Nhóm bài tập ngữ năng để rèn luyện từng loại tư duy

Một phần của tài liệu tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông (Trang 54 - 79)

Có thể nói, năng lực ngôn ngữ chính là cơ sở để có năng lực sử dụng ngôn ngữ. Vì vậy, trước hết HS cần được rèn luyện năng lực ngôn ngữ bằng nhóm bài tập ngữ năng. Nhóm bài tập này rất phổ biến và chiếm phần lớn trong SGK Ngữ văn THPT. Trong luận văn, chúng tôi sẽ sắp xếp, bổ sung thêm một số dạng bài tập theo định hướng phát triển tư duy cho HS.

2.3.1.1. Dạng bài tập rèn luyện từng thao tác tư duy

Sự phát triển tư duy nói chung được đặc trưng bởi sự tích lũy các thao tác tư duy thành thạo và vững chắc của con người. Chính vì vậy, trước hết, chúng tôi đề xuất nhóm bài tập rèn luyện từng thao tác tư duy cho HS. Đây không phải là dạng bài tập mới, nó đã xuất hiện từ rất lâu trong các SGK về Tiếng Việt, chúng tôi chỉ sắp xếp lại, bổ sung để nó có thể phát huy tốt hơn tác dụng phát triển tư duy.

Căn cứ vào các thao tác của tư duy, chúng tôi đề xuất một số loại bài tập sau:

a) Bài tập rèn luyện thao tác tư duy phân tích

Phân tích là thao tác tư duy đầu tiên, quan trọng nhất, không phân tích được thì cũng không so sánh hay khái quát được. Bài tập Tiếng Việt trong SGK rất nhiều bài có yêu cầu “phân tích” nhưng thực ra chỉ là nhận diện các khái niệm, quy tắc ngôn ngữ mà HS vừa được học nên chưa có mấy tác dụng trong việc rèn tư duy phân tích cho HS.

Bài tập rèn luyện thao tác tư duy phân tích không những yêu cầu HS phân chia đối tượng thành những bộ phận, khía cạnh, những mặt khác nhau để lần lượt tìm hiểu mà còn phải giúp các em thấy được mối liên hệ bản chất giữa các thuộc tính khác nhau của đối tượng rồi rút ra nhận xét bằng thao tác tổng hợp. Qua đó HS vừa khắc sâu vừa mở rộng kiến thức liên quan đến bài học. Để rèn tư duy phân tích cho HS, chúng tôi đề xuất 2 kiểu bài tập sau:

47

Kiểu 1: Cho sẵn ngữ liệu và yêu cầu HS phân tích. Kiểu này tương tự với dạng Bài tập nhận diện – phân tích trong SGK (xem 1.1.2.1). Nhưng theo chúng tôi, khi rèn luyện thao tác tư duy phân tích cho HS, cần phải giảm bớt yêu cầu nhận diện và nâng cao hơn các bước phân tích.

Ví dụ 1: Với bài “Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ” thì bài tập nhận diện – phân tích như trong SGK là hoàn toàn cần thiết khi hướng dẫn HS phát hiện kiến thức. Nhưng với số lượng khá nhiều của dạng bài tập này (5 bài với yêu cầu tương tự nhau, chỉ khác nhau về ngữ liệu) dẫn đến việc HS cảm thấy chán nản vì bài tập quá quen thuộc, nhìn vào là biết đáp án. Vì vậy, khi thiết kế hệ thống bài tập, chúng ta có thể thay một số bài tập nhận diện – phân tích bằng bài tập rèn thao tác tư duy phân tích. Chẳng hạn:

Bài tập nhận diện – phân tích Bài tập rèn luyện thao tác tư duy phân tích

Ngữ liệu Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng:

- Tre non đủ là đan sáng nên chăng

(Ca dao)

Chị Dậu xám mặt, vội vàng đặt con xuống đất, chạy đến đỡ lấy tay hắn:

- Cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh được một lúc, ông tha cho!

- Tha này! Tha này!

Vừa nói hắn vừa bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi lại sấn đến để trói anh Dậu. Hình như tức quá không thể chịu được, chị Dậu liều mạng cự lại:

- Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!

Cai lệ tát vào mặt chị một cái đánh bốp rồi hắn cứ nhảy vào cạnh

48

anh Dậu. Chị Dậu nghiến hai hàm răng:

- Mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem!

(Trích Tắt đèn – Ngô Tất Tố) Yêu cầu Phân tích các nhân tố giao tiếp

trong câu ca dao theo câu hỏi:

- Nhân vật giao tiếp ở đây là những người như thế nào? (về lứa tuổi, giới tính).

- Hoạt động giao tiếp diễn ra vào thời điểm nào? Thời điểm đó thường thích hợp với những cuộc trò chuyện như thế nào?

- Nhân vật “anh” nói về điều gì? Nhằm mục đích gì?

- Cách nói của “anh” có phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp không?

Phân tích sự thay đổi cách xưng hô của nhân vật chị Dậu trong đoạn trích trên.

Kĩ năng rèn luyện cho HS (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Xác định các nhân tố của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Phân tích sự chi phối của các nhân tố giao tiếp đến hoạt động giao tiếp.

Bảng 2.2. So sánh giữa bài tập nhận diện – phân tích và bài tập rèn luyện thao tác tư duy phân tích

Dễ dàng nhận thấy ở bài tập trong SGK, dù đề bài có yêu cầu “phân tích” nhưng thật ra chỉ là nhận diện với chỉ dẫn cụ thể kiểu “cầm tay chỉ việc”, thích hợp cho HS trung bình. Bài tập đáp ứng việc rèn luyện tư duy thì khác, yêu cầu ngắn gọn đòi hỏi HS trước hết phải phân tích để hiểu rõ yêu cầu của đề bài, lập kế hoạch

49

giải bài tập, sau đó mới tiến hành làm bài. Thời gian đầu, khi HS chưa quen với những bài tập kiểu này, để tránh tâm lý ngại khó cho rằng những bài kiểu này dành cho HS khá – giỏi, GV có thể phát cho HS phiếu “Rèn kĩ năng giải bài tập” (xem phụ lục 3). Với phiếu học tập này, bài tập sẽ được “đơn giản hóa”, ngoài ra nó còn có tác dụng rèn kĩ năng giải bài tập cho HS. Khi kĩ năng giải bài tập đã được hình thành, tin rằng các em hoàn toàn có thể biết cách làm bất kì bài tập nào.

Ví dụ 2: Phân tích ngữ liệu dưới đây. Qua đó nêu lên cách viết làm tăng hứng thú đối với những vấn đề khoa học.

“Trong các truyện thần thoại và truyền thuyết, những dòng sông khi thì hiện thân thành một thiếu nữ trẻ đẹp, khi thì lại được hình dung như một ông già tóc bạc… Tất nhiên, những hình tượng thần sông hiền lành hay hung dữ ấy không liên quan gì đến chuyện sông “già” hay “trẻ” nói ở đây. Vì ý nghĩa “già” hay “trẻ” của một con sông, xét về mặt khoa học, hoàn toàn khác hẳn. Nó căn cứ vào trình độ bào mòn nhiều hay ít của dòng sông mà xác định.”

(Chuyện lạ trái đất – Lan Dũng và Hằng Phương)

Ví dụ 3: Nhà văn Tô Hoài khi đi thực tế đã ghi chép được những câu nói theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt như sau:

- Nóng quá, bồ hôi mẹ bồ hôi con bò ra khắp người.

- Gió to vụt ngã mất nhiều lúa quá!

- Lúc làm cỏ thì cỏ bết xuống, vài hôm sau cỏ lại ngồi lên.

- Một sào ruộng ở đầm Phúc Ấm đánh ngã hai sào ruộng Trúc Chuẩn.

- Nhà nó trâu dắt ra, bò dắt vào, nồi năm nồi bảy có cả.

- Làm ăn không kế hoạch như bắt chạch đằng đuôi.

Em hãy phân tích và cho biết nét độc đáo của những cách nói trên đây. Nếu phải diễn đạt lại những câu trên không theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, em sẽ viết như thế nào?

Để thực hiện yêu cầu phân tích ngữ liệu ở ví dụ 2, 3 HS phải xác định được phân tích ở đây là phân tích những mặt nào (ngữ liệu trong ví dụ 2 thuộc phong

50

cách ngôn ngữ khoa học thì phải dựa trên những đặc trưng của ngôn ngữ khoa học, ngữ liệu trong ví dụ 3 thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt thì phải dựa trên những đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt), rồi rút ra kết luận theo yêu cầu đề bài.

Kiểu 2: Không cho sẵn ngữ liệu mà nêu yêu cầu cho HS tự tìm hoặc tạo ngữ liệu rồi phân tích. Vẫn là kiểu bài tập với ngữ liệu và yêu cầu phân tích quen thuộc, chỉ khác là trước khi phân tích HS phải tự mình tạo lập hoặc tìm kiếm ngữ liệu theo định hướng. Ngữ liệu có thể đơn giản như ở ví dụ 1, HS dễ dàng tạo lập được từ vốn tiếng Việt có sẵn của mình, hoặc cũng có thể là những ngữ liệu phức tạp hơn như ở ví dụ 2, 3 đòi hỏi HS phải có kiến thức nhất định về một vấn đề nào đó liên quan đến bài tập.

Khi yêu cầu HS tạo lập ngữ liệu trong khi hình thành kiến thức, GV nên đưa ra những yêu cầu đơn giản vì việc tạo ngữ liệu chỉ nhằm tạo động lực, sự hào hứng nhất định cho HS vì được phân tích chính những ngữ liệu do mình tạo ra. Việc tạo lập ngữ liệu đơn giản cũng không làm mất quá nhiều thời gian của giờ học.

Ví dụ 1: Với bài “Đặc điểm loại hình của tiếng Việt”, khi hướng dẫn HS chiếm lĩnh tri thức về đặc điểm: trật tự từ như là một phương tiện ngữ pháp, GV cho cụm từ “Trường học của tôi” và yêu cầu HS đặt các câu đơn với cụm từ đó.

Sau khi HS đặt câu, GV chọn lọc, khẳng định, bổ sung và xác lập một số ngữ liệu như sau:

1. Trường học của tôiđã được xây dựng từ rất lâu. 2. Ngôi nhà này là trường học của tôi.

3. Sân trường của trường học của tôi luôn sạch đẹp. 4. Nhà nước đánh giá cao trường học của tôi.

5. Từ trường học của tôi, thiếu niên trong quận đã có nhiều em trưởng thành. Em hãy phân tích các ngữ liệu trên và nêu nhận xét về quan hệ giữa trật tự từ trong câu với việc thay đổi ý nghĩa ngữ pháp của từ?

Việc tạo lập ngữ liệu mặc dù khá đơn giản nhưng lại phù hợp với mục đích tạo lập kiến thức bởi nó sẽ tạo sự hào hứng cho HS, làm động lực để các em thực hiện

51

yêu cầu phức tạp hơn sau đó. Với đối tượng HS khá giỏi hoặc trong trường hợp thảo luận nhóm thì các em có thể dễ dàng giải được bài tập, tuy nhiên với những HS có học lực trung bình, GV nên nêu thêm một số câu hỏi gợi ý như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Em có nhận xét gì về sự thay đổi vị trí trong câu của cụm từ “trường học của tôi”? (khi thì đừng đầu câu, khi thì đứng giữa câu, khi thì đứng cuối câu, khi thì đứng ngoài nòng cốt câu).

- Sự thay đổi vị trí đó đã thay đổi chức năng ngữ pháp của cụm từ như thế nào? (khi thì là chủ ngữ (câu 1), khi thì là vị ngữ (câu 2), khi thì là định ngữ (câu 3), khi thì là bổ ngữ (câu 4), khi thì là trạng ngữ (câu 5)).

Khi ôn tập, củng cố kiến thức GV có thể yêu cầu HS tìm hoặc tạo ngữ liệu phức tạp hơn, bởi lúc này các em đã có vốn kiến thức nhất định về bài học.

Ví dụ 2: Hãy tìm trong sách báo những đoạn trích đủ dài để có thể khẳng định nó thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận nhưng thuộc các kiểu văn bản khác nhau, như: nghị luận chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học – giáo dục, văn học – nghệ thuật. Phân tích những đoạn trích đó để chứng minh cho sự phân kiểu, phân loại của mình là đúng.

Ví dụ 3: Sưu tầm các văn bản hay đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ sinh hoạt và phân tích.

Quá trình HS tư duy để làm bài tập ở ví dụ 2, 3 phụ thuộc vào việc nắm vững đặc điểm của “Phong cách ngôn chính luận”, “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt”. Quá trình đó có thể như sau:

- Tái hiện lại dấu hiệu (đặc điểm) của đối tượng cần tìm. - Tìm kiếm ngữ liệu dựa trên những dấu hiệu đó.

- Phân tích để kiểm tra ngữ liệu đúng. - Kết luận.

b) Bài tập rèn luyện thao tác tư duy so sánh – đối chiếu

So sánh – đối chiếu là một thao tác thúc đẩy quá trình vận động tư duy để tìm tòi cái mới. Bài tập rèn luyện thao tác tư duy so sánh – đối chiếu có mục đích tìm ra

52

những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng ngôn ngữ, làm cho việc suy luận, phán đoán trở nên chính xác hơn. Nói cách khác, so sánh thực ra là phân tích (bằng cách đặt sóng đôi) hai đối tượng, hai vấn đề trên cơ sở sự giống và khác nhau giữa chúng. Loại bài tập này thường dùng để mở rộng kiến thức và rèn luyện kĩ năng ngôn ngữ cho HS, cũng có khi nó được sử dụng với mục đích hình thành kiến thức mới. Nhờ so sánh, HS nhận ra và hiểu sâu sắc thêm một phương diện nào đó của những đối tượng trong cùng một hệ thống với nhau. Để rèn luyện thao tác tư duy so sánh – đối chiếu, SGK chủ yếu sử dụng bài tập biến đổi. Ở đây, chúng tôi xin bổ sung một số kiểu bài tập sau:

Kiểu 1: So sánh, đối chiếu các khái niệm, quy tắc ngôn ngữ đã biết để dẫn đến khái niệm, quy tắc ngôn ngữ mới.

Trong chương trình Tiếng Việt ở THPT, có nhiều khái niệm, quy tắc ngôn ngữ nằm cùng hệ thống với các khái niệm, quy tắc mà HS đã được tiếp thu từ các lớp dưới. Vì vậy, chúng tôi thấy kiểu bài tập so sánh các khái niệm, quy tắc ngôn ngữ đã biết để dẫn đến khái niệm, quy tắc mới là phù hợp và cần thiết. Đây là kiểu bài tập mà SGK chưa chú ý khai thác.

Ví dụ 1: Khi dạy bài “Nghĩa của câu” (Ngữ văn 11, tập 2), GV có thể sử dụng kiến thức về trợ từ, thán từ và tình thái từ mà HS đã học ở lớp 8 để giúp HS hình thành kiến thức về nghĩa tình thái bằng bài tập sau:

Xác định và giải thích nghĩa của các trợ từ, thán từ, tình thái từ trong các câu sau. So sánh để tìm ra điểm giống nhau giữa chúng?

- Vừa ốm dậy, nó ăn có ba bát phở thôi.

- Chính thầy hiệu trưởng đã tặng tôi quyển sách này. - Ơ! Em cứ tưởng ai hóa ra là anh.

- Eo ôi! Trông con rắn kìa!

- Sao mà lắm nhỉ, nhé thế cơ chứ?

53

Nếu bỏ các trợ từ, thán từ, tình thái từ trong các câu trên, ý nghĩa của câu có thay đổi không? Từ đó hãy chỉ ra, trong câu ngoài nghĩa sự việc còn có nghĩa nào khác? Cho biết mối liên hệ giữa nghĩa tình thái với các trợ từ, thán từ, tình thái từ?

Việc xác định và giải thích các trợ từ, thán từ, tình thái từ sẽ giúp HS nhớ lại kiến thức cũ, là cơ sở để các em so sánh và tìm ra điểm giống nhau (đều có tác dụng nhấn mạnh, biểu thị thái độ đánh giá, tình cảm, cảm xúc của người nói). Từ kết quả của việc so sánh, GV dẫn dắt HS hình thành kiến thức mới về nghĩa tình thái.

Ví dụ 2: Trước khi học bài “Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật” (Ngữ văn 10, tập 2), HS đã được học về “Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt ở học kì 1, đây chính là điều kiện thuận lợi để GV tổ chức bài tập yêu cầu HS so sánh để tìm ra kiến thức mới. Chẳng hạn:

Trong ngôn ngữ sinh hoạt, muốn biết một người có người yêu chưa ta có thể hỏi: (1) Em có người yêu chưa vậy? Trong ca dao (ngôn ngữ nghệ thuật) lại nói: (2)

Bây giờ mận mới hỏi đào / Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? Phân tích những đặc trưng của ngôn ngữ sinh hoạt thể hiện trong câu (1), so sánh với câu (2) và chỉ ra điểm khác nhau giữa chúng?

Việc so sánh như trên không chỉ giúp HS nhớ lại kiến thức cũ mà còn giúp cho kiến thức được hình thành sau khi HS giải bài tập trở nên bền vững hơn, sâu sắc hơn. Tương tự như các kiểu bài tập có mục đích hình thành kiến thức đã nói ở trên, yêu cầu của kiểu bài tập này cũng tương đối đơn giản, mang tính chất gợi mở, tránh tình trạng HS phải mất nhiều thời gian “mò mẫm” để tìm ra kiến thức mới.

Kiểu 2: Yêu cầu so sánh để rút ra nhận xét nhằm ôn tập, củng cố kiến thức.

Kiểu bài tập này có thể yêu cầu chuyển đổi ngữ liệu rồi so sánh ngữ liệu đã cho với ngữ liệu chuyển đổi để rút ra nhận xét. Nó tương tự như dạng bài tập biến đổi của SGK (xem 1.1.2.2).

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông (Trang 54 - 79)