Kết quả so sánh các nhóm PC theo thông số chuyên ngành đào tạo

Một phần của tài liệu một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự (Trang 78 - 81)

khi nhận thức về các PCTL thuộc về Trí tuệ - Năng lực là cơ sở để chúng ta đánh giá việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CVNS trong những năm qua. Từ đó có phương thức điều chỉnh, phát triển loại hình nghề nghiệp này.

2.4.2.3. Kết quả so sánh các nhóm PC theo thông số chuyên ngành đào tạo đào tạo

Để đánh giá nhận thức về mức độ cần thiết đối với các PCTL của 120 CVNS được đào tạo theo từng nhóm chuyên ngành. Chúng tôi đã phân chia làm 3 chuyên ngành mà các CVNS được đào tạo, gồm:

 Nhóm thứ 1 được đào tạo đúng với chuyên ngành Kinh tế lao động và Quản lý nguồn nhân lực hoặc Quản trị nhân sự, …với kiến thức cần thiết về quản lý vi mô và quản lý vĩ mô ở các lĩnh vực dân số (đặc biệt là ở các doanh nghiệp), nguồn nhân lực trên cơ sở khoa học, bao gồm các khía cạnh quan trọng sau: nguồn lao động, quản lý và sử dụng lao động, các hình thức thù lao…. Bên cạnh đó họ còn được đào tạo các năng lực (kỹ năng) đi kèm: năng lực phát triển bản thân, năng lực phân tích và đánh giá nhân sự, năng lực hoạch định các chiến lược nhân sự cũng như khả năng làm việc chuyên nghiệp dưới áp lực cao của công việc trong môi trường cạnh tranh toàn cầu, Kỹ năng hoạch định chính sách nhân lực, kỹ năng xây dựng định mức lao động và thang bảng lương, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng sử dụng quyền lực, kỹ năng động viên, khiển trách và sa thải nhân viên,...

 Nhóm thứ 2 được đào tạo từ ngành QTKD. Theo đánh giá của các nhà tuyển dụng, họ chỉ được đào tạo những kiến thức chung chung, không có chuyên môn cụ thể, khó bố trí công việc. Đây cũng chính là nhận thức của nhiều người về ngành học này. Thực tế cho thấy, họ chỉ được trang bị một số học phần có liên quan đến

công việc quản lý nhân sự như: QT chiến lược, QT văn phòng, QT nhân sự, Tâm lý học quản lý; Giao tiếp kinh doanh; Nghệ thuật lãnh đạo; … chỉ với 3 tín chỉ/ học phần. Bên cạnh đó họ còn phải học các kiến thức về Maketing, Kinh tế vĩ mô, tài chính - tiền tệ, Kế toán…. Chưa kể đến việc họ còn phải học một khối lượng kiến thức cơ sở rất lớn theo đúng chương trình các môn học bắt buộc của Bộ Giáo dục – Đào tạo.

 Nhóm thứ 3 là những CVNS được đào tạo từ những chuyên nghành không liên quan đến việc quản lý nhân sự: Kế toán, Ngữ văn, Luật học, Xã hội học, Quản trị tài chính, Tài chính doanh nghiệp, Maketing, Sư phạm, …

Qua kết quả mà chúng tôi thu được thể hiện qua bảng 2.8:

Bảng 2.8: So sánh các nhóm PC theo thông số chuyên ngành đào tạo

Nhóm PCTL Chuyên ngành đào tạo

Đạo đức Trí tuệ - năng lực Ý chí – tính cách QTNL TB 3,28 3,47 3,86 Thứ bậc 3 2 1 QTKD TB 3,30 3,44 4,03 Thứ bậc 3 2 1 Ngành khác TB 3,53 3,62 4,05 Thứ bậc 3 2 1 Tổng TB 3,37 3,51 3,98 Thứ bậc 3 2 1

Nhìn chung, thứ bậc đánh giá trong nhận thức về vị trí các PCTL của cả 3 nhóm đều tương tự với cách sắp xếp của toàn mẫu. Cụ thể như sau: nhóm PC Đạo đức (3/3); nhóm PC Trí tuệ - Năng lực (2/3); nhóm Ý chí – tính cách (1/3).

Các PCTL thuộc 2 nhóm PC: Trí tuệ - Năng lực và Ý chí – Tính cách được cả 3 nhóm chuyên ngành đào tạo đánh giá sự cần thiết ở mức độ “Khá cao”. Riêng đối với nhóm PC Đạo đức có sự khác nhau về mức độ đánh giá sự cần thiết giữa các nhóm khách thể, trong khi nhóm Ngành khácđánh giá ở mức độ “Khá cao” thì cả 2 nhóm chuyên ngành QTNL và QTKD lại đánh giá ở mức độ “Trung bình”

Tuy nhiên khi đối chiếu với bảng 2.9 chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt về mặt thống kê trong 2 nhóm PC: Đạo đức và Trí tuệ - Năng lực.

Bảng 2.9: Ý nghĩa khác biệt giữa các nhóm PC theo thông số chuyên ngành được đào tạo

STT Nội dung P Kết luận

1 Nhóm PCTL thuộc về Đạo đức 0,003 KBYN

2 Nhóm PCTL thuộc về Trí tuệ - năng lực 0,034 KBYN

3 Nhóm PCTL thuộc về Ý chí – Tính cách 0,281 KKB

Mức ý nghĩa khác biệt trong nhóm PCTL thuộc về Trí tuệ - Năng lực là: P = 0,034 là mức ý nghĩa không cao. Tuy nhiên, trong nhóm PC về Đạo đức lại có mức ý nghĩa cao với P = 0,003 < 0,05. Điều đó thể hiện qua sự chênh lệch về điểm số giữa các nhóm ngành đào tạo. Trong khi nhóm CVNS được đào tạo từ các nhóm ngành QTNL cũng như nhóm ngành QTKD có điểm số gần nhau: 3,28 điểm và 3,30 điểm, thì các CVNS được đào tạo từ các nhóm Ngành khác có điểm TB là 3,53 điểm.

Qua quá trình khảo sát, chúng tôi nhận thấy những CVNS không được đào tạo đúng chuyên ngành nhân sự đã lựa chọn nhóm PC Đạo đức là những PCTL quan trọng để làm tốt công việc nhân sự. Theo quan điểm của họ, để làm tốt công tác nhân sự thì trước hết người CVNS phải thực sự yêu nghề, đến với nghề bằng tất cả lòng đam mê. Trong quá trình làm việc phải có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với lợi ích của người lao động và cũng là lợi ích của doanh nghiệp. Hơn nữa, tinh thần tập thể cũng là một PCTL thuộc về đạo đức được họ đặt lên vị trí ưu tiên.

Tuy nhiên, qua quá trình phỏng vấn cấp quản lý nhân sự cũng như những CVNS được đào tạo đúng chuyên môn thì những PC về mặt Ý chí – Tính cách và Trí tuệ - Năng lực lại được họ coi trọng. Theo họ, nhân sự là công việc liên quan đến quản lý con người, nghề nhân sự luôn mang đến cái mới vừa tạo sự hưng phấn trong công việc vừa đòi hỏi người làm nghề phải có sự phân tích, phán đoán để giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với

công việc. Những PC về Năng lực, về Tính cách cực kỳ cần thiết đối với họ. Chẳng hạn: khi CVNS là một nhà tuyển dụng họ phải có khả năng nhìn được tìm năng của ứng viên, có năng lực bố trí đúng người, đúng việc, đúng thời điểm (right person for right job at right time) thì cả doanh nghiệp, tổ chức và người lao động đều có lợi.

Kết hợp với phỏng vấn sâu bà Ng.T.M.H (Giám đốc Cty Y.T.V): “Nghề nhân sự đòi hỏi người nhân viên phải có kỹ năng về giao tiếp và làm việc với tập thể, bạn phải tỏ ra nhạy bén, khéo léo trong cách ứng xử với các nhân viên trong công ty, hiểu rõ tính cách và tính chất công việc của từng người, luôn sẵn sàng giúp đỡ và đưa ra những lời khuyên hợp lý”. Ngoài ra, một số tính cách mà CVNS cần có như: sự minh bạch, rõ ràng vì không có tính cách này nhà tuyển dụng dễ rơi vào tình trạng nể nang, cảm tính, chọn người không đúng việc, làm tổn thất cho công ty. Trong thời điểm hội nhập hiện nay, tính chuyên nghiệp của nghề nhân sự là một tiêu chuẩn bắt buộc của doanh nghiệp đối với các CVNS.

Một phần của tài liệu một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự (Trang 78 - 81)