7. Phương pháp nghiên cứu
2.1.2. Tình hình phát triển GD&ĐT
2.1.2.1. Tình hình trường, lớp, học sinh ở các trường THPT trên địa bàn huyện Trần Văn Thời
Năm học 2011-2012: Tiếp tục được giữ vững và phát triển, tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá giỏi chiếm 28,77%; tỷ lệ học sinh yếu kém chiếm 20,66%; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt tỉ lệ 99,73%, trung học bổ túc phổ thông đạt 99,69%. CSVC, trường lớp luôn được quan tâm và đầu tư đúng mức; tất cả các trường THPT trong huyện có dầy đủ phòng học đảm bảo cho hoạt động dạy học và giáo dục học sinh.
Trên địa bàn huyện Trần Văn Thời có 5 trường trung học phổ thông, bao gồm: Trường THPT Trần Văn Thời, thị trấn Trần Văn Thời; trường THPT Huỳnh Phi Hùng, thị trấn Trần
Văn Thời; trường THPT Khánh Hưng, xã Khánh Hưng; trường THPT Võ Thị Hồng, xã Khánh Bình Tây và trường THPT Sông Đốc, thị trấn Sông Đốc. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu 4 trường: Trường THPT Sông Đốc, THPT Trần Văn Thời, THPT Huỳnh Phi Hùng và THPT Võ Thị Hồng. Bảng 2.1. Quy mô lớp học TT Trường THPT Năm học So sánh (1 và 3) 2009-2010 2010-2011 2011-2012 1 2 3 Tăng Giảm 1 Sông Đốc 16 16 16 2 Trần Văn Thời 28 29 28 3 Huỳnh Phi Hùng 18 15 15 3 4 Võ Thị Hồng // 10 17 7 5 Khánh Hưng 26 31 21 5 Tổng 88 101 97 9 (Nguồn: Sở GD-ĐT Cà Mau) Theo bảng 2.1, số lượng lớp có nhiều biến động trong 3 năm. So với năm học 2009- 2010, năm học 2010-2011 tăng lên 13 lơp nhưng đến năm học 2011-2012 giảm 4 lớp. Trong đó, trường THPT Khánh Hưng giảm liên tục qua các năm.
Bảng 2.2. Quy mô học sinh
TT Trường THPT Năm học So sánh (1 và 3) 2009-2010 2010-2011 2011-2012 1 2 3 Tăng Giảm 1 Sông Đốc 630 654 621 9 2 Trần Văn Thời 1108 1116 975 133 3 Huỳnh Phi Hùng 625 598 568 57 4 Võ Thị Hồng // 362 577 215 5 Khánh Hưng 1182 1329 748 434 Tổng 3545 4059 3489 56 (Nguồn: Sở GD-ĐT Cà Mau) Theo bảng 2.2, tương tự như quy mô lớp học, số lượng học sinh cũng biến động. Năm học 2010-2011 tăng 514 học sinh so với năm học 2009-2010, tuy nhiên đến năm 2011-2012
giảm xuống 570 học sinh, trong đó, trường THPT Khánh Hưng giảm nhiều nhất với 434 học sinh.
2.2.2.2. Về kết quả học tập và rèn luyện
*Kết quả xếp loại học lực (%):
Qua bảng 2.3, (xem phụ lục), chất lượng học tập của HS tương đối ổn định. Tỉ lệ học sinh được xếp loại học lực khá giỏi tăng qua các năm và tương đối cao, khoảng từ 23% đến 28%, gần bằng so với mặt bằng chung của tỉnh. Số lượng học sinh được xếp loại yếu kém có giảm nhưng vẫn còn quá cao khoảng từ 20 đến 24%, cao nhất là trường THPT Sông Đốc, thấp nhất là trường THPT Trần Văn Thời.
*Kết quả xếp loại hạnh kiểm (%):
Qua bảng 2.4, (xem phụ lục), kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh tương đối ổn định qua các năm, gần bằng với mặt chung của toàn tỉnh. Tỉ lệ học sinh có hạnh kiểm khá tốt cao, chiếm từ 85 đến 92%. Tuy nhiên, số học sinh có hạnh kiểm trung bình, yếu vẫn còn cao, tập trung vào hai trường – trường THPT Sông Đốc và Huỳnh Phi Hùng.
2.1.2.3 Tình hình đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên
Qua bảng 2.5, (xem phụ lục), ta thấy:
- Số lượng: Toàn huyện có 12 CBQL, tương đối đầy đủ, tuy nhiên trường THPT Huỳnh Phi Hùng còn thiếu (chỉ có 1).
- Trình độ đào tạo, chính trị, nghiệp vụ quản lý: Có 83,3% CBQL đạt chuẩn trình độ đào tạo, 16,7% có trình độ sau đại học; 100% CBQL có trình độ chính trị từ trung cấp trở lên; 91,7% đã qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Nhìn chung trình độ CMNV của CBQL đạt theo yêu cầu, đảm bảo thực hiện nhiệm vụ được phân công.
- Thâm niên công tác: Phần lớn số CBQL có tuổi đời còn trẻ, 25,0% CBQL có thâm niên công tác dưới 10 năm và 33,3 % có thâm niên dưới 20 năm.
- Thâm niên quản lý: Đa phần CBQL mới được bổ nhiệm, 41,7% số CBQL có thâm niên quản lý dưới 5 năm, chỉ có 16,7% có thâm niên quản lý trên 20 năm. Đây là trở ngại lớn trong việc nâng cao chất lượng quản lý của các trường học vì đa số CBQL có kinh nghiệm quản lý ít.
Qua bảng 2.6, (xem phụ lục), số lượng giáo viên tương đối đông, đầy đủ, đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được phân công.
- Về trình độ đào tạo: Có 10,93% giáo viên đạt trình độ cao đẳng, tập trung ở trường THPT Khánh Hưng (đây là trường có 2 cấp, cấp THCS và THPT); 85,25% có trình độ đại học và 3,83% có trình độ sau đại học. Tỉ lệ giáo viên có trình độ sau đại học còn quá thấp so
với yêu cầu và so với mặt bằng chung của tỉnh.
- Về nghiệp vụ quản lý: Có 3,28% giáo viên qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý. Đây là điểm yếu cơ bản đối với đội ngũ giáo viên trong huyện.
- Về độ tuổi: 43,72% giáo viên có tuổi đời dưới 30 tuổi, phần lớn tập trung ở trường THPT Võ Thị Hồng, số giáo viên từ 41 tuổi trở lên thấp, chiếm 10,39%.
- Về thâm niên công tác: Đa số giáo viên mới ra trường, 30,05% giáo viên có thâm niên công tác dưới 5 năm và 26,78% giáo viên có thâm niên từ 5 đến 10 năm.