II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA EMU VÀ QUÁ TRÌNH LƯU HÀNH ĐỒNG EURO TRONG HƠN 3 NĂM QUA
1. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÁC MỤC TIÊU ĐẶT RA
1.1. Theo báo cáo được trình bày tại hội thảo quốc tế "Đồng EURO liên kết châu Âu, liên kết thế giới" tổ chức tại Sanzburg - Áo từ ngày 7 - 14/8/2002, kết châu Âu, liên kết thế giới" tổ chức tại Sanzburg - Áo từ ngày 7 - 14/8/2002, thì EMU đã đạt được những thành công sau:
Thứ nhất: Kể từ khi hiệp ước Maastricht ra đời đã giao cho ECB mục tiêu ban đầu là ổn định giá cả, thì trong những năm tiến hành thực hiện đồng EURO, mức
51 lạm phát trong khu vực đồng EURO đã giảm xuống mức ổn định với sự ổn định về
giá cả. Chính sách cứng rắn theo đuổi mục tiêu ổn định giá cả đã góp phần vào sự ổn
định môi trường kinh tế vĩ mô và cũng làm ổn định các thị trường tài chính. Đặc biệt, những cơ sở rõ ràng để dự đoán mức lạm phát đã tạo hiệu quả cho cơ chế hình thành giá cả tại các thị trường tài chính. Chính sách tiền tệ cũng góp phần vào sự ổn định của thị trường tài chính bằng cách giảm thiểu những sự cố liên quan đến các quyết sách về tài chính để tránh mọi thay đổi không cần thiết về lãi suất trong dài hạn. Ngược lại, việc thực hiện chính sách tiền tệ lại phụ thuộc rất nhiều vào môi trường tài chính ổn định.
Thứ hai: Trong bối cảnh của EMU, các nước thành viên đã góp phần cam kết xác lập một nền tài chính công lành mạnh. Nhờ đó, góp phần vào sự ổn định kinh tế
và như vậy việc làm ổn định các thị trường tài chính là việc duy trì những định hướng phát triển kinh tế ổn định và thực hiện một cách cẩn trọng các quan điểm hướng tới sự bền vững trong tương lai. Việc này sẽ giúp tránh được những phản ứng tiêu cực có thể xảy ra từ những điều chỉnh. Thêm vào đó, quá trình cắt giảm thâm hụt ngân sách và giảm nợ cũng hỗ trợ cho các chủ vay tư nhân, do vậy sẽ tạo điều kiện phát triển khu vực thị trường vốn tư nhân trong khu vực đồng EURO.
Thứ ba: Việc đưa ra sử dụng đồng EURO đã đem lại nhiều lợi ích cho khu vực tư nhân trong việc phát triển thị trường vốn, giảm bớt những rủi ro xung quanh đồng tiền nội khu vực và tháo gỡ những trở ngại mà trước đây những nhà đầu tư và các cơ
cấu khác áp đặt cho khu vực này. Sự phát triển mạnh của các dòng vốn tư nhân có thể
làm giảm nhẹ các vấn đề trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Đồng thời, các ngân hàng vẫn đóng góp vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng tài chính châu Âu như trong việc quản lý bảo hiểm và tài sản. Các hệ thống ngân hàng hùng hậu có thể cải thiện được tình hình trì trệ trong các thị trường vốn như đã diễn ra trong những năm khủng hoảng tài chính.
Thứ tư: Đối với EMU, các thị trường tài chính đã trở nên liên kết hơn trong khu vực đồng EURO. Các thị trường này đã mở cửa hơn đối với các khách hàng vay và các nhà đầu tư nước ngoài. Quá trình hội nhập của các thị trường tài chính, cả ở
52 và tăng mạnh đầu tư, do đó giúp phân bổ nguồn vốn đầu tư vào những nơi có hiệu quả hơn. Thêm vào đó, việc huỷ bỏ các rào cản đối với quá trình liên kết của các thị
trường tài chính cũng có thể góp phần làm mở rộng các khả năng công nghệ trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, mặc dù đã đạt được nhiều thành tích trong quá trình hội nhập của các thị trường tài chính đồng EURO, song quá trình liên kết còn chưa kết thúc, đặc biệt là trong hoạt động của các ngân hàng bán lẻ.
Thứ năm: Với khả năng ổn định lạm phát ở khu vực thấp nên rủi ro lạm phát trong khu vực đồng EURO là không cao. Việc này làm cho các yếu tố khác như các yếu tố rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng hơn trong cơ chế hình thành giá cả. Với việc xác lập cơ chế kiểm soát lạm phát, sự liên kết của các thị trường tài chính và sự
phát triển của các thị trường vốn đối với những người vay tư nhân đã đem lại hiệu quả cho các thị trường tài chính. Việc này sẽ làm giảm những bất ngờ trong việc giảm danh mục đầu tư và giá cả.
1.2. Đối với một số mục tiêu cụ thể
a. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh về kinh tế giữa EU và Mỹ
Sự sụt giá của đồng EURO so với đồng USD cũng gây ra những bối rối cho những nhà chính trị ủng hộ sự ra đời của đồng EURO cũng như cho những người ngây thơ tin tưởng rằng đồng EURO có thể nhanh chóng thay thế được vị trí đồng tiền dự trữ của đồng Đôla. Tuy nhiên độ mạnh hay yếu của một đồng tiền không phải là tiêu chuẩn để xác định xem liên minh đó có phải là một thành công hay không. Sẽ
là sai lầm nếu coi một đồng tiền mạnh là một dấu hiệu của một nền kinh tế lành mạnh. Tiêu chí để so sánh sự thành công của đồng của đồng EURO phải là nó có khuyến khích những cải cách không, và nó có tác động như thế nào đến triển vọng tăng trưởng trong tương lai.
So sánh 2 nền kinh tế Mỹ và EU ta thấy: nền kinh tế Mỹ có đặc trưng là đầu tư
lớn vào công nghệ cao và tốc độ tăng trưởng nhanh. Cả hai yếu tố này đều không
được nhận thấy ở châu Âu. Tuy nhiên, do phương pháp tính toán khác nhau, khoảng cách giữa Mỹ và EU không được đánh giá đúng. Nếu cách tính ở Mỹ và châu Âu là giống nhau thì tốc độ tăng trưởng của châu Âu có thể nâng cao gấp rưỡi.
53
Nếu tốc độ tăng trưởng của châu Âu được điều chỉnh thì điều gì sẽ xảy ra? Biểu đồ sau thể hiện các chỉ tiêu tăng trưởng trong thập kỷ 90.
Biểu đồ 2:
- Nếu tính cả giai đoạn 10 năm, nó sẽ loại trừ được một số cách tính sai lệch do chu kỳ kinh tế. Các số liệu cho thấy dù tốc độ tăng trưởng của Mỹ cao hơn của các nước khu vực, khoảng cách về tốc độ tăng GDP trên đầu người nhỏ hơn khoảng cách về tốc độ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, tốc độ năng suất lao động đầu người là gần tương đương nhau và tốc độ tăng trưởng toàn bộ các yếu tố (chỉ tiêu đo sử dụng hiệu quả vốn và lao động) ở châu Âu lại cao hơn ở Mỹ.
- Quả là nền kinh tế Mỹ đã bứt lên về tốc độ tăng trưởng so với châu Âu kể từ
nửa sau thập kỷ 90. Tuy nhiên nếu tính cả thập kỷ thì tốc độ tăng năng suất của Mỹ
không cao hơn châu Âu. Nếu xét cả cách tính toán của châu Âu làm tốc độ tăng trưởng thấp đi, thì có thể nói là xét trên cả giai đoạn 10 năm, châu Âu đã hoạt động hiệu quả hơn Mỹ.
b. Mục tiêu việc làm và lao động
Ông Alan Greenspan, Thống đốc Cục dự trữ liên bang Mỹ cho rằng sự cứng nhắc của thị trường lao động sẽ ngăn cản châu Âu hướng toàn bộ những lợi ích của việc đầu tư vào công nghệ cao. Luật lao động với những điều khoản chặt chẽ bảo vệ
người lao động làm cho các doanh nghiệp không dễ dàng sa thải người lao động, làm giảm khoản tiết kiệm chi phí từ việc đầu tư vào công nghệ cao. Tất cả những điều đó
đều đúng, nhưng mọi việc đã thay đổi nhanh hơn người ta tưởng rất nhiều. Đồng Năng suấtlao động cá nhân Toàn bộ các yếu tố sản xuất Nguồn : OECD, Bộ Lao động Mỹ 0 1 2 3 4 GDP/đầu Mỹ Khu vực châu Âu
GDP
GDP/1 lao động
Biểu đồ 2 : Các chỉ tiêu tăng trưởng Tốc độ tăng bình quân năm giai đoạn 1990 - 1999 (%)
54 EURO đang tác động như một chất xúc tác cho các cải cách cơ cấu. Những thay đổi nhanh chóng về kỹ thuật, cùng với đồng tiền chung mới đang gây áp lực cho các chính phủ và các doanh nghiệp phải cải tổ lại để đạt hiệu quả cao hơn. Thực ra thì thị trường lao động châu Âu đang dần trở nên linh hoạt hơn một cách không ồn ào.
Các chính phủ nới dần các quy chế về thuê lao động nửa ngày hoặc theo thời vụ, tự
do hoá các quy chế bảo vệ việc làm và những quy định về đóng góp BHXH cho những người làm công, điều trước đây đã ngăn cản các doanh nghiệp thuê thêm công nhân. Hơn 5 triệu việc làm mới đã được tạo ra tại khu vực đồng EURO từ năm 1997 và tỷ lệ thất nghiệp giảm nhanh nhất so với các giai đoạn phục hồi khác trong 3 thập kỷ qua. Và có những cơ sở để tin rằng tỷ lệ thất nghiệp còn tiếp tục giảm, vì những nới lỏng quy chế trong khi thị trường lao
động sẽ được tiếp tục giữ vững trong thời kỳ lạm phát ổn định. Một thị trường lao
động có hiệu quả hơn sẽ làm tăng tỷ lệ tăng trưởng vì 2 lý do sau:
Thứ nhất: do có nhiều người thất nghiệp gia nhập lại vào thị trường lao động, nó sẽ làm cho kinh tế tăng trưởng nhanh hơn trong một thời gian ngắn hơn so với trước.
Thứ hai: nó cũng giúp tăng năng suất lao động, do việc khuyến khích chuyển những người lao động từ những doanh nghiệp suy thoái sang những doanh nghiệp
đang phát triển.
c. Về mục tiêu thu chi ngân sách
Điều gây ngạc nhiên là sau nhiều năm mang tiếng là chi tiêu quá mức, khu vực đồng EURO lần đầu tiên có thặng dư ngân sách sau hơn nửa thế kỷ. Đã có 9 nước thành viên được dự kiến là có bội thu ngân sách. Điều này một phần là do tốc độ tăng trưởng đạt cao hơn, và khoản thu nhập “trời cho” của các chính phủ từ việc bán bản quyền về điện thoại di động thế hệ thứ ba, nhưng cũng một phần là kết quả của nhiều năm thắt lưng buộc bụng. Nếu các chính sách không thay đổi, thì ngay cả khi các khoản thu nhập “trời cho” bị giảm xuống trong các năm sau, khu vực đồng EURO sẽ
vẫn còn bội thu ngân sách chút ít.
Các chính phủ đang tận dụng lợi thế này để thực hiện một số cải cách dài hạn về thuế. Một lần nữa, đồng tiền chung lại góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh về thuế.
55 Do đầu tư có thể di chuyển dễ dàng giữa các nước thành viên, các công ty có xu hướng chuyển sang các nước có thuế suất thấp, do đó các chính phủ bị áp lực phải giảm thuế.
Cải cách thuế ởĐức là tầm cỡ nhất, và nó đã gây sức ép cải cách cho các nước khác như Pháp và Italia. Tuy nhiên kế hoạch cải cách thuế ở Pháp không được triệt để
như ở Đức. Việc cắt giảm thuế này sẽ thúc đẩy sáng kiến làm cho đầu tư ở các doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn và mức động viên về thuế của khu vực đồng EURO (43%) vẫn còn ở mức cao so với Mỹ (31%). Nếu như tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 3%, và tỷ lệ thất nghiệp giảm thấp nữa, các chính phủ có thể giảm số thu về
thuế 0,7% GDP mỗi năm mà vẫn đảm bảo được cân bằng ngân sách. Nếu như được như vậy thì gánh nặng thuế ở khu vực ở châu Âu sẽ giảm được
xuống ở mức của những năm giữa thập kỷ 70. Đây chỉ là hy vọng vì cho đến khi nó thành hiện thực, còn rất nhiều điều xảy ra.
Tóm lại, bên cạnh những cải cách mới được thực hiện, thì châu Âu vẫn còn những vấn đề chưa làm được. Tuy nhiên điều đó là dễ hiểu bởi hơn 3 năm, đó chưa phải là khoảng thời gian dài để châu Âu có thể đạt được tất cả các mục tiêu đặt ra và
đồng EURO mới chỉ bắt đầu "vòng đời" của nó. Do đó cần phải có thời gian để châu Âu dần tự hoàn thiện và đi đến mục tiêu mình.