Quản lý kiểm tra, đánh giá giáo viên

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy ở các trường trung học phổ thông huyện trần văn thời, tỉnh cà mau (Trang 46 - 48)

7. Phương pháp nghiên cứu

2.2.4.Quản lý kiểm tra, đánh giá giáo viên

Bảng 2.6. Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về quản lý kiểm tra, đánh giá giáo viên

TT Quản lý kiểm tra, đánh giá giáo viên

Mức độ thực hiện TB Kết quả thực hiện TB RTX TX TT KT H T K TB Y 1 Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh gia giáo viên

sl 15 43 89 5 2,45 13 41 90 8 2,39 % 9,9 28,3 58,6 3,3 8,6 27,0 59,2 5,3

2 Kiểm tra việc thực hiện nền nếp, ngày giờ công

sl 37 80 35 0

3,01 37 80 33 2 3,00

% 24,3 52,6 23,0 0,0 24,3 52,6 21,7 1,3

3

Kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên thông qua dự giờ đột xuất, dự giờ kiểm tra chuyên đề, kiểm tra hoạt động sư phạm,… sl 40 69 43 0 2,98 36 52 59 5 2.78 % 26,3 45,4 28,3 0,0 23,7 34,2 38,8 3,3 4

Kiểm tra việc tự bồi dưỡng CMNV thông qua qua hoạt động chuyên môn sl 9 42 93 8 2,34 9 44 91 8 2,36 % 5,9 27,6 61,2 5,3 5,9 28,9 59,9 5,3 5

Kiểm tra việc tự bồi dưỡng CMNV thông qua viết, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, tự học sl 0 13 111 28 1,90 0 13 111 28 1,90 % 0,0 8,6 73,0 18, 4 0,0 8,6 73,0 18,4 6

Kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách theo hàng tháng, học kỳ sl 34 79 39 0 2,97 33 82 37 0 2,97 % 22,4 52,0 25,7 0,0 21,7 53,9 24,3 0,0 7

Đánh giá giáo viên qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh

sl 4 30 105 13 2,16 4 26 108 14 2,13 % 2,6 19,7 69,1 8,6 2,6 17,1 71,1 9,2

Qua bảng 2.10, chúng tôi thấy, quản lý việc kiểm tra, đánh giá giáo viên được thực hiện từ mức “thỉnh thoảng” đến mức “thường xuyên” (điểm trung bình từ 1,90 đến 30,1) và kết quả từ mức “trung bình” đến “khá” (điểm trung bình từ 1,90 đến 3,00).

Tiêu chí quản lý xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo viên thực hiện ở mức “trung bình” (điểm trung bình: 2,45), do đó, kết quả thực hiện cũng không cao, đạt mức “trung bình” (điểm trung bình: 2,39). Ngoài ra, qua nghiên cứu sản phẩm quản lý, các tổ trưởng chưa xây dựng được kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo viên riêng mà chỉ lồng vào kế hoạch năm học, kế hoạch học kỳ và căn cứ vào kế hoạch tự kiểm tra của hiệu trưởng. Vì vậy, các tổ trưởng chuyên môn rất bị động và thường không thực hiện đúng tiến độ.

Tiêu chí kiểm tra thực hiện nề nếp, ngày giờ công được thực hiện thường xuyên (điểm trung bình: 3,01) và kết quả thực hiện đạt ở mức “khá” (điểm trung bình: 3,00).

Tiêu chí kiểm tra giờ dạy trên lớp thông qua dự giờ đột xuất, kiểm tra chuyên đề và kiểm tra HĐSP được thực hiện tương đối thường xuyên (điểm trung bình: 2,98) và kết quả thực hiện đạt mức “trung bình-khá” (điểm trung bình: 2,78).

Tiêu chí kiểm tra việc tự bồi dưỡng CMNV thông qua hoạt động chuyên môn và qua viết, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, tự học không thực hiện thường xuyên, thậm chí ở dưới mức “thỉnh thoảng” (điểm trung bình: 1,90) của hoạt động viết, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm và tự học. Đặc biệt, có 18,4% ý kiến cho rằng CBQL không thực hiện kiểm tra việc tự bồi dưỡng qua viết, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, tự học. Do đó, kết quả thực hiện của hai tiêu chí này cũng rất thấp, nhất là việc tự bồi dưỡng thông qua viết, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm và tự học đạt dưới mức “trung bình” (điểm trung bình: 1,90).

Tiêu chí kiểm tra các loại hồ sơ sổ sách theo hằng tháng, học kỳ được thực hiện khá thường xuyên (điểm trung bình: 2,97) và kết quả thực hiện cũng đạt ở mức “khá” (điểm trung bình: 2,97).

Tiêu chí đánh giá giáo viên qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh thực hiện ở mức “thỉnh thoảng” (điểm trung bình: 2,16), trong đó có 8,6% ý kiến cho rằng “không thực hiện” và kết quả thực hiện đạt ở mức “trung bình” (điểm trung bình: 2,13) và cũng có 9,2% ý kiến đánh giá tiêu chí này ở mức “yếu”.

Nhận xét chung

Nôi dung kiểm tra, đánh giá giáo viên được thể hiện khá rõ ràng và đầy đủ thông qua các tiêu chí.

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá giáo viên được các tổ trưởng chuyên môn chưa thực hiện thường xuyên.

Một số nội dung quản lý còn thực hiện chưa thường xuyên như kiểm tra việc tự bồi dưỡng thông qua viết, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, tự học và đánh giá giáo viên qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh. Kết quả thực hiện của nội dung này đạt ở mức thấp, có nội dung đạt ở mức “trung bình-yếu” như kiểm tra việc tự bồi dưỡng thông qua viết, báo cáo sáng kiến kinh nghiệm, tự học.

Một phần của tài liệu thực trạng quản lý hoạt động dạy ở các trường trung học phổ thông huyện trần văn thời, tỉnh cà mau (Trang 46 - 48)