Cơ sở lý luận và pháp lý

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy ở các trường trung học phổ thông huyện trần văn thời, tỉnh cà mau (Trang 65 - 66)

7. Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Cơ sở lý luận và pháp lý

Các giải pháp đề xuất không chỉ căn cứ vào các cơ sở lí luận đã được trình bày ở chương 1 mà còn căn cứ vào cơ sở pháp lý và thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy ở các trường. Chúng ta cần căn cứ vào các văn bản, chủ trương của Đảng, Chính phủ, Nhà nước và ngành về hoạt động tổ chuyên môn, về bồi dưỡng giáo viên và về đổi mới PPDH.

Chỉ thị số 14/2001/CT-TTg ngày 11/6/2001 của Thủ tướng Chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đã chỉ rõ “Đổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực tự học của học sinh . . .”.

Chỉ thị số 40-CT/TƯ ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ghi rõ: “Đặc biệt đổi mới mạnh mẽ và cơ bản PPDH nhằm khắc phục kiểu truyền thụ một chiều, nặng lý thuyết, ít khuyến khích tư duy sáng tạo: bồi dưỡng năng lực tự học, tự nghiên cứu, tự giải quyết vấn đề, phát triển năng lực thực hành sáng tạo cho người học . . . tích cực áp dụng một cách sáng tạo các PP tiến tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học.” .

Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 được ban hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ đã ghi rõ: “Củng cố, hoàn thiện hệ thống đào tạo giáo viên, đổi mới căn bản và toàn diện nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hình thành đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ sức thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tập trung đầu tư xây dựng các trường sư phạm và các khoa sư phạm tại các trường đại học để nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên.”, “Chuẩn hóa trong đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đánh giá nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh, sinh viên. Tiếp tục đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để đến năm 2020, 100% giáo viên mầm non và phổ thông đạt chuẩn trình độ đào tạo, trong đó 60% giáo viên mầm non, 100% giáo viên tiểu học, 88% giáo viên trung học cơ sở và 16,6% giáo viên trung học phổ thông đạt trình độ đào tạo trên chuẩn;…”“Tiếp tục đổi mới PPDH và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng

phát huy tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của người học. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học,…”

Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và thường xuyên được ban hành kèm theo thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT có nêu mục đích của bồi dưỡng thường xuyên: “Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học…”.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS và THPT được ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT quy định mục đích như sau “Giúp giáo viên trung học tự đánh giá phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, năng lực nghề nghiệp từ đó xây dựng kế hoạch rèn luyện phẩm chất đạo đức và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Làm cơ sở để đánh giá, xếp loại giáo viên hằng năm phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ giáo viên trung học. Làm cơ sở để xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên trung học. Làm cơ sở để nghiên cứu, đề xuất và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên trung học; cung cấp tư liệu cho các hoạt động quản lý khác.”

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy ở các trường trung học phổ thông huyện trần văn thời, tỉnh cà mau (Trang 65 - 66)