Sự phù hợp nghề và vấn đề phẩm chất cá nhân đáp ứng yêu cầu nghề

Một phần của tài liệu một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự (Trang 40 - 41)

cầu nghề

PC cá nhân đáp ứng yêu cầu nghề là một trong những vấn đề cơ bản được quan tâm trong những nghiên cứu về nghề nghiệp và có liên quan nhiều đến khái niệm “Phù hợp nghề”.

Theo tác giả Đặng Danh Ánh, sự phù hợp nghề đối với một người là: người đó phải có nguyện vọng (tự giác) làm nghề đó; người đó phải có khả năng làm nghề đó; có đặc điểm thể chất, tâm lý đáp ứng đòi hỏi nghề - phân biệt với năng lực nghề là những thuộc tính tâm lý giúp chủ thể nắm vững một nghề cụ thể; xã hội, tập thể và gia đình cần người đó làm nghề đó.[34, tr - 19]

Đối với tác giả Phạm Tất Dong, sự phù hợp nghề là tập hợp những đặc điểm tâm – sinh – lý đảm bảo cho con người đạt kết quả cao trong lao động nghề nghiệp [8].“Một người được coi là phù hợp một nghề nào đấy nếu họ có những phẩm chất, đặc điểm tâm lý và sinh lý đáp ứng với những yêu cầu cụ thể mà nghề đó đòi hỏi ở người lao động”.[6, tr. 64]

Từ góc độ của tâm lý học lao động, phù hợp nghề thường được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa thứ nhất được hiểu theo bình diện cá nhân, tức là những đặc điểm của cá nhân có đáp ứng được yêu cầu mà nghề đòi hỏi để có thể thuận lợi trong việc thực hiện các công việc đạt hiệu quả cao hay không?. Ở bình diện này sự phù hợp nghề chủ yếu được xem xét trên cơ sở hứng thú của cá nhân đối với nghề và năng lực nghề của cá nhân đó nhằm phục vụ cho công tác tư vấn nghề nghiệp, giúp cho việc chọn nghề có cơ sở vững chắc hơn và trên hết việc chọn nghề phải đảm bảo mức độ phù hợp với hứng thú, sở thích sở trường và năng lực của từng cá nhân; Nghĩa thứ hai được hiểu theo bình diện xã hội, tức là sự phù hợp nghề không chỉ được xem xét không chỉ trên cơ sở tương ứng giữa những đòi hỏi của nghề với hứng thú và năng lực cá nhân của chủ thể, mà còn ở khía cạnh những yêu cầu của thị trường lao động, phải đáp ứng được yêu cầu về nhân lực của xã hội. [21, tr. 81]. Ở bình diện này, sự phù hợp nghề đối với cá nhân không chỉ là người đó muốn và có thể làm nghề đó mà còn ở chỗ xã hội có cần nghề đó hay không và cần như thế nào?

Theo tác giả Phạm Tất Dong, có 3 mức độ phù hợp nghề: Phù hợp hoàn toàn, phù hợp có mức độ, không phù hợp. [6, tr.64]

Riêng tác giả Mạc Văn Trang và các cộng sự lại đưa ra 4 mức độ phù hợp nghề: Rất phù hợp (cao), phù hợp (trung bình), ít phù hợp (dưới trung bình), không phù hợp (kém). [34, tr. 20]

Vấn đề PC cá nhân đáp ứng yêu cầu của nghề được xem xét ở góc độ hẹp hơn, đó là những đặc điểm tâm – sinh – lý xã hội mà cá nhân khi làm nghề cần phải có thì mới thực hiện được những công việc cụ thể của nghề một cách có hiệu quả, đồng thời tránh được những sai sót không mong muốn và thuận lợi cho sự phát triển nhân cách. Những PC cá nhân đáp ứng yêu cầu của nghề bao gồm những PC thuộc về thể chất (giải phẫu, sinh lý), những PCTL và PC xã hội (phân chia 1 cách tương đối), trong đó những PC đáp ứng yêu cầu của nghề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì nó là yếu tố giúp cá nhân có thể huy động tối đa tiềm năng của mình (phát huy những đặc điểm cá nhân thuận lợi) để học và hành nghề có hiệu quả cao, đồng thời có thể giúp khắc phục bớt những khuyết điểm của cá nhân (những đặc điểm không đáp ứng tốt đòi hỏi của nghề) về những mặt khác.

Với mục đích nghiên cứu những PCTL cơ bản nhằm định hướng và phát triển nghề, trong luận văn này chỉ đề cập đến những PCTL đáp ứng đòi hỏi của nghề mà CVNS cần phải có để thực hiện tốt các công việc cụ thể và phát triển nhân cách nói chung, phẩm chất nghề nghiệp nói riêng.

Một phần của tài liệu một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)