II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA EMU VÀ QUÁ TRÌNH LƯU HÀNH ĐỒNG EURO TRONG HƠN 3 NĂM QUA
2. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LƯU HÀNH ĐỒNG EURO
2.1. Sự biến động của tỷ giá EURO/USD
a. Đồng EURO yếu - Lợi hay hại?
Việc đồng EURO liên tục sụt giá và đi kèm với tốc độ tăng trưởng thấp có thể
dẫn tới hai kết luận: Thứ nhất, EMU là một thất bại. Thứ hai, tình thế ở châu Âu là không thể thay đổi được, châu Âu chỉ có cách chấp nhận là luôn đi sau nước Mỹ, và việc đầu tư vào đồng USD là có hiệu quả hơn đầu tư vào đồng EURO. Tuy nhiên, trái với mọi điều mọi người nghĩ, đồng tiền chung châu Âu không phải là một thất bại, mà nó đang là động lực thúc đẩy kinh tế châu Âu phát triển.
Trong thời gian lưu hành đồng EURO đã có lúc giảm 30% so với mục tiêu ban đầu đặt ra, nhưng đây không phải là mức thấp nhất trong lịch sử. Nhìn lại giỏ
56
tiền của các đồng tiền các nước trong liên minh tiền tệ, có thể thấy năm 1985, giá trị của giỏ tiền này là 69 cent. Hoặc hãy nhìn vào đồng Mark Đức: đồng tiền này đã lên giá 50% so với đồng Đô la kể từ thời điểm nó ở mức thấp nhất năm 1985 (xem biểu đồ 3 trang bên).
Do vậy đứng trên quan điểm lịch sử đồng EURO không phải là quá yếu. Hơn nữa đây chỉ là những xu hướng nhất thời chứ không mang tính chất hệ thống. Sự sụt giá của đồng EURO trong thời gian qua, trên thực tế không quá nghiêm trọng như
người ta đã nghĩ, trái lại nó đã tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế EU. Cụ thể là:
+ Xét trong ngắn hạn: “Đồng EURO yếu nhưng nền kinh tế EU không yếu, mà trái lại chính điều này đã tạo động lực tăng trưởng kinh tế EU”.
Đánh giá trên đã được nhiều nhà phân tích kinh tếđưa ra và thực tế cũng
Biểu đồ 3:
chứng minh điều đó là hoàn toàn đúng.
Nhờđồng EURO mất giá nên nên xuất khẩu của châu Âu đã tạo được thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Xuất khẩu của Italia, một trong 3 nền kinh tế lớn nhất
Biểu đồ 3: Tỷ giá so với đôla Mỹ
Thang giá trị ngược DM/USD USD/Euro 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5
Nguồn : Primark Datastream
Euro
DM
57 EMU, đã hoạt động rất tốt nhờ sự tăng khối lượng xuất khẩu. Xuất khẩu trong 4 tháng
đầu năm 2000 đã tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 1997. Trong khi đó kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất trong khu vực sử dụng đồng EURO, cũng vận hành tốt. GDP của
Đức năm 2000 dựđoán sẽ đạt 3%. Nước Pháp được dự báo với mức tăng cao nhất đạt 3,7%. GDP của toàn khu vực EURO-11 được dự báo sẽ đạt 3,4% trong năm 2000, cao hơn so với mức 2,3% trong năm 1999 và trong năm 2001 có thể đạt mức 2,9%.
Tỷ lệ thất nghiệp ở 11 nước sử dụng đồng EURO nhìn chung đều giảm. Tỷ lệ
thất nghiệp ởĐức trong tháng 11/2000 là 9,3%, giảm 1,1% so với cùng kỳ năm trước.
ở Pháp, tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 10 là 9,4%, giảm đáng kể so với tháng 10/1999. Tỷ lệ thất nghiệp của toàn bộ khu vực đồng EURO trong tháng 10/2000 là 8,9%, giảm so với mức 9,7% trong tháng 10/1999. Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp trên vẫn còn
được cho là cao. Theo Eurostat, trong tháng 6/2000, toàn châu Âu có 14,4 triệu người thất nghiệp, riêng ở khu vực đồng EURO có 11,8 triệu. Cho dù còn đứng ở mức cao nhưng tỷ lệ thất nghiệp giảm đã cho thấy rằng đồng EURO yếu đã không gây ảnh hưởng tiêu cực đến vấn đề tạo công ăn việc làm ở châu Âu mà trái lại nó còn có những tác động tích cực. Sự mất giá đã thúc đẩy nền xuất khẩu của Pháp và kích thích tiêu thụ trong nước từ đó tạo được nhiều công ăn việc làm.
Như vậy đồng EURO mất giá so với đồng USD đã tạo điều kiện cho các công ty châu Âu có lợi thế cạnh tranh hơn, thúc đẩy xuất khẩu, sản xuất phát triển, do vậy
đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2000 (3,4%).
+ Xét trong dài hạn: Tình thế trên chỉ là trước mắt, về lâu dài nếu ECB không đưa ra các chính sách tiền tệ thích hợp để thay đổi tình trạng này thì sức sản xuất của các doanh nghiệp châu Âu sẽ giảm và các chính phủ sẽ phải đình lại các quá trình cải tổ cơ cấu trong mỗi nước EU.
Sự thật đúng như vậy. Đồng EURO yếu cùng với giá dầu tăng cao đã gây lo ngại cho khu vực EURO-11 về vấn đề lạm phát. Theo Eurostat ngày 21/8/2000, cho biết tỷ lệ lạm phát trong tháng 7 là 2,4% ngang với mức cao hồi tháng 6 nhưng cao hơn nhiều so với một năm trươc đó. Trong khi đó tỷ lệ lạm phát ở 15 nước EU là 2,2% trong tháng 7 so với tháng 6 là 2,1%. Các nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất là Ailen 5,9% và Luc-xăm-bua là 5,7%. Nước có tỷ lệ lạm phát thấp nhất là Anh 1,1%.
58 Theo Dow Jones, giá dầu tăng cao đã làm lạm phát ở khu vực EURO-11 trong tháng 9/2000 lên tới 2,8% cao hơn 0,5% so với tháng 8. Điều này đã dẫn đến việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của ECB thông qua các lần cắt giảm lãi suất.
Mặt khác sự giảm giá của đồng EURO cũng đã làm các công ty Mỹ tại châu Âu chịu thiệt hại đáng kể. Điều này gián tiếp tác động đến kinh tế EU thông qua con
đường đầu tư. Mà ta biết rằng đầu tư là một lĩnh vực quan trọng giúp EU tăng trưởng kinh tế. Đồng EURO yếu làm cho các công ty Mỹ thiệt hại do hàng quý các công ty này phải tính gộp các khoản thu nhập cỉa mình và sau đó chuyển sang đồng Đôla. Do vậy, nếu 1 công ty thu được 12 triệu USD, nhưng giá trị của đồng EURO giảm từ 1 USD = 1 EURO xuống còn 90 cent = 1 EURO thì khoản tiền trên sẽ chỉ còn trị giá 900.000 USD chứ không phải là 1 triệu USD. Trong trường hợp này các công ty có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro song đây luôn là một việc mạo hiểm và chi phí cho biện pháp phòng ngừa là không rẻ. Một biện pháp phòng ngừa có thể được đưa ra ở đây là các công ty nên gắn thu nhập và chi phí vào cùng một loại tiền tệ bằng việc sản xuất và mua nguyên liệu tại bản địa.
Bảng 8: THIỆT HẠI CỦA MỘT SỐ CÔNG TY MỸ DO ĐỒNG EURO MẤT GIÁ
Công ty Thu nhập* (triệu USD) Giảm và đồng EURO** (%)
Good year 368 30
Caterpillar 298 12
Mcdonald’s 910 5
Kimberly-clark 667 2,5
Nguồn: Business Week 4/12/2000
* Quý 3 năm 2000
** Ước tính của các nhà phân tích
Bên cạnh các công ty Mỹ, những người dân châu Âu có thu nhập bằng đồng EURO cũng chịu thiệt hại khi họ đi du lịch hay làm việc bên ngoài châu Âu tại các nước sử dụng hoặc gắn bản tệ với đồng Đôla Mỹ. Đối với những người này giá cả tại
59 nước ngoài trở nên quá đắt đỏ. Ngay tại Anh, một nước EU nhưng đồng Bảng Anh lại gắn chặt với đồng Đôla Mỹ hơn là với đồng EURO, giá cả cũng trở nên khó chấp nhận. Marry Fllain, một nhà văn ở Paris, người cũng có một căn hộ ở London, nói: “Giá cả ở Anh thật khủng khiếp”. Bất cứ khi nào bà sang Anh bà đều mang theo các thứ cần thiết và hàng tạp phẩm, điều mà bà chưa bao giờ làm. Bà nói: “Bà và chồng bà giờ đây phải cẩn thận khi ăn tiệm ở London”. Trong khi đó những người cầm trong tay đồng USD lại đang thích thú. Karent Fawcett, một người Mỹ ở Paris, nói: “Tôi nghĩ mình đang ở thiên đường vậy”. Tuy nhiên sự hưởng lợi của những người này không phải tuyệt đối bởi các loại thuế giá trị gia tăng đánh vào hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ ở châu Âu thường làm mất nhiều những lợi ích mà đồng EURO yếu mang lại. Trên thực tế trong nhiều trường hợp thuế đã làm san bằng giá cả ở hai bờĐại tây dương.
Mặc dù đồng EURO mất giá liên tục từ khi nó ra đời, nhưng nó đã không có tác động quá tiêu cực đến nền kinh tế châu Âu như nhiều người nghĩ, thậm chí còn cho rằng đó là biểu hiện của sự thất bại của Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu.
Với những chỉ số tăng trưởng kinh tế nhưđã trình bầy ở các phần trên thì
chúng ta có thể hy vọng vào một triển vọng tốt đẹp của đồng EURO trong tương lai tới.
b. Song rõ ràng là không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của một
đồng tiền chung ở khắp mọi nơi trên thế giới và trên thực tế, các nước thuộc EMU đã viết nên được một bộ sách về việc làm thế nào để hoàn thành được sự ổn định và hội tụ kinh tế. Bất kể những thăng trầm của thị trường hối đoái, bộ sách đó đang trở thành trung tâm ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách kinh tế quốc tế:
+ Thứ nhất: đó chính là những kinh nghiệm mà các nước và khu vực khác trên thế giới có thể học hỏi được từ EMU:
Lý do chủ yếu khiến các khu vực trên thế giới đang tiến tới học hỏi kinh nghiệm của châu Âu đó là lợi ích mà từng nước có thể đạt được nếu chịu sự điều chỉnh của một nguyên tắc tiền tệ. Tấm gương của châu Âu cho thấy, từ liên minh kinh tế và tiền tệ trong khu vực có thể dẫn tới sự hợp tác trong các lĩnh vực khác. Một ví dụ điển hình là các nước thành viên của một liên minh kinh tế và tiền tệ không thể
60 tiến hành việc bảo hộ đối với thị trường nội địa hay đối đầu trong thương mại. Khi sự ổn định tỷ giá hối đoái được bảo đảm, việc thành lập các thị trường tài chính hay một
đồng tiền chung là một việc làm cần thiết. Tiêu biểu nhất là đồng EURO đã bắt đầu có ảnh hưởng tại châu Mỹ La Tinh. Các nước thành viên Mercrosur - bao gồm Braxin, Achentina, Paragoay, Urugoay, Bolivia và Chile bắt đầu nói tới một liên minh tiền tệ. Đây không đơn thuần là vấn đề đô la hoá mà là sự hợp sức để tạo ra một
đồng tiền chung. Quan hệ giữa Bra-xin và Ác-hen-ti-na vốn đã căng thẳng, song kinh nghiệm từ châu Âu cho thấy những trở ngại đó có thể vượt qua. Đức và Pháp đang sử
dụng chung một đồng tiền sau 55 năm kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Những tín hiệu từ châu Á với ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), cùng góp nguồn lực tài chính để hạn chế sự biến động của tỷ giá hối đoái. Điều này dường như không giống sự ra đời của đồng EURO nhưng nó cho thấy một hướng đi tựa như một số hiệp định bắt đầu đưa châu Âu vào con đường liên minh kinh tế và tiền tệ hồi đầu những năm 70. Đó là những ngày của “con rắn” tỷ giá hối đoái và sau
đó là hệ thống tiền tệ châu Âu. Các biện pháp đó nhằm làm giảm sự dễ biến động của các tỷ giá hối đoái châu Âu. Các nước châu Á đã bắt đầu đề cập về các biện pháp tỷ
giá cố định, đúng như những cuộc đối thoại đã dẫn các nước châu Âu đến một đồng tiền chung. Như vậy tại sao không thể nghĩ đến một đồng tiền chung châu Á hay một
đồng tiền chung của Liên minh châu Phi (AU) vừa mới ra đời?
+ Thứ hai: Kinh nghiệm hoà hợp châu Âu đã làm thay đổi cách suy nghĩ của các nhà hoạch định chính sách tiền tệ trên toàn thế giới.
Trước khi có đồng EURO, vấn đề hợp tác tiền tệ chỉ có nghĩa là tuân theo những mệnh lệnh lặng lẽ của Cục dự trữ liên bang Mỹ, vì đồng Đôla Mỹ là đồng tiền trao đổi chính trên thị trường thế giới. Song đồng EURO đã chứng minh là có sự thay
đổi, đó là việc tạo ra những điều kiện kinh tế và tài chính cho một đồng tiền ổn định giữa một nhóm nước. Giá trị đích thực của một mô hình kiểu đó lại không nằm trong
đồng tiền thống nhất đó mà là sự hội tụ kinh tế và tài chính phát sinh từ quá trình đó. Chúng ta hãy nhớ lại hiệp ước Maastricht, mặc dù lúc đó có nhiều ý kiến trái ngược, có những đòi hỏi phải ổn định kinh tế vĩ mô, nhưng những nước tham gia EMU đã
61 chấp nhận năm 1992 và điều này đã chứng tỏ khả năng thành công của một đồng tiền chung duy nhất.
+ Thứ ba: Hiện nay, mặc dù Liên minh tiền tệ có cái gì đó không quen đối với các nước đang phát triển ở châu Mỹ Latinh và châu Á, trong đó có cả tính ổn định và những gượng ép trong các chính sách tài chính của chính phủ, nhưng việc hội tụ kinh tế có thể là một đóng góp thực sự vào việc giải quyết những vấn đề nổi cộm nhất. Việc thiết lập theo hiệp ước Maastricht về thâm hụt ngân sách, về nợ và mức lạm phat sẽ tạo ra sự khó chịu đối với các nước có thị trường mới nổi lên. Đầu tiên, những nước này phải chịu một nguồn vốn lớn được đưa vào, sau đó nguồn vốn bịđột ngột rút đi và cuối cùng là chịu sự khắc nghiệt của các hành động cứu trợ của Quỹ tiền tệ
quốc tế (IMF). Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là nếu tất cả các nước trong một khu vực đều tuân theo trât tự cần thiết cho việc thống nhất tiền tệ theo kiểu các hiệp ước Maastricht thì đơn giản là sẽ có ít lý do hơn để cho lượng tiền nóng bị tuôn ra khỏi nước này hay nước kia trong số các nước đó. Và để chống lại sự suy sụp đó, các khu vực có đồng tiền thống nhất là những mục tiêu rất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Những khu vực đó đặt ra cho các nhà đầu tư khả năng về những thị trường tài chính rộng rãi và thông thoáng hơn, khó bị mất ổn định hơn. Do đó mà thân phận của đồng EURO sẽ không thể bị phán xét bởi các thị trường hối đoái hiện nay. Thay vào đó
đồng EURO sẽ được đánh giá bằng thực tế. Châu Âu đã chứng minh cho phần còn lại của thế giới thấy, bằng cách nào để thực hiện việc cải thiện có ý nghĩa về chính sách kinh tế tổng thể trên khắp một khu vực địa lý rộng lớn. Hiệp ước Maastricht bị chỉ
trích và cho rằng sẽ không chịu đựng nổi những sức ép chính trị của châu Âu, đánh giá thấp liều thuốc bổ đối với các nền kinh tế trong khu vực đồng EURO. Bằng cách chứng minh có thể tiến hành hợp tác khu vực ở mức độ cao hơn, EMU đã trở thành một khuôn mẫu cho nhiều nước đang phát triển hướng tới. Chúng ta cũng đừng để bị
lung lạc bởi những tin tức và sự mất giá tạm thời của đồng EURO so với đồng USD. Các thị trường đều có lúc lên lúc xuống, song việc ra đời của đồng EURO đã mở ra một hướng suy nghĩ mới về chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái trên toàn thế giới. Có thể trong vòng 20 năm nữa, hầu hết các nước sẽ tham gia vào các liên minh tiền tệ
62 nhận vấn đề là nếu cứ mỗi nước trong tổng số 200 nước trên toàn thế giới đều có ngân hàng trung ương và đồng tiền riêng thì thật là ngớ ngẩn. Và như vậy thì đúng là việc thống nhất tiền tệ châu Âu đã tiên phong mởđường cho quá trình này.
c. Mặc dù trong thời gian gần 4 năm qua đồng EURO đa số được đánh giá
thấp hơn đồng USD nhưng từ khi đồng tiền “thực” chính thức được đưa vào lưu thông, đồng EURO đang dần mạnh lên, cụ thể là hiện nay đồng USD đang bị mất giá so với đồng EURO. Điều đó là do một số nguyên nhân sau đây:
+ Thứ nhất: Trong mấy năm qua sở dĩ EU yếu hơn trong cuộc cạnh tranh với