duy cho HS
Các mục tiêu về nhận thức có liên quan đến khả năng ghi nhớ, nhận biết các kiến thức đã học cùng với sự phát triển năng lực tư duy của HS. Dựa vào phân bậc mức độ nhận thức (từ đơn giản đến phức tạp), có các dạng bài tập như trình bày trong bảng 2.1.
Dạng bài tập Mục đích Đối tượng HS
Bài tập nhận diện – phân loại
Gọi tên, nhận diện các đặc điểm bên ngoài của các hiện tượng ngôn ngữ để phân loại chúng.
Trung bình.
Bài tập quan sát – miêu tả
Vận dụng kiến thức lý thuyết để giải thích những trường hợp sử dụng ngôn ngữ cụ thể.
Trung bình.
Bài tập phân tích – tổng hợp
Chia nhỏ đối tượng ra thành nhiều mặt để tìm hiểu chi tiết hơn, đầy đủ hơn đồng thời xác lập
Trung bình khá. Các dạng bài tập Bài tập trắc nghiệm Đúng - sai Nhiều lựa chọn Vẽ hình Điền khuyết Ghép đôi Hỏi - đáp ngắn Bài tập tự luận Tự luận đóng Tự luận mở
41 được mối quan hệ giữa chúng. Bài tập khái
quát hóa
Rút ra nhận xét hoàn chỉnh, đầy đủ về đối tượng đang khảo sát. Thành thục dạng bài tập này đồng nghĩa với việc phát triển tư duy khái quát hóa chính là cơ sở cho HS tự học, tự khai thác kiến thức.
Khá.
Bài tập so sánh – đối chiếu
Tìm ra những điểm khác biệt và tương đồng giữa các đối tượng ngôn ngữ, làm cho việc suy luận, phán đoán trở nên chính xác hơn. Loại này thường dùng để mở rộng kiến thức.
Khá.
Bài tập tình huống– sáng tạo
Vận dụng lý thuyết vào trong một tình huống cụ thể để tạo ra một sản phẩm ngôn ngữ hoàn chỉnh. Để làm bài tập này HS phải sử dụng nhiều thao tác tư duy, phải suy luận đúng hướng và biết cách diễn đạt phong phú, mới mẻ.
Giỏi.
Bảng 2.1. Bài tập Tiếng Việt phân loại theo mức độ nhận thức
2.2. Những yêu cầu cơ bản khi tiến hành tổ chức hệ thống bài tập theo hướng phát triển tư duy cho HS