Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy ở các trường trung học phổ thông huyện trần văn thời, tỉnh cà mau (Trang 43 - 45)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Quản lý thực hiện quy chế chuyên môn

Bảng 2.4. Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về quản lý thực hiện QCCM TT Quản lý thực hiện QCCM Mức độ thực hiện TB Kết quả thực hiện TB RT X TX TT KT H T K TB Y 1 Thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của giáo viên sl 34 85 33 0 3,01 37 71 44 0 2,95 % 22,4 55,9 21,7 0,0 24,3 46,7 28.9 0,0 2

Chuẩn bị bài dạy trên lớp của giáo viên sl 13 38 95 6 2,38 11 35 98 8 2,32 % 8,6 25,0 62,5 3,9 7,2 23,0 64,5 5,3 3 Dạy học trên lớp

của giáo viên

sl 47 69 36 0

3,07 34 39 75 4 2.68

% 30,9 45,4 23,7 0,0 22.4 25.7 49.3 2.6 4

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh sl 17 76 59 0 2,72 22 75 53 2 2,77 % 11,2 50,0 38,8 0,0 14,5 49,3 34,9 1,3 5 Làm và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên

sl 8 33 98 13 2,24 7 31 101 13 2,21 % 5,3 21,7 64,5 8,6 4,6 20,4 66,4 8,6 6 Học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên sl 5 20 103 24 2,04 3 18 104 27 1,98 % 3,3 13,2 67,8 15,8 2,0 11,8 68,4 17,8

môn, nghiệp vụ của giáo viên

Qua bảng 2.8, chúng tôi thấy quản lý việc thực hiện QCCM đã thực hiện từ mức độ “thỉnh thoảng” đến mức độ “thường xuyên” (điểm trung bình từ 20,4 đến 3,07) và kết quả đạt ở mức “trung bình” và “trung bình- khá” (điểm trung bình đạt từ 1,98 đến 2,95).

Tiêu chí quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học của giáo viên được thực hiện ở mức “thường xuyên” (điểm trung bình là 3,01) và kết quả thực hiện đạt ở mức độ “khá” (điểm trung bình: 2,95).

Tiêu chí quản lý việc chuẩn bị bài dạy trên lớp của giáo viên thực hiện ở mức độ “thỉnh thoảng” (điểm trung bình: 2,34) và kết quả thực hiện cũng không cao, ở mức “trung bình” (điểm trung bình: 2,32). Trên thực tế, việc quản lý hoạt động này chỉ thực hiện ở việc ký duyệt giáo án của tổ trưởng chuyên môn và CBQL đối với giáo viên. Ký duyệt giáo án được thực hiện 1 lần/tuần, do đó chưa kiểm tra được mức độ thực hiện và chất lượng của việc chuẩn bị giờ dạy như thế nào.

Tiêu chí quản lý dạy học trên lớp của giáo viên được thực hiện “thường xuyên” (điểm trung bình: 3,07). Tuy nhiên hiệu quả chỉ đạt ở mức “trung bình-khá” (điểm trung bình: 2,68). Thực tế, để quản lý hoạt động này, CBQL nhà trường thực hiện rất nhiều biện pháp, trong đó tập trung vào việc dự giờ thăm lớp, đột xuất và dự giờ kiểm tra HĐSP. Tuy nhiên, việc nhận xét, đánh giá giờ dạy vẫn chưa hiệu quả, nặng hình thức.

Tiêu chí quản lý việc kiể tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được thực hiện ở dưới mức “thường xuyên” (điểm trung bình: 2,72) và kết quả thực hiện ở mức “trung bình- khá” (điểm trung bình: 2,77).

Tiêu chí quản lý việc làm và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên thực hiện ở mức độ “thỉnh thoảng” (điểm trung bình: 2,24) và hiệu quả thực hiện không cao, ở mức “trung bình” (điểm trung bình: 2,21). Thêm vào đó, còn có 8,6% ý kiến cho rằng “không thực hiện”. Thêm vào đó, qua nghiên cứu sản phẩm quản lý, chúng tôi thấy, đa phần giáo viên ngại làm và sử dụng đồ dùng dạy học hiện có của nhà trường; bên cạnh đó, đồ dùng dạy học thiếu, chất lượng kém, thiếu phòng bộ môn, phòng thí nghiệm cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng của giáo viên.

Tiêu chí quản lý việc học tập và bồi dưỡng nâng cao trình độ CMNV của giáo viên chỉ thực hiện ở mức “thỉnh thoảng” (điểm trung bình: 2,04) và kết quả thực hiện rất thấp dưới

mức “trung bình” (điểm trung bình: 1,98). Trong đó, có 15,8% ý kiến cho rằng “không thực hiện” và 17,8% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện ở mức “yếu”.

Nhận xét chung

Quản lý việc thực hiện QCCM được tất cả CBQL và tổ trưởng chuyên môn của các trường quan tâm.

Việc tổ chức kiểm tra được thực hiện tương đối thường xuyên, đặc biệt là quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và quản lý việc dạy học trên lớp của giáo viên.

Việc quản lý chuẩn bị bài dạy, giờ dạy trên lớp, làm và sử dụng đồ dùng dạy học, tự học và tự bồi dưỡng của giáo viên thực hiện không thường xuyên, thậm chí không thực hiện và kết quả quản lý các hoạt động này còn thấp.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy ở các trường trung học phổ thông huyện trần văn thời, tỉnh cà mau (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)