Hoạt động tư duy của HS khi thực hành thông qua việc giải bài tập

Một phần của tài liệu tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông (Trang 44 - 47)

Trong thực tế dạy học, GV thường chú ý đến kết quả cuối cùng mà không để ý đến quá trình. Điều này rất tai hại vì không đảm bảo cho dạy học lúc nào cũng thành công, kết quả đạt được (dù tốt) cũng chỉ ngẫu nhiên, may rủi, nằm ngoài tầm kiểm soát của GV. Thêm nữa, khi kết quả sai, ta không nắm được sai từ khâu nào.

Như đã nhiều lần đề cập ở trên, hệ thống bài tập chỉ có thể phát huy hết tác dụng khi chúng ta biết cách sử dụng nó. Việc giải bài tập không phải chỉ để tìm ra đáp án mà quan trọng hơn cả là con đường, cách thức để tìm ra đáp án. Vì vậy, ngoài việc ra bài tập, sửa và chấm điểm GV cần nắm được hoạt động tư duy của HS khi giải bài tập, lấy đó làm cơ sở để rèn kĩ năng giải bài tập cho HS. Khi tiến hành giải bài tập HS trải qua hoạt động tư duy sau:

1.2.3.1. Tìm hiểu yêu cầu của bài tập

- Đọc kĩ đề bài để tìm hiểu mối quan hệ giữa cái đã biết và cái chưa biết, xác định nội dung, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của bài tập.

37

1.2.3.2. Lập kế hoạch giải bài tập

- Thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố có trong bài tập: gạch chân những từ quan trọng để định hướng cho việc giải bài tập, liên hệ với những kiến thức đã học và vận dụng nó vào những tình huống phức hợp trong giải bài tập.

- Tự đặt câu hỏi cho mình trong quá trình giải bài tập.

- Biết vận dụng những thao tác tư duy linh hoạt vào việc giải bài tập.

- Có ý thức chọn lọc kiến thức, huy động những kiến thức cần thiết vào việc giải bài tập.

- Xác định cách giải bài tập.

Đây là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định tính logic của bài giải.

1.2.3.3. Tiến hành giải bài tập

- Tìm lời giải tương ứng cho yêu cầu của từng loại bài tập. - Thực hiện tuần tự các thao tác theo kế hoạch đã lập.

- Cố gắng tìm ra những cách giải khác nhau đối với từng kiểu bài tập. - Chú ý đến cách lập luận chặt chẽ, diễn đạt chính xác, dễ hiểu.

1.2.3.4. Tự kiểm tra, đánh giá

- Giúp HS có thói quen làm việc khoa học, cẩn trọng, chính xác.

- Có khả năng xác định tiêu chí đánh giá, biết tự đánh giá bài làm của mình: đúng lý thuyết, rõ ràng trong cách trình bày, chặt chẽ trong lập luận và sáng tạo trong cách xử lý tình huống.

- GV cần tạo điều kiện để HS phát hiện và sửa chữa được lỗi sai trong quá trình giải bài tập.

38

Mối quan hệ giữa hoạt động làm bài tập Tiếng Việt với việc phát triển tư duy cho HS có thể khái quát qua hình 1.1:

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa hoạt động giải bài tập với việc phát triển tư duy cho HS

Tóm lại, việc dạy học Tiếng Việt theo hướng “tích cực hóa” được coi là một trong những định hướng đổi mới về PPDH Tiếng Việt, phù hợp với yêu cầu lí luận và thực tiễn của PPDH hiện đại. Cùng với mục tiêu “lấy thực hành làm trọng tâm” thì bài tập lại càng có vai trò quan trọng. Trong chương này, chúng tôi đã trình bày cơ sở thực tiễn và lí luận của đề tài bao gồm: những vấn đề khái quát về tình hình dạy học thực hành Tiếng Việt thông qua hệ thống bài tập trong nhà trường phổ thông, những vấn đề chung về tư duy, và mối quan hệ giữa hoạt động dạy học thực hành Tiếng Việt với việc phát triển tư duy cho HS.

Bài tập Tiếng Việt

Hoạt động giải bài tập Tiếng Việt

Lập kế hoạch giải bài tập Giải bài tập Tự kiểm tra, Đánh giá Tìm hiểu

yêu cầu bài tập

Phân tích Tổng hợp sánh So Khái quát hóa Trừu tượng hóa Quan sát Trí nhớ Tưởng tượng Phê phán

39

Chương 2. TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP TIẾNG VIỆT THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN TƯ DUY CHO HỌC SINH

Một phần của tài liệu tổ chức và sử dụng hệ thống bài tập tiếng việt theo hướng phát triển tư duy cho học sinh bậc trung học phổ thông (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)