tìm đáp án HS phải dựa vào dấu hiệu của khái niệm đã học để nhận biết, cải biến, sáng tạo, sửa chữa và đi đến kết luận. Bài tập ngữ thi là bài tập rèn năng lực sử dụng ngôn ngữ cho HS, dữ kiện của nó không phải là ngữ liệu mà là những tình huống, hoàn cảnh giao tiếp, HS phải

46

phân tích tình huống giao tiếp, rồi từ kinh nghiệm giao tiếp bản ngữ mà rút ra kết luận theo yêu cầu đề bài.

Một phần của tài liệu tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông (Trang 52 - 54)