II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA EMU VÀ QUÁ TRÌNH LƯU HÀNH ĐỒNG EURO TRONG HƠN 3 NĂM QUA
2. TÁC ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO ĐẾN KINH TẾ VIỆT NAM
2.2. Tác động do đồng EURO tạo nên
a. Đối với quan hệ thương mại
Đồng EURO ra đời đã mở ra cơ hội thuận lợi cho việc mở rộng chủng loại hàng hóa và khối lượng hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào thị trường EU, mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Việc tính toán, ký kết các hợp đồng và công tác khuyến mãi hay triển khai các chiến lược xâm nhập thị trường khu vực đồng EU sẽ
trở nên dễ dàng hơn do sử dụng thống nhất đồng EURO trong quan hệ thương mại. Nếu như trước đây, các nhà xuất khẩu Việt Nam còn gặp khó khăn trong việc thâm nhập các thị trường như Ailen, Lúc xăm bua, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha... do gặp trở
ngại trong thanh toán thì nay với một đồng tiền duy nhất là đồng tiền EURO, các doanh nghiệp có thể bán sản phẩm đến tất cả các nước trong nội bộ khối EU. Tuy nhiên hiện nay mới chỉ chính thức lưu hành ở 12 quốc gia trong khối EU, nhưng chắc chắn đồng EURO sẽ lan rộng ra hầu hết các quốc gia ở châu Âu với kế hoạch mở
rộng của EU trong tương lai. Như vậy, trong những năm tới, trong mọi hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam với EU, các nhà XNK của Việt Nam cũng chỉ
cần sử dụng duy nhất đồng tiền EURO thay cho các đồng bản tệ, điều này sẽ tạo điều kiện rất thuận tiện cho các doanh nghiệp của Việt Nam trong việc trao đổi kinh doanh, thanh toán, ký kết hợp đồng và thực hiện các hoạt động khuyếch trương sản phẩm, khuyến mại, triển khai chiến lược thâm nhập sản phẩm vào khu vực thị trường rộng lớn này, giảm chi phí marketing nói riêng và các chi phí XNK nói chung; thúc
đẩy quan hệ thương mại giữa 2 bên ngày càng phát triển sâu rộng. Hơn nữa, với sự ra
đời của đồng EURO, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ phải tính toán mức độ rủi ro của một đồng tiền duy nhất, không phải tính toán mức độ rủi ro của nhiều loại tiền như
95 dụng cơ chế tỷ giá gần như kiểu "rổ ngoại tệ", ởđó tỷ trọng của đồng EURO sẽ được xác định tương xứng với quy mô buôn bán và đầu tư của Việt Nam với các nước sử
dụng đồng EURO, nên Việt Nam dễ khai thác được lợi thế của đồng tiền Việt Nam yếu hơn đểđiều chỉnh tỷ giá hối đoái có lợi cho XK của Việt Nam, giảm bớt mức độ
phụ thuộc vào đồng Đôla Mỹ trong thanh toán thương mại. Mặt khác, giảm đi được phần nào sự phụ thuộc quá nhiều vào chu kỳ kinh tế và chính sách tiền tệ của Mỹ.
b. Khả năng thu hút vốn đầu tư
Ngay từ những ngày đầu ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cuối năm 1987, không ít các nhà đầu tư EU đã trở thành những nhà đầu tư nước ngoài tiên phong trong đầu tư vốn vào Việt Nam. Trong hơn một thập kỷ qua, nguồn vốn FDI của EU vào Việt Nam đã tăng lên nhanh chóng. Đến cuối năm 1996, đầu tư của EU vào Việt Nam đã chiếm tỷ trọng 12% trong tổng số vốn đầu tư của EU ở khu vực châu Á, nhiều hơn đầu tư của EU vào các nước khác trong khu vực. Phần xuất khẩu từ khu vực FDI đã chiếm tỷ trọng 22% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm 1995-1998.
Sau sự kiện khủng bố 11/09 ở Mỹ và cuộc chiến chống khủng bố do Mỹ
phát động làm cho tình hình kinh tế thế giới bất ổn như hiện nay và toàn cảnh đầu tư
nước ngoài không mấy sáng sủa, nhưng do sự ổn định về kinh tế - xã hội của Việt Nam, Việt Nam được đánh giá là nơi an toàn nhất cho đầu tư ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và sự tăng trưởng kinh tế đứng ở vị trí thứ 2 sau Trung Quốc ở khu vực
Đông Á, đã tạo nên những niềm tin lớn cho các nhà đầu tư EU. Các nhà đầu tư nước ngoài của EU cũng đang vươn lên để trở thành một trong những nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Tiêu biểu trong năm 2001 FDI của các nước thành viên EU vào Việt Nam đã có nhiều khởi sắc với tổng số 63 dự án, trong đó, Hà Lan với khối lượng vốn là 573,9 triệu USD đã vươn lên trở thành nhà đầu tư lớn nhất đầu tư vào Việt Nam.
Đầu tư nước ngoài từ EU có mặt trên khắp các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Cho đến nay, EU có 288 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đang hoạt động ở
Việt Nam; với số lượng vốn đăng ký đạt 5,8 tỷ USD, chiếm 15,26% tổng vốn FDI
96 Khi Việt Nam sớm chính thức ủng hộ đồng EURO thì thuận lợi sẽ đến cho cả
các nhà đầu tư EU và Việt Nam. Việc tính toán xem xét mỗi dự án đầu tư cụ thể sẽ đơn giản hơn, dễ so sánh hơn vì tất cả các sự án từ các nước thuộc khu vực đồng EURO đều dùng chung một đơn vị tiền tệ. Hơn nữa đơn vị tiền tệ này ổn định trong giao dịch thanh toán giữa hai bên nên dễ làm yên lòng người bỏ vốn ra đầu tư hơn. Tuy vậy, mức độ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và viện trợ phát triển chính thức ODA tuỳ thuộc vào sựđồng bộ của các chính sách tạo nên một môi trường
đầu tư lành mạnh. Xét ở một góc độ riêng lẻ thì sự ra đời của đồng EURO có tác dụng khuyến khích đầu tưở một mức độ nhất định.
c. Quan hệ thanh toán, vay nợ giữa Việt Nam - EU
Với quan hệ vay nợ, do sự thống nhất về tiền tệ, khả năng lưu thông các nguồn vốn trên thị trường các nước EU sẽ linh hoạt hơn nên chi phí giao dịch, hoa hồng, phát hành nợ trên thị trường này sẽ giảm đáng kể. Việc phát hành nợ trên thị trường tài chính các nước EU như trái phiếu, cổ phiếu công ty có lợi hơn do lãi suất đồng EURO trong dài hạn sẽ tốt hơn các đồng bản tệ cũ ở châu Âu. Việc thu hút nguồn vốn
đầu tư từ các nước EU cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
Vào thời điểm 1/1/1999, đồng ECU đã được tự đồng chuyển đổi theo tỷ giá 1/1 sang đồng EURO nên đương nhiên số nợ của Việt Nam tính bằng đồng ECU đến thời
điểm đó sẽ phải chuyển đổi ra đồng EURO theo tỷ giá công bố. Sự chuyển đổi này không có ảnh hưởng gì trong việc quản lý nợ của Việt Nam, ngoài việc thay đơn vị
ECU bằng đồng EURO trên sổ sách. Ngoài ra, toàn bộ số dư nợ tính bằng Bảng Anh, Krona Thuỵ Điển, Đan Mạch cũng sẽ không có ảnh hưởng gì khi EURO ra đời và
được đưa vào lưu hành vì đây là những đồng tiền chưa tham gia vào khu vực đồng EURO. Đối với số dư nợ tính bằng đồng tiền của các nước thuộc khu vực đồng EURO thì cần phải chuyển đổi sang đồng EURO.
Trong quan hệ thanh toán, việc sử dụng đồng EURO sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với việc thanh toán bằng các đồng tiền quốc gia riêng biệt như France, Mác... như
trước đây. Sự đơn giản hoá này không chỉ đối với các hoạt động ngân hàng mà đặc biệt là với các dịch vụ, du lịch, khách sạn. Trong thực tế, từ khi ra đời đồng EURO đã
97 với EU được thanh toán bằng các đồng tiền quốc gia đã được các ngân hàng Việt Nam chuyển sang giá trị đồng EURO. Số lượng và giá trị giao dịch của đồng EURO liên tục tăng trong thời gian gần đây. Chỉ tính riêng Vietcombank (VCB) ở thành phố
HCM, từ thanh toán xuất khẩu chỉ đạt gần 1 triệu EURO năm 1999, năm 2000 đạt 1,3 triệu EURO và năm 2001 đã tăng lên đến 45 triệu EURO. Thanh toán nhập khẩu cũng tăng lên đáng kể, từ mức 2 triệu EURO năm 1999 lên 10 triệu EURO nam 2000 và 170 triệu EURO năm 2001. Thanh toán phi mậu dịch cũng tăng từ 6 triệu EURO năm 1999 lên 12 triệu EURO năm 2000 và 37 triêụ EURO năm 2001.
d. Cơ cấu dự trữ ngoại tệ
Đối với số dự trữ ngoại tệ từ các đồng DM. FF.. khi đổi sang EURO mà không
đổi sang USD sẽ có lợi hơn cho Việt Nam, vì khi đó Việt Nam sẽ có một cơ cấu ngoại tệ hợp lý, có mặt đủ các loại ngoại tệ mạnh cần thiết. Với cơ cấu đó, Việt Nam vừa có đủ phương tiện thanh toán trực tiếp với EMU-12 hoặc các nước liên quan, vừa phân tán được rủi ro về tỷ giá hối đoái, giảm mức độ phụ thuộc vào đồng USD. Điều quan trọng đối với Việt Nam là cần phải nghiên cứu và hoạch định cơ cấu dự trữ
ngoại tệ trong tương lai. Cần có chiến lược nhằm tăng tỷ trọng dự trữ ngoại tệ để khai thác điểm mạnh của một ngoại tệ mạnh và ổn định. Hiện nay, đồng EURO đã trở
thành đồng tiền dự trữ đứng thứ 2 trên thế giới, chiếm 13% lượng dự trữ tiền tệ thế
giới.
e. Về quan hệ tỷ giá giữa VND và EURO
Quan hệ VND và EURO được thể hiện chủ yếu thông qua chính sách, cơ chế
tỷ gía của Việt Nam khi đồng EURO xuất hiện trong lưu thông tiền tệ. Là một ngoại tệ mạnh và khá ổn định, EURO sẽ cạnh tranh quyết liệt với đồng Đôla Mỹ và Yên Nhật trong lưu thông tiền tệ thế giới. Khi đó những đồng tiền yếu như VND sẽ khai thác được lợi thế này để xây dựng chếđộ tỷ giá thích hợp.
Đối với Việt Nam, chếđộ tỷ giá thả nổi có thể kiểm soát linh hoạt, gắn với một tập hợp các đồng tiền mạnh, có quan hệ với Việt Nam như EURO, USD, Yên Nhật ... là một hướng cần được tiếp tục nghiên cứu một cách nghiêm túc để giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có điều kiện nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thị trường EU, tránh được rủi ro về thị trường tiền tệ.
98
f. Các dịch vụ ngân hàng Việt Nam
Để chuẩn bị cho sự ra đời của đồng EURO, ngày 6/4/1998, Phòng thương mại quốc tế (ICC) đã ban hành văn bản hướng dẫn việc triển khai đồng EURO có liên quan tới quy tắc và thông lệ hiện hành như UCP500, URDG, URC và URR 525. Tất cả các bên liên quan cần nắm rõ tinh thần của văn bản này.
Mặt khác, các ngân hàng đang rà soát lại các thoả thuận đại lý với các ngân hàng trong khu vực đồng EURO. Họđang cân nhắc việc giảm bớt các tài khoản đại lý nhằm tiết kiệm chi phí, mở một tài khoản bằng đồng EURO. Tuy nhiên, theo kết quả
khảo sát tại trung tâm tài chính chủ chốt, phần lớn các ngân hàng sẽ duy trì hệ thống tài khoản kép trong 6 tháng đầu sau ngày chuyển đổi để đảm bảo không gây sự gián
đoạn trong việc phục vụ khách hàng. Sau đó tuỳ theo tình hình thực tế, các ngân hàng sẽ rút bớt các tài khoản đại lý bằng các đồng tiền quốc gia châu Âu.
Tóm lại, đồng EURO ra đời và gây ra những tác động đối với Việt Nam là điều không thể tránh khỏi. Việt Nam cần đón nhận những tác động này như một nhân tố tích cực và sớm đề ra những giải pháp phù hợp, kịp thời để thích nghi với những biến động trên thị trường tiền tệ thế giới đồng thời thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam - EU trong thời gian tới.