Về tư tưởng, đạo đức
Lòng yêu nghề nhân sự
Để có thể vượt qua được những thử thách, khó khăn, trở ngại trong quá trình làm việc thì nhất thiết CVNS phải thực sự đam mê công việc mà mình đang theo đuổi. Đam mê có nghĩa là CVNS phải quan tâm đến những gì mà họ đang đảm
nhận, không phải là sự quan tâm hời hợt mà là quan tâm thực sự. Một khi đã có niềm đam mê thì sẽ tạo cho CVNS lòng can đảm. Bởi vì họ có nỗ lực, nhiệt tình, sự dũng cảm và hứng khởi. Có can đảm nghĩa là dám mạo hiểm, mạo hiểm sẽ mang lại những thành công nhất định. Lòng yêu nghề sẽ tạo nên động lực, sự nhiệt tình trong công việc.
Yêu thích làm việc với con người
Nếu không thích làm việc với con người thì CVNS sẽ cảm thấy rất khó khăn khi phải đảm nhiệm những công việc phải tiếp xúc hàng ngày và thường xuyên với mọi người như: tuyển dụng, đào tạo, giải quyết quan hệ lao động, …
Có tinh thần kỷ luật và tôn trọng pháp luật
Yêu cầu rất cao trong cuộc sống của người làm công tác nhân sự là tính kỷ luật, hiểu biết luật pháp và hành động tôn trọng luật pháp. Điều này đòi hỏi CVNS phải nắm vững các quy chế, luật pháp, pháp lệnh đã được các cơ quan chức năng có thẩm quyền ban hành để tránh vi phạm pháp luật và hướng dẫn nhân viên thực hiện theo đúng quy định của công ty và luật pháp quốc gia quy định. CVNS luôn là một mẫu mực trong các hoạt động xã hội.
• Tinh thần trách nhiệm
Là một chuyên viên phụ trách những công việc liên quan quản lý nhân sự trong doanh nghiệp, CVNS phải chịu trách nhiệm về những con người mà mình tuyển dụng và đào tạo cho doanh nghiệp. CVNS phải đảm bảo rằng người lao động đang làm việc cho doanh nghiệp được quan tâm đầy đủ, được an toàn, được thoải mái về mọi mặt để có thể yên tâm làm việc, …. Bên cạnh đó, là CVNS thì cũng phải có trách nhiệm với môi trường họ làm việc, không được làm gì gây ảnh hưởng thiệt hại lâu dài, không được để cho người khác có nguy cơ bị ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc tới cuộc sống của họ.
• Tinh thần tập thể
Mỗi một CVNS phải nhận thức rằng cá nhân không thể làm nên những thành công lớn. Thực tế cho thấy, nhóm làm việc sẽ hiệu quả hơn so với kết quả của từng cá nhân cộng lại. Do vậy, CVNS cũng phải tạo được một tập thể xung quanh mình.
Về chuyên môn nghiệp vụ
• Nhân viên là đại diện cho sự thịnh vượng tìm ẩn của công ty: nguồn vốn con người và chất xám. Khi nhân viên được đặt vào đúng chỗ, được đào tạo và được khích lệ, họ sẽ tạo ra giá trị. Thêm vào đó, thế giới kinh doanh hiện nay liên tục có những chuyển biến bất ngờ và làm gia tăng những trở ngại đối với CVNS. Điều này khiến cho các CVNS phải có trách nhiệm theo đuổi việc học hỏi và phát triển chuyên môn trong suốt sự nghiệp để đóng góp nhiều cho tổ chức và các nhân viên mà họ phục vụ.
• CVNS cần được đào tạo và phát triển kỹ năng sau khi tham gia ngành nhân sự. Ví dụ: một chuyên viên nhân sự có bằng cấp về tâm lý học nếu không tự bổ sung các môn học về tài chính thì sẽ là một thiết sót lớn để có thể hiểu về doanh nghiệp. Tương tự, nếu một CVNS có bằng kinh doanh nhưng chưa từng học về nhân sự thì người đó sẽ không hiểu rõ về khái niệm “giờ làm việc” (hours of work) khi cần tính giờ làm thêm (overtime).
• Kiến thức rộng về chuyên môn và các lĩnh vực có liên quan
Đối với chuyên viên phụ trách về tuyển dụng phải luôn cập nhật và tăng cường khả năng hiểu biết của mình về các trắc nghiệm nhân sự như: trắc nghiệm thành tích, trắc nghiệm về năng khiếu và khả năng, trắc nghiệm về tính trung thực, trắc nghiệm về tính cách và sở thích, trắc nghiệm y học, v.v…
Về kỹ năng
Kỹ năng giao tiếp tốt
Bao gồm cả kỹ năng lắng nghe. Đôi khi vấn đề thực sự trầm trọng nhưng nếu chuyên viên nhân sự biết cách lắng nghe, giải thích, xử lý và truyền đạt khéo léo, mọi người sẽ không thể giận mà còn thông cảm cho cách làm việc của CVNS. Họ sẽ biến việc khó thành dễ và sẽ khiến cho công việc của mình trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều nếu nhận được sự yêu mến, chia sẻ và giúp đỡ từ các đồng nghiệp và cộng sự.
Kỹ năng phỏng vấn
trả lời câu hỏi, nhà tuyển dụng phải khéo léo sao cho cuộc phỏng vấn là cuộc đối thoại hai chiều, qua đó tìm hiểu và đánh giá được năng lực thật sự của ứng viên.
Kỹ năng thuyết trình
Người làm công tác nhân sự sẽ phải thường xuyên đứng trước mọi người và tập thể để giải thích về một chính sách mới, hoặc hướng dẫn, giới thiệu nhân viên mới với các phòng ban hay đào tạo các khóa học cho nhân viên trong công ty. Nếu e ngại, mất bình tĩnh khi trình bày ý tưởng của mình trước công chúng, thì rất khó để CVNS có thể hoàn thành một bài thuyết trình chất lượng cao.
Kỹ năng thương thuyết
CVNS phải sử dụng kỹ năng này rất nhiều, đặc biệt khi bạn phải thương lượng mức lương cho nhân viên mới, hay trong việc thuyết phục cả nhân viên lẫn ban Giám đốc để giải quyết các tranh chấp và xung đột trong lao động, ...
Kỹ năng làm việc nhóm
Đối với những công ty lớn có chính sách nhân sự bài bản, CVNS phụ trách về tuyển dụng và đào tạo, phát triển không thể nào đảm nhận cùng lúc tất cả các công việc trong công ty mà chỉ có thể đảm nhận từng phần (đơn giản vì khối lượng công việc quá nhiều). Vì thế, trong công việc, họ cần có sự hỗ trợ của các phòng ban khác và các bộ phận chức năng của phòng Nhân sự (chẳng hạn như chuyên viên phụ trách về lương bổng và phúc lợi, chuyên viên về luật lao động và luật dân sự, …) để hoàn thành công việc. Vậy mỗi CVNS là một thành viên của nhóm, thành công hay thất bại của nhóm cũng chính là thành công hay thất bại của chính họ. Vì thế, CVNS cần hoà đồng với mọi người và phối hợp thật tốt với nhóm của họ để công việc tiến hành được thuận lợi.
Khả năng thuyết phục - truyền đạt
Đặc biệt khi tuyển chọn ứng viên, CVNS phải thuyết phục được ứng viên chấp thuận về mức lương và các điều khoản mà công ty yêu cầu. Hơn nữa, họ sẽ phải giải thích và thuyết phục lãnh đạo công ty về ứng viên mà họ chọn. Khi phát sinh một số vấn đề về nhân sự như tăng hoặc cắt giảm nhân viên hoặc lương thưởng, CVNS sẽ phải thuyết phục và chứng minh được với ban lãnh đạo hoặc
người lao động về quyết định của mình là đúng và hợp lý. CVNS phải truyền đạt thông tin giữa người lao động và ban Giám đốc chính xác và chân thực, để đưa ra những hướng giải quyết đúng đắn.
Nhạy bén trong việc hiểu tâm lý người khác
Nắm bắt tâm lý người khác tốt sẽ giúp cho CVNS rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên, nhận biết, đánh giá chính xác được tiềm năng của họ. Nếu có khả năng này thì họ dễ dàng trong việc tiếp cận, chia sẻ và giữ nhân viên giỏi trong công ty tránh tình trạng “nhảy việc”. Hơn nữa, những người làm công tác nhân sự phải hiểu rõ tất cả các thành viên trong công ty, có các hành động thích hợp cho từng đối tượng. Không thể xếp cho 2 nhân viên có tính khí nóng nảy hay không hợp tính nhau cùng làm việc chung một đội, hay 2 người có tính khí trầm lặng, ít nói làm việc với nhau. Trong cả hai trường hợp đều tiềm tàng các khả năng xung đột hoặc là bùng nổ hoặc là ngầm.
Kỹ năng giảng dạy, quản lý
Vì đây là một trong những công việc chủ yếu của công tác đào tạo nhân viên mới cũng như phát triển năng lực cho nhân viên đang làm việc trong doanh nghiệp.
Kỹ năng xử lý tình huống
Trong quá trình làm việc, CVNS sẽ giải quyết rất nhiều tình huống mâu thuẫn giữa người lao động với nhau hay giữa người lao động và doanh nghiệp. Họ phải giải quyết bài toán khó này để không làm mất lòng hai bên. Họ cần có sự linh hoạt, chủ động trong việc dàn xếp các vấn đề, các xung đột mâu thuẫn về tính cách giữa các bên. Người làm công tác nhân sự cần có một "cái đầu tỉnh và một trái tim nóng".
Khả năng giữ kín thông tin
Quản lý nhân sự liên quan đến một số thông tin và vấn đề nhạy cảm như lương bổng, y tế và các thông tin cá nhân đến từng người lao động. CVNS có thể sẽ phải tham gia vào các vấn đề bí mật như sa thải, tuyển dụng hay đánh giá hiệu quả làm việc của người lao động. Do đó, việc giữ kín thông tin của bộ phận nhân sự luôn được đánh giá cao.
Về kiến thức trang bị
• Có khả năng hòa nhập và thích nghi cao: đây là khả năng mà muốn có được, CVNS phải có ý thức rèn luyện lâu dài. Đó được xem là một công việc khó nhất của CVNS.
• Có khả năng độc lập phân tích mọi vấn đề và giải quyết mọi tình huống xảy ra: chuyên viên nhân sự phải luôn tỉnh táo và dứt khoát trong công việc nhằm tổ chức công việc một cách tốt nhất. Trong thực tế, “ứng xử tình huống” chiếm gần 50% tỷ lệ thành công của CVNS.
Về tính cách
• Công bằng
Với vị trí là CVNS đặc biệt là chịu trách nhiệm trong khâu tuyển dụng nhân viên cho doanh nghiệp, vì vậy CVNS rất dễ gặp phải những trường hợp gửi gắm người quen, họ hàng...; dễ có cảm tình với ứng viên này hoặc không thích ứng viên kia... Nếu không rõ ràng, minh bạch, nhà tuyển dụng dễ rơi vào tình trạng nể nang, cảm tính, chọn người không đúng việc, làm tổn thất cho công ty...
• Tính chính trực
Nếu không có tố chất này thì rất dễ xảy ra tiêu cực trong phòng nhân sự. Vì bản thân người làm công tác nhân sự nắm cán cân về chính sách nhân sự, lương thưởng, kỷ luật. Do vậy, họ không được để "cảm tình cá nhân" ảnh hưởng tới các quyết định trong công việc. Nếu không nhân viên trong công ty sẽ có những kiến nghị về chế độ gay gắt, điều này rất dễ gây sự mất ổn định nhân sự và không khí trong công ty.
• Tính sáng tạo
Tính sáng tạo là kỹ năng được đánh giá cao trong rất nhiều lĩnh vực của quản lý nhân sự. Người làm công tác nhân sự cần có sự sáng tạo khi xây dựng các chiến dịch thiết lập mối quan hệ gắn bó với nhân viên, tìm ra các phương pháp tuyển dụng hiệu quả hay tổ chức các sự kiện của công ty.
• Sự chín chắn
trong các tình huống cũng như trong toàn bộ hoạt động tuyển dụng và đào tạo chính là chìa khóa cho nghề nghiệp của CVNS. Đức tính này thể hiện trong việc tham mưu cho ban lãnh đạo công ty phân tích, đánh giá để lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu công ty đưa ra.
• Tính chân thực
Một đức tính khác cũng đòi hỏi CVNS phải có là tính chân thực, lịch sự và tế nhị. Đức tính này đòi hỏi chuyên viên nhân sự trong mọi cử chỉ, lời nói, trong quá trình tuyển dụng đều phải coi trọng ứng viên, nhân viên bằng những thông tin chính xác, bằng những ân cần, bằng những ứng xử có văn hóa và được rèn luyện, được giáo dục một cách nề nếp.
• Tính thẳng thắn
“Tôi thấy rằng trung thực là cách tốt nhất mà tôi có thể sử dụng. Hãy thẳng thắn nói cho người ta biết những gì bạn đang cố gắng làm và những gì bạn sẳn sàng hi sinh để đạt được mục tiêu của bạn”. – Lee Lacocca, Chủ tịch hãng Ford và Chrysler.
Thẳng thắn tức là biết nhìn nhận, đấu tranh cho quyền lợi của nhân viên khi họ làm tốt công việc được giao hay có những đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp. Phải ghi nhận những thành quả mà nhân viên đạt được đối với lãnh đạo công ty, đó còn là sự động viên, khích lệ nhân viên giúp họ ngày càng nỗ lực làm việc và trung thành với doanh nghiệp hơn.
• Lòng can đảm
Các CVNS phải có lòng can đảm để làm điều đúng khi họ đang chịu áp lực rất lớn để làm điều khác.
Đương nhiên lòng can đảm để làm những việc đúng đắn sẽ liên quan đến các giá trị được học trong thời thơ ấu. Nhưng lòng can đảm cũng đi kèm với sự tự tin có được từ việc thông thạo trong công việc. Một CVNS có hiểu biết về chiến lược kinh doanh nhiều khả năng sẽ đủ can đảm để tranh luận, phản bác một đồng nghiệp nếu chiến lược này bị bỏ qua. Một CVNS có hiểu biết về luật lao động sẽ dám tuyên bố rằng: luật không thể bị bẻ cong, hoặc tệ hơn nữa là bị bỏ qua.
Việc có được can đảm để lập nên những mô hình hành vi đạo đức và kỳ vọng điều đó từ người khác là rất tốt cho việc kinh doanh. Nó giúp tạo ra một môi trường làm việc trung thực, dẫn đến nhân viên trung thành hơn, năng suất cao hơn và hiệu quả của tổ chức hơn.
• Tinh thần cạnh tranh và cầu tiến
Sự cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh hiện nay thực chất là: cạnh tranh về tài năng; cạnh tranh về kiến thức, khả năng hành động, dám nghĩ, dám làm và giành thắng lợi.
• Sự năng động
Trong quá trình làm việc, CVNS cần phải có sự năng nổ để thay đổi, tìm kiếm những thử thách mới, luôn hoạt bát, tìm phương cách mới để giải quyết vấn đề, động viên, thuyết phục đồng nghiệp làm theo cách mới và thú vị hơn. CVNS cần đưa ra những ý tưởng mới, những phương pháp mới áp dụng trong quá tuyển dụng cũng như đào tạo, phát triển năng lực, kỹ năng cho nhân viên trong doanh nghiệp. Nếu chỉ sử dụng những cách thức thường ngày, những cách thức nhàm chán thì bản thân người chuyên viên nhân sự sẽ bị lu mờ, trở thành người thụ động và đó cũng chính là vật cản cho con đường phát triển sự nghiệp của CVNS.
Từ những phân tích trên, có thể đi đến việc phác họa những PCTL của CVNS theo 3 nhóm chính:
1. Nhóm PC Đạo đức
Là nhóm những PC có ý nghĩa định hướng và thúc đẩy cho hoạt động, hỗ trợ cho chủ thể về mặt tinh thần để có thể huy động các tiềm năng giúp cá nhân vượt qua trở ngại, khó khăn và thực hiện được nhiệm vụ. Có thể bao gồm những PC như: Tinh thần tập thể; tôn trọng và thực hiện nội quy của doanh nghiệp; tinh thần trách nhiệm; lòng yêu nghề;…Đối với nghề nhân sự – một nghề đòi hỏi phải tiếp xúc với rất nhiều kiểu đồng nghiệp và cấp trên khác nhau, cho nên đòi hỏi rất cao về ý thức phục vụ thì những PCTL thuộc nhóm PC Đạo đức càng trở nên quan trọng, không thể thiếu.
2. Nhóm PC Trí tuệ - năng lực
Là nhóm những PC cốt lõi để phát triển năng lực nghề, trực tiếp giúp cá nhân thuận lợi trong thực hiện các hành động, thao tác nghề, đáp ứng yêu cầu của nghề về kỹ năng và hiệu quả hành động. Có thể gồm những PC như: kỹ năng giao tiếp tốt; kỹ năng xử lý tình huống; kỹ năng thuyết phục – truyền đạt; kỹ năng làm việc nhóm; khả năng nắm bắt tâm lý con người; năng lực đánh giá nhân viên; năng lực hiểu về đặc điểm văn hóa vùng miền; năng lực bố trí, sắp xếp đúng người, đúng việc;… Đối với lao động của chuyên viên phụ trách tuyển dụng và đào tạo, phát