Quản lý kế hoạch hoạt động

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy ở các trường trung học phổ thông huyện trần văn thời, tỉnh cà mau (Trang 41 - 43)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Quản lý kế hoạch hoạt động

Bảng 2.3. Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về quản lý kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn

TT Quản lý kế hoạch hoạt động Mức độ thực hiện TB Kết quả thực hiện TB RT X TX TT KTH T K TB Y 1 Hiệu trưởng thống nhất nội dung kế hoạch hoạt động với tổ chuyên môn

sl 40 78 25 9 2,98 38 82 26 6 3,00 % 26,3 51,3 16,4 5,9 25,0 53,9 17,1 3,9 2

Yêu cầu các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch tuần, tháng, học kỳ, năm học và phù hợp với kế hoạch của hiệu trưởng,

sl 67 55 30 0 3,24 69 57 22 4 3,26 % 44,1 36,2 19,7 0,0 45,4 37,5 14,5 2,6

của trường, của tổ 3

Tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn sl 25 69 51 7 2,74 27 72 45 8 2,78 % 16,4 45,4 33,6 4,6 17,8 47,4 29,6 5,3 4

Kiểm tra thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn sl 14 46 84 8 2,43 15 42 85 10 2,41 % 9,2 30,3 55,3 5,3 9,9 27,6 55,9 6,6 5 Xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch của tổ chuyên môn

sl 10 33 92 17 2,24 7 35 90 20 2,19 % 6,6 21,7 60,5 11,2 4,6 23,0 59,2 13,2

Qua bảng 2.7, chúng tôi thấy, hiệu trưởng các trường thường xuyên thống nhất nội dung với các tổ chuyên môn, 77,6% ý kiến cho rằng đạt từ mức độ “thường xuyên” trở lên (điểm trung bình đạt 2,98) và kết quả thực hiện được đánh giá ở mức “khá”, 78,9% ý kiến cho rằng đạt từ mức “khá” trở lên ( điểm trung bình là 3,00).

Các tổ trưởng chuyên môn đều có xây dựng kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ, tháng, tuần trên cơ sở kế hoạch hiệu trưởng. Đồng thời, các kế hoạch của tổ trưởng chuyên môn thống nhất với kế hoạch của hiệu trưởng và phù hợp với tình hình thực tế của tổ, của đơn vị. Có 80,3% ý kiến cho rằng đạt từ mức độ “thường xuyên” trở lên (điểm trung bình đạt 3,24) và có 82,9% ý kiến đánh giá kết quả thực hiện đạt từ mức “khá” trở lên (điểm trung bình đạt 3,26%).

Tiêu chí quản lý việc tổ chức thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn, có 61,8% ý kiến cho rằng thực hiện ở mức “trung bình-khá” (điểm trung bình: 2,74) và 65,2% cho rằng kết quả thực hiện ở dưới mức “khá” (điểm trung bình: 2,78).

Tiêu chí kiểm tra thực hiện kế hoạch của tổ chuyên môn chỉ đạt ở mức độ “thỉnh thoảng” (điểm trung bình đạt 2,43) và hiệu quả thấp, ở mức “trung bình” (điểm trung bình đạt 2,41). Điều này chứng tỏ CBQL nhà thường ít thường xuyên kiểm tra theo dõi, do đó kết quả thực hiện không cao.

Tiêu chí xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch của tổ chuyên môn chỉ đạt ở mức “thỉnh thoảng” (điểm trung bình đạt 2,24), trong đó có 11,2% ý kiến cho rằng “không thực hiện” và do đó, kết quả thực hiện cũng ở mức “trung bình” (điểm trung bình đạt 2,19).

Nhận xét chung

CBQL của các trường đặc biệt là hiệu trưởng có sự thống nhất về nội dung kế hoạch hoạt động với các tổ trưởng chuyên môn. Nội dung đảm bảo tính hệ thống, đúng trọng tâm

theo từng tuần, tháng, học kỳ và cả năm học. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch của các tổ chuyên môn được thực hiện khá.

Phần lớn hiệu trưởng có kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn; trên cơ sở kiểm tra, hiệu trưởng đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động của các tổ chuyên môn và đánh giá năng lực chỉ đạo, điều hành của các tổ trưởng chuyên môn.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện và quản lý kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn, vẫn còn một số tồn tại, đó là: Việc quản lý tổ chức thực hiện và kiểm tra thực hiện kế hoạch của các tổ chuyên môn còn ở mức thấp và đạt kết quả chưa cao. Việc xử lý những trường hợp vi phạm còn mang tính hình thức, chưa nghiêm, thậm chí có 11,2% ý kiến cho rằng hiệu trưởng chưa xử lý trường hợp nào.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy ở các trường trung học phổ thông huyện trần văn thời, tỉnh cà mau (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)