Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự (Trang 57 - 62)

Tác động đến sự hình thành và phát triển các PCTL của các CVNS không chỉ được nhìn nhận, đánh giá trên phương diện khách quan mà còn chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan. Đó là nhóm các yếu tố chủ quan tác động đến mức

độ biểu hiện các PCTL của CVNS như trình độ đào tạo; kinh nghiệm bản thân; năng khiếu bản thân;…

Thứ nhất, nói về trình độ được đào tạo, chuyên ngành đào tạo của CVNS cụ thể là những trình độ hiểu biết về chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực tuyển dụng hay đào tạo nhân viên cho doanh nghiệp, đòi hỏi CVNS phải có những kiến thức cơ bản để có thể tìm kiếm nguồn nhân lực cũng như đào tạo họ trở thành những nhân viên đóng góp cho sự phát triển của công ty.

Thứ hai, có thể kể đến đó là kinh nghiệm. Kinh nghiệm chiếm một phần lớn trong việc tuyển dụng và đào tạo nhân tài cho doanh nghiệp, nó có ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn ứng viên phù hợp với yêu cầu công ty và ảnh hưởng đến việc lựa chọn chương trình đào tạo nào mang lại hiệu quả cho nhân viên, cũng như lợi ích của công ty. Nói một cách khác, trong một chừng mực nào đó, kinh nghiệm cũng được coi là điều kiện để có những PCTL về mặt năng lực làm việc.

Thứ ba, xét về tính cách cũng như khí chất. Chúng chi phối sự hình thành, phát triển những PCTL như kỹ năng quản lý cảm xúc; tôn trọng đồng nghiệp; kỹ năng lắng nghe; linh hoạt, mềm dẻo … trong quá trình giao tiếp, ứng xử với nhân viên, với đồng nghiệp.

Ở giai đoạn giáo dục đã tạo nên những tiền đề và những điều kiện bên trong cần thiết cho công việc tuyển dụng và đào tạo, phát triển nhân viên, nhưng đó chỉ mới là tiền đề ban đầu. PCTL của CVNS không chỉ được bộc lộ mà còn được phát triển trong quá trình tham gia thực sự vào công việc tuyển dụng và đào tạo, phát triển nhân sự nhằm thực hiện các hoạt động chủ yếu của CVNS. Có thể nói rằng: Kiến thức nếu may mắn có thể sẽ thu được ngày một nhiều và từ việc có kiến thức ấy đến thực hiện một công việc để có kết quả cụ thể không phải chỉ có kiến thức là được. Từ biết đến hiểu đến làm việc chuyên nghiệp với năng suất cao là một khoảng cách rất lớn. Do vậy, mỗi người làm công tác nhân sự phải không ngừng học hỏi từ thực tế công việc thông qua học hỏi từ những người đi trước, từ đồng nghiệp, từ các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ.

Từ những phân tích trên kết hợp với việc tổng hợp ý kiến của các chuyên gia trong giai đoạn phát phiếu mở, chúng tôi có thể khái quát một số yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển PCTL của CVNS như sau:

- Giới tính - Tuổi đời

- Kinh nghiệm bản thân - Tình trạng sức khỏe - Khí chất của bản thân - Trình độ được đào tạo - Năng khiếu bản thân - Tính cách cá nhân

- Tự hoàn thiện bằng các khóa học ngắn hạn - Thâm niên công tác

Tiểu kết chương 1

1. Vấn đề PCTL đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu trong những lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khác nhau. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: đặc điểm, tính chất của hoạt động nghề nghiệp đòi hỏi chủ thể phải có những PCTL phù hợp. Đồng thời, chính trong các hoạt động ấy lại làm nảy sinh và phát triển những PCTL để đáp ứng những yêu cầu công việc đặt ra.

2. Một số khái niệm cơ bản được chú trọng nghiên cứu và xây dựng trên hệ thống khái niệm công cụ để sử dụng vào việc nghiên cứu và phân tích về PCTL của CVNS, đó là:

- Phẩm chất tâm lý là những thuộc tính, những đặc điểm tinh thần của cá nhân được quy định, hình thành và phát triển thông qua hoạt động và giao tiếp của con người, đồng thời chi phối lại toàn bộ đời sống và hoạt động nghề nghiệp của cá nhân. Phẩm chất tâm lý thường là những thuộc tính tâm lý thể hiện về mặt đạo đức; trí tuệ - năng lực và ý chí – tính cách của con người.

- Phẩm chất tâm lý cơ bản là những PCTL đáp ứng yêu cầu của nghề ở mức

cần thiết cao đối với người làm công tác nhân sự, đó là những PCTL làm nền tảng,

làm cơ sở cho toàn bộ hệ thống PCTL của CVNS. Nếu thiếu những PC đó, CVNS sẽ khó khăn trong việc thực hiện hoạt động chuyên môn và phát triển nhân cách, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, thậm chí còn gây những tác hại khó lường trong hoạt động nghề của bản thân nói riêng, trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung.

3. Những nghiên cứu về phẩm chất tâm lý đáp ứng yêu cầu nghề đã chỉ rõ: các phẩm chất đáp ứng yêu cầu của nghề là yếu tố quan trọng, cơ bản để đảm bảo hiệu quả hoạt động nghề nghiệp, trong đó các phẩm chất tâm lý đáp ứng yêu cầu nghề là tiềm năng phát triển nhất của hoạt động lao động. Việc nghiên cứu xác định những phẩm chất tâm lý cơ bản của chủ thể, đáp ứng yêu cầu của nghề là một nhiệm vụ quan trọng mà chúng ta cần xem xét.

4. Những hoạt động thực tiễn bên ngoài khi chuyển hóa vào trong sẽ tạo thành những thuộc tính tâm lý của chuyên viên nhân sự trong lĩnh vực hoạt động nghề

nghiệp. Căn cứ vào đối tượng hoạt động, vai trò cũng như nhiệm vụ của CVNS, chúng tôi phân loại các PCTL của CVNS thành các nhóm PC sau đây: nhóm PC Đạo đức; nhóm PC Trí tuệ - Năng lực và nhóm PC Ý chí – Tính cách.

5. Có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển các phẩm chất tâm lý của CVNS. Theo mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, chúng tôi tập trung vào hai yếu tố chính là: giáo dục thông qua tác động của quá trình đào tạo, bồi dưỡng nghề nhân sự và môi trường làm việc của CVNS.

Chương 2: THỰC TRẠNG MỘT SỐ PHẨM CHẤT TÂM LÝ CƠ BẢN CỦA CHUYÊN VIÊN NHÂN SỰ

Một phần của tài liệu một số phẩm chất tâm lý cơ bản của chuyên viên nhân sự (Trang 57 - 62)