Vai trò của thực hành ngôn ngữ

Một phần của tài liệu tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông (Trang 36 - 37)

Có thể nói, giờ học bản ngữ chính là giờ dạy hoạt động thực hành bản ngữ. Luyện tập thực hành trong môn Tiếng Việt cũng như các bộ môn khoa học khác, có tác dụng giúp HS nắm vững và hiểu sâu sắc khái niệm. Bằng thực hành, HS được trực tiếp hoạt động, các em có điều kiện tự mình phát hiện lại tri thức, vận dụng tri thức vào giải quyết các hiện tượng trong ngôn ngữ và lời nói. Mặt khác, kĩ năng chỉ có thể được hình thành khi biết cách hành động theo những phương thức hành động. Thực hành luyện tập giúp HS vận dụng kiến thức tiếng Việt vào hoạt động lời nói của mình, nâng cao trình độ tiếng mẹ đẻ từ tự phát lên tự giác, tập sử dụng tiếng Việt sao cho đạt hiệu quả diễn đạt.

Để có thể luyện tập, khâu quan trọng là hệ thống bài tập thực hành. Bởi trong quá trình thực hành với bài tập, HS phải sử dụng các thao tác tư duy như: so sánh, phân tích, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để giải quyết vấn đề, do đó tư duy HS có điều kiện phát triển. Đồng thời khi giải bài tập, HS liên tiếp gặp phải khó khăn và chỉ những em không ngại gian khó, kiên nhẫn suy nghĩ tìm tòi mới giải quyết được vấn đề. Vì vậy, bài tập còn là một phương tiện giúp HS rèn luyện ý chí và tính kiên trì, vượt khó.

Nhìn chung, bài tập trong dạy Tiếng là yếu tố phản ánh bản chất của phương pháp dạy Tiếng: qua bài tập, ta thấy được mục tiêu, nội dung, phương pháp và dự cảm được hiệu quả giờ học. Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học hiện nay, nhiều GV

29

chỉ luyện tập một cách máy móc theo bất cứ bài tập nào trong SGK mà chưa biết chuyển bài tập đó thành cấu trúc luyện tập của bài dạy. Vì vậy, việc luyện tập một mặt chưa có hệ thống, mặt khác chưa khai thác hết các dạng bài tập. Còn phải nói thêm là vị trí của bài tập Tiếng Việt trong quá trình dạy học cũng chưa được vận dụng linh hoạt. GV thường sử dụng bài tập vào cuối giờ học, trong các bài thực hành hoặc cuối học kì để ôn tập và kiểm tra kiến thức. Quan niệm đó chưa thật đúng và làm giảm tác dụng của bài tập thực hành khi dạy học. Trên thực tế, GV có thể sử dụng bài tập ở bất cứ công đoạn nào của quá trình dạy học: khi mở bài, khi giảng bài mới, khi luyện tập, củng cố, ôn tập và kiểm tra đánh giá,… sao cho có thể giúp GV, HS đạt được mục đích và nhiệm vụ dạy học nhưng cũng có thể không sử dụng bài tập khi không thực sự cần thiết.

Dù vậy cũng cần khẳng định: Bản thân bài tập chưa có tác dụng. Không phải một bài tập hay thì luôn có tác dụng tích cực. Vấn đề phụ thuộc vào người sử dụng bài tập. Làm thế nào để trao đúng đối tượng, để khai thác triệt để mọi khía cạnh của bài tập, để HS tự mình tìm ra cách giải, lúc đó bài tập mới thực sự có ý nghĩa.

1.2.2. Tư duy và vấn đề phát triển tư duy cho học sinh qua dạy thực hành 1.2.2.1. Tầm quan trọng của việc dạy học thực hành Tiếng Việt theo hướng

Một phần của tài liệu tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông (Trang 36 - 37)