Sử dụng bài tập trong bài dạy truyền thụ kiến thức mới

Một phần của tài liệu tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông (Trang 86 - 89)

Trong bài dạy hình thành kiến thức mới cho HS, GV có thể xây dựng bài tập Tiếng Việt để tổ chức, điều khiển hoạt động học tập của HS.

Lý thuyết kiến tạo đang là một trong những lý thuyết về dạy học vượt trội được sử dụng trong giáo dục. Lý thuyết này khuyến khích HS tự xây dựng kiến thức cho mình dựa trên những thực nghiệm cá nhân và áp dụng trực tiếp vào môi trường học tập của các em. Mỗi HS là trung tâm của tiến trình dạy học, GV đóng vai trò tổ chức, điều khiển.

Theo quan điểm của lý thuyết kiến tạo thì tri thức được tạo nên một cách tích cực bởi chủ thể nhận thức chứ không phải tiếp thu một cách thụ động từ bên ngoài. Trong quá trình chiếm lĩnh tri thức bằng kinh nghiệm, kiến thức đã có từ trước thông qua quá trình đồng hóa và điều ứng HS sẽ tự xây dựng cho mình một hệ thống tri thức có sắc thái riêng và có khả năng vận dụng hệ thống tri thức này vào giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra.

Đồng hóa là quá trình HS vận dụng kiến thức cũ để giải quyết tình huống mới và sắp xếp kiến thức mới thu nhận được vào cấu trúc kiến thức hiện có. Muốn thế khi tổ chức quá trình dạy học GV cần phải làm cho HS bộc lộ quan niệm của mình về vấn đề học tập, cần tổ chức cho HS hệ thống hóa và khai thác kinh nghiệm cũ nhằm phát triển nhận thức cho bản thân HS và phổ biến cho cả lớp. Để đồng hóa được kiến thức mới và cũ cần phải tiến hành quá trình phân tích, tổng hợp, so sánh,… nhằm đánh giá lại kiến thức cũ từ đó sắp xếp lại hệ thống kiến thức sao cho hoàn thiện, chính xác hơn.

79

Điều ứng là sự thay đổi, điều chỉnh, bổ sung, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề lý thuyết và thực tiễn. Đây là quá trình mà HS phải thực hiện các thao tác tư duy, làm kiến thức bộc lộ các thuộc tính, bản chất, các mặt mạnh yếu, tìm ra mối liên hệ giữa các yếu tố kiến thức, tính hệ thống của chúng và khả năng vô tận của kiến thức.

Không có một dạng bài tập nào là tối ưu để sử dụng khi dạy bài mới, GV có thể linh hoạt lựa chọn một dạng bài tập hoặc kết hợp nhiều dạng bài tập với nhau để xây dựng một hệ thống bài tập phù hợp với tình hình dạy học cụ thể của bản thân. Từ đó tổ chức, hướng dẫn hoạt động HS đi lại con đường của nhà ngôn ngữ học, từ sự kiện ngôn ngữ thực tế, phát hiện vấn đề, khám phá đặc điểm của hiện tượng được xem xét rồi đi đến những kết luận cần thiết. Đây chính là quá trình giúp HS tự tạo lập kiến thức, nhờ đó kiến thức của các em sẽ bền vững hơn, và cũng thông qua quá trình này HS được rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản như: phân tích – phát hiện, phân tích – chứng minh, phân tích – phán đoán, phân tích – tổng hợp.

Khi sử dụng bài tập để dạy lý thuyết, GV nên tổ chức cho HS làm việc theo nhóm để tiết kiệm thời gian và tạo cơ hội cho mọi HS đều tham gia vào quá trình học tập, kiến tạo kiến thức. Khi làm được các bài tập này, HS tự rút ra nhận xét để lĩnh hội kiến thức mới một cách tốt nhất. GV có thể chỉnh lí, bổ sung và tổ chức cho HS nắm kiến thức tích cực và hiệu quả.

Quá trình sử dụng bài tập để hướng dẫn HS kiến tạo kiến thức có thể thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Chia lớp học thành các nhóm học tập khác nhau. Bước 2: Ra bài tập cho HS thảo luận.

Bước 3: Đại diện các nhóm HS thuyết trình phần bài tập của nhóm mình, Các nhóm khác nhận xét.

Bước 4: GV nhận xét, chốt lại nội dung kiến thức bài học.

Ví dụ: Khi dạy bài Phong cách ngôn ngữ báo chí, để giúp HS kiến tạo kiến thức về đặc điểm của một số thể loại báo chí, GV có thể tổ chức bài tập như sau:

80

GV chuẩn bị sẵn những bài báo được cắt từ báo giấy (báo Mực tím, báo Hoa học trò, báo Tuổi trẻ,…). Sau đó chia HS thành các nhóm nhỏ, phát cho mỗi nhóm khoảng 10 bài báo (giống nhau) và phiếu học tập có bảng 2.5:

Thể loại Tên bài báo Đặc điểm chung

(giữa các bài báo cùng thể loại)

Bảng 2.5. Các thể loại báo chí

Hết thời gian thảo luận, GV mời một nhóm trình bày kết quả thảo luận. Các nhóm khác phản biện. GV nhận xét và nêu đặc trưng từng thể loại báo chí rồi yêu cầu HS gọi tên thể loại của các bài báo mà nhóm đã sắp xếp, đồng thời có thể thay đổi những bài báo mình đã sắp xếp nếu thấy chưa đúng so với đặc trưng thể loại mà GV nêu ra. Cuối cùng GV công bố kết quả của từng nhóm và chấm điểm.

Đây là bài tập sử dụng ngữ liệu dài và nhiều, nội dung bài tập bao trùm gần như toàn bộ bài học nên GV cần tổ chức cho HS thảo luận nhóm (khoảng 9-10 HS/nhóm). Để có thể sắp xếp các bài báo vào từng thể loại thì HS phải biết phân tích đặc điểm từng bài báo, so sánh được sự giống và khác nhau giữa chúng, qua đó kiến thức mới được hình thành. Khi được đặt vào những tình huống, đối diện với những bài tập, HS phải vận dụng các thao tác phân tích, so sánh, hình thành giả thuyết, suy luận và rút ra kết luận, giải quyết vấn đề. Như vậy, HS sẽ hiểu sâu vấn đề chứ không phải chỉ là biết vấn đề một cách hời hợt.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng dạng bài tập này khiến HS phải tiêu phí quá nhiều thời gian làm một nhà nghiên cứu lần đầu tiên dò dẫm từng bước phát hiện quy luật của tiếng Việt. Điều đó sẽ khiến các em không còn đủ thời gian để rèn luyện, hình thành và phát triển các kĩ năng ngôn ngữ cần thiết.

81

2.4.2. Sử dụng bài tập có nhiều mức độ yêu cầu, từ dễ đến khó khi luyện tập, thực hành

Một phần của tài liệu tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)