Đó là nhóm các yếu tố bên ngoài như: công tác giáo dục, đào tạo nghề nhân sự; các yếu tố ảnh hưởng từ thầy cô, đồng nghiệp; môi trường làm việc, gồm: bầu không khí tâm lý nơi làm việc, điều kiện làm việc; chính sách bồi dưỡng, đào tạo của doanh nghiệp; chính sách đãi ngộ của doanh nghiệp nơi các CVNS đang trực tiếp làm việc; … đều có ảnh hưởng nhất định đến sự hình thành và phát triển các phẩm chất tâm lý của chuyên viên nhân sự. Trong các yếu tố khách quan, đáng chú ý là sự tác động của công tác giáo dục mang tính chất chuyên nghiệp theo từng loại hình nghề nghiệp.
Giáo dục luôn giữ vai trò chủ đạo đối với sự hình thành và phát triển nhân cách nói chung, các phẩm chất tâm lý nói riêng. Theo nghĩa rộng, giáo dục là toàn bộ tác động của gia đình, nhà trường, xã hội, bao gồm cả dạy học và các tác động giáo dục khác đến con người. Trong đó, giáo dục trong các loại hình trường đào tạo chính quy, các trường đào tạo về nghiệp vụ là một dạng hoạt động chuyên biệt nhằm chuyển giao kinh nghiệm nghề nghiệp giữa các thế hệ.
Khi người học tham gia vào quá trình đào tạo này, họ không chỉ định hướng sự phát triển của mình bởi mục tiêu đào tạo chung mà còn được tiếp cận các phương thức tiến hành và điều khiển sự phát triển đó một cách khoa học. Do đó, đây là môi trường mang lại chất lượng và hiệu quả cho người học.
Tác động của công tác giáo dục và đào tạo nghề đối với quá trình hình thành và phát triển các phẩm chất tâm lý của CVNS không chỉ dừng lại khi người học kết thúc khóa học hoặc chương trình học mà còn phát huy tác dụng khi CVNS sự tham gia trong thực tế phụ trách các vấn đề tuyển dụng và đào tạo, phát triển nhân viên tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, lúc này vai trò tổ chức, hướng dẫn và trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển các PCTL của CVNS không thuộc thẩm quyền của các nhà giáo nữa mà được tiếp nối bởi các nhà quản lý, lãnh đạo tại doanh nghiệp nơi CVNS đang làm việc. Thông qua các công tác tổ chức, các chính sách đãi ngộ và các quyền lợi mà CVNS có thể có trong môi trường làm việc của công ty, các nhà quản lý sẽ kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những sai sót về chuyên
môn, nghiệp vụ, tư tưởng, … để rèn luyện CVNS những PC đáp ứng với những đòi hỏi thực tiễn. Trong những điều kiện cần thiết và có thể thông qua các khóa huấn luyện ngắn hạn, bồi dưỡng theo chuyên đề, …. họ tổ chức “huấn luyện”, “đào tạo lại” CVNS trang bị một số những PC phục vụ thiết thực cho công việc tuyển dụng và đào tạo, phát triển nhân viên của CVNS. Nghĩa là ngoài những kiến thức chuyên môn, CVNS cần phải được trang bị thêm các PCTL đáp ứng với yêu cầu công việc, chẳng hạn như các kỹ năng nghề nghiệp. Chính những kỹ năng thiết yếu này không những chỉ giúp người lao động nâng cao năng suất, hiệu quả công việc mà thực chất là giúp ích rất nhiều trong mọi khía cạnh cuộc sống ở gia đình, ngoài xã hội tại công ty và nâng cao đáng kể chất lượng cuộc sống
Tóm lại, tác động của các yếu tố khách quan trong đó yếu tố giáo dục theo loại hình nghề nghiệp là tác động khoa học mang tính định hướng, có ý nghĩa điều khiển quá trình hình thành và phát triển các PCTL của CVNS.
Từ những phân tích trên kết hợp với việc thu thập ý kiến từ các chuyên gia trong giai đoạn phát phiếu mở và thông qua quá trình phỏng vấn trực tiếp, chúng tôi có thể khái quát một số yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển các PCTL của CVNS như sau:
- Điều kiện làm việc
- Bầu không khí tâm lý nơi làm việc - Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội
- Chế độ đãi ngộ của doanh nghiệp nơi CVNS đang làm việc - Chính sách bồi dưỡng, đào tạo của doanh nghiệp
- Hoàn cảnh gia đình
- Sự tác động từ đồng nghiệp - Hoạt động nghề nghiệp