7. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Quản lý mục tiêu bồi dưỡng
2.3.1.1. Về quy mô
Bảng 2.7. Sơ lược về CBQL, GV, HS, Lớp, phòng học năm 2012
TT Trường THPT Số CBQL Số GV Số học sinh Số lớp Số phòng học Tỉ lệ GV/lớp (2.25) GV thiếu/ thừa
1 Sông Đốc 2 38 591 16 13 2.38 +2 2 Trần Văn Thời 3 69 953 28 25 2.46 +6 3 Huỳnh Phi Hùng 2 36 462 15 20 2.40 +2 4 Võ Thị Hồng 2 35 515 17 18 2.06 -3 Tổng 7 140 1930 60 76 2.33 +7 Toàn tỉnh(30 trường) 74 1,51 22,88 622 647 2,43 +111 Bình quân/trường 2,47 50,37 762,83 20,73 21,57 2,43 3,70
(Nguồn: Báo cáo của hiệu trưởng các trường nghiên cứu) Qua bảng 2.11, chúng ta thấy quy mô giữa các trường trong huyện có sự chênh lệch và đồng thời chênh lệch so với mức bình quân của tỉnh, nhất là chênh lệch về số lớp, số học sinh, chỉ có trường THPT Trần Văn Thời cao hơn mặt bằng chung của tỉnh.
Đa số các trường có tỉ lệ giáo viên trên lớp vượt mức so với quy định (2,43 giáo viên/lớp), riêng trường THPT Võ Thị Hồng còn thiếu (2,06 giáo viên/lớp) vì đây là trường mới thành lập.
Cũng qua bảng 2.11, chúng ta thấy, tất cả các trường đều thiếu phòng học, đặc biệt là trường THPT Sông Đốc (có 13 phòng), do đó gây rất nhiều khó khăn trong công tác dạy - học và thực hiện các hoạt động giáo dục khác của nhà trường.
2.3.1.2. Về trình độ, cơ cấu, xếp loại giáo viên
* Về trình độ:
Bảng 2.8. Tổng quan về đội ngũ giáo viên năm 2012
T
T Trường THPT Tổng số CĐ ĐH SĐH Trình độ ĐT < Thâm niên công tác
5 510 1120 >20 1 Sông Đốc 38 38 9 17 11 1 2 Trần Văn Thời 69 1 62 6 7 12 40 10 3 Huỳnh Phi Hùng 36 35 1 9 15 12 4 Võ Thị Hồng 35 35 29 6 Tổng 178 1 170 7 54 50 63 11 Tỉ lệ %(của 4 trường) 0,56 95,50 3,94 30,34 28,09 35,39 6,18
(Nguồn: Báo cáo của hiệu trưởng các trường nghiên cứu) Từ bảng 2.12, ta thấy đa số giáo viên của các trường đều đạt chuẩn đào tạo, trường THPT Trần Văn Thời còn một giáo viên chưa đạt chuẩn chiếm 1,4%; số giáo viên trên chuẩn của các trường rất ít (chiếm 3,93%), trường THPT Sông Đốc và THPT Võ Thị Hồng chưa có giáo viên trên chuẩn, THPT Trần Văn Thời có 6 giáo viên trên chuẩn chiếm 8,7%, THPT Huỳnh Phi Hùng có 1 giáo viên trên chuẩn chiếm 2,8%, điều đó cho thấy chỉ tiêu
phấn đấu đến năm 2015 có 16,0% giáo viên trên chuẩn là rất khó khăn đối với các trường. Vì vậy CBQL, giáo viên các trường cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đảm bảo tất cả giáo viên đều đạt và vượt chuẩn về trình độ đào tạo.
Cũng qua bảng 2.12, ta thấy phần lớn giáo viên còn rất trẻ, dưới 5 năm công tác chiếm 30,34%, từ 5 đến 10 năm công tác chiếm 28,09%, riêng trường THPT Võ Thị Hồng có 29 giáo viên dưới 5 năm công tác chiếm 82,8%; số giáo viên có thâm niên công tác trên 20 năm rất ít, chiếm 6,18%. Trong 4 trường THPT, chỉ có trường THPT Trần Văn Thời số giáo viên có thâm niên công tác từ 10 đến dưới 20 năm cao, chiếm 58,0%. Với tỉ lệ giáo viên trẻ khá cao, đây là điều kiện tốt để các trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CMNV và đào tạo sau đại học.
Tuy nhiên, số lượng giáo viên trẻ chiếm tỉ lệ cao, phần lớn số giáo viên này ít có kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh nên cũng ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Vì vậy việc tổ chức bồi dưỡng giáo viên phải được thực hiện thường xuyên và liên tục nhằm giúp giáo viên trẻ hoàn thiện hơn về CMNV.
*Về cơ cấu:
Qua bảng 2.13, (xem phụ lục), chứng tỏ cơ cấu giáo viên của các trường không đồng bộ, một số bộ môn thừa thiếu cục bộ như các môn Toán, Lý, Sinh, Văn thì thừa, một số môn lại thiếu, thậm chí không có giáo viên như môn CN-KT và môn GDQP-AN, phần lớn 2 môn này giáo viên phải dạy chéo môn. Do đó, gây rất nhiều khó khăn trong việc bố trí, sử dụng giáo viên trong thời gian qua. Từ thực trạng trên chứng tỏ chưa đạt được mục tiêu quản lý về số lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên.
* Về đánh giá xếp loại giáo viên:
Bảng 2.9. Tổng quan đánh giá xếp loại giáo viên từ năm 2009 đến 2012
Trường THPT 2009-2010 2010-2011 2011-2012 XS Khá ĐYC XS Khá ĐYC XS Khá ĐYC
Sông Đốc Sl 7 25 4 11 26 2 8 27 3 % 19,4 69,5 11,1 28,2 66,7 5,1 21,1 71,1 7,8 Trần Văn Thời Sl 35 32 3 38 31 2 40 29 % 50,0 15,7 4,3 53,5 43,7 2,8 58,0 42,0 Huỳnh Phi Hùng Sl 6 25 5 8 20 9 5 24 7 % 17 69,4 13,9 21,6 54,1 24,3 13,9 66,7 19,4 Võ Thị Hồng Sl // // // 7 10 1 15 20 % // // // 38,9 55,6 5,5 42,9 51,1 Cộng Sl 48 82 12 64 87 14 68 100 10 % 36,8 57,7 8,5 38,8 52,7 8,5 38,2 56,2 5,6 (Nguồn: Báo cáo của hiệu trưởng các trường nghiên cứu)
Qua bảng 2.14, chúng ta thấy trình độ chuyên môn nói riêng và kết quả công tác của giáo viên được đánh giá khá cao, 91,5% giáo viên được xếp loại từ khá trở lên, trong đó giáo viên của một số trường có tỉ lệ được xếp loại xuất sắc khá cao như THPT Trần Văn Thời và THPT Võ Thị Hồng. Tuy nhiên trường THPT Sông Đốc và Huỳnh Phi Hùng có giáo viên được xếp loại đạt yêu cầu. Điều này cho thấy có sự không đồng bộ về trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên giữa các trường và sự đánh giá, xếp loại của các trường còn mang tính cảm tính, chủ quan, đồng thời chất lượng giáo viên chưa tương xứng, phù hợp với chất lượng giảng dạy và giáo dục học sinh.
Như vậy, mục tiêu quản lý về chất lượng đội ngũ đạt hiệu quả không cao.
2.3.1.3. Về thực hiện một số nội dung để đạt được mục tiêu quản lý bồi dưỡng giáo viên
Bảng: 2.10. Tổng hợp ý kiến đánh giá của CBQL, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên về quản lý để đạt được mục tiêu bồi dưỡng
TT
Các nội dung quản lý để đạt được mục tiêu bồi dưỡng Mức độ thực hiện TB Kết quả thực hiện TB RT X TX TT KT H T K TB Y 1 Công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
sl 11 32 88 21 2,2 2 11 29 88 24 2,1 8 % 7,2 21,1 57,9 13,8 7,2 19,1 57,9 15,8 2 Thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên và định kỳ do sở GD&ĐT tổ chức sl 86 63 3 0 3,5 5 25 40 81 6 2,5 5 % 56,6 41,4 2,0 0,0 16,4 26,3 53,3 3,9
3 Bồi dưỡng qua các HĐCM sl 39 70 43 0 2,9 7 12 34 102 4 2,3 6 % 25,7 46,1 28,3 0,0 7,9 22,4 67,1 2,6 4 Quản lý công tác tự bồi dưỡng của giáo viên sl 6 17 102 27 2,0 1 4 17 101 30 1,9 7 % 3,9 11,2 67,1 17,8 2,6 11,2 66,4 19,7
Qua bảng 2.15, chúng tôi thấy:
Tiêu chí công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch bồi dưỡngthực hiện ở mức “thỉnh thoảng” (điểm trung bình: 2,22), trong đó có 13,8% ý kiến cho là “không thực hiện”; kết quả thực hiện đạt mức “trung bình” (điểm trung bình: 2,18) và có 15,8% ý kiến đánh giá ở
mức “yếu”. Điều này chứng tỏ công tác quy hoạch, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giáo viên chưa thực hiện có hiệu quả.
Tiêu chí quản lý thực hiện bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ do Sở tổ chức được thực hiện trên mức “thường xuyên” (điểm trung bình: 3,55). Tuy nhiên, kết quả thực hiện đạt không cao, ở mức “trung bình” (điểm trung bình: 2,55). Thêm vào đó, qua nghiên cứu sản phẩm quản lý, chúng tôi thấy từ năm học 2009-2010 đến năm học 2011-2012, phần lớn giáo viên của các trường THPT nghiên cứu đều tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ do Sở tổ chức, trong đó tập trung vào việc bồi dưỡng chính trị, và bồi dưỡng CMNV, PPDH. Qua các lớp bồi dưỡng, đa số giáo nắm bắt được chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, các văn bản của ngành và trình độ chuyên môn nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, các lớp bồi dưỡng trên có một số tồn tại như thời gian ngắn, tài liệu chưa đảm bảo, nội dung chưa phù hợp,…làm ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng của các lớp này.
Tiêu chí quản lý việc bồi dưỡng giáo viên qua các hoạt động chuyên môn được thực hiện khá “thường xuyên” (điểm trung bình: 2,97). Tuy nhiên, phần lớn ý kiến cho rằng kết quả thực hiện ở mức “trung bình” (điểm trung bình: 2,36). Qua nghiên cứu sản phẩm quản lý, trong những năm qua, 4 trường THPT đang nghiên cứu đã tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn để giáo viên có cơ hội nâng cao CMNV; những hoạt động thường được các trường tổ chức là dự giờ, thao giảng, thi giáo viên dạy giỏi, các chuyên đề về đổi mới PPDH, hướng dẫn sử dụng phần mềm, thiết bị dạy học, viết và báo cáo sáng kiến kinh nghiệm. Qua các hoạt động này, giáo viên cũng đã tích lũy được kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục học sinh. Tuy nhiên, các hoạt động trên như đã phân tích còn mang tính hình thức, chưa thiết thực chẳng hạn như viết báo cáo sáng kiến kinh nghiệm chỉ dùng để xét thi đua cuối năm.
Tiêu chí quản lý công tác tự bồi dưỡng thực hiện ở mức “thỉnh thoảng” (điểm trung bình: 2,01) và kết quả thực hiện rất thấp, đạt dưới mức “trung bình”, trong đó, có 19,7% ý kiến đánh giá ở mức “yếu”. Trên thực tế, qua nghiên cứu, đây là hoạt động yếu kém nhất đối với bốn trường dang nghiên cứu. CBQL không quy định bắt buộc giáo viên phải thực hiện công tác tự bồi dưỡng; hiệu trưởng ít kiểm tra, thậm chí không kiểm tra, hoạt động này tùy thuộc vào ý thức tự học, tự bồi dưỡng của mỗi giáo viên. Do đó, hoạt động này không đạt được mục tiêu quản lý.