Ngân hàng trung ương châu Âu-ECB, một ngân hàng độc lập với chính sách tiền tệ thống nhất sẽ là cơ sở quan trọng đảm bảo sự ổn định và phát

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành docx (Trang 85 - 87)

II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA EMU VÀ QUÁ TRÌNH LƯU HÀNH ĐỒNG EURO TRONG HƠN 3 NĂM QUA

2. TRIỂN VỌNG CỦA ĐỒNG EURO TRONG TƯƠNG LA

2.3. Ngân hàng trung ương châu Âu-ECB, một ngân hàng độc lập với chính sách tiền tệ thống nhất sẽ là cơ sở quan trọng đảm bảo sự ổn định và phát

chính sách tiền tệ thống nhất sẽ là cơ sở quan trọng đảm bảo sự ổn định và phát triển của đồng EURO trong tương lai.

Thông qua các chính sách điều hành của ECB trong thời gian vừa qua ta thấy, ECB đã bắt đầu thoát ra khỏi sự lệ thuộc vào những đối sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương Mỹ. Trước đây người ta đã từng nói rằng mỗi khi ông Alan Greenspan, chủ tịch cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED), đưa ra quyết định điều chỉnh lãi suất thì các thị trường trên thế giới cũng biến đổi theo. Mọi người phải theo dõi, quan sát dựđoán từng động thái của con người này. Nhưng thực tế không hoàn toàn như vậy, trong thời gian qua ECB đã chứng tỏ sự độc lập của mình khi mà FED đưa ra các quyết

định cắt giảm lãi suất trong năm 2001, và hàng loạt các nước khác làm theo nhưng ECB vẫn tỏ ra bình tĩnh, điều này ban đầu đã gây ra những phản ứng khác nhau của giới kinh doanh nhưng ECB đã có những bước đi hết sức thận trọng, và thực tế đã chứng minh điều đó, mức lãi suất 3,25% vẫn được ECB duy trì cho đến nay, đây là mức lãi suất phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay của EU.

Hiện tại có thể khẳng định rằng chưa có một ngân hàng nào độc lập hơn ECB. Quy chế của ECB đã quy định rõ ràng và nhất quán: cả ECB lẫn các ngân hàng trung

ương quốc gia hay bất kỳ thành viên nào trong cơ quan ra quyết định của các tổ chức này đều không phải xin chỉ thị hay chấp hành mệnh lệnh của các tổ chức trong Cộng

đồng hoặc là của bất kỳ chính phủ một nước thành viên nào hay của bất kỳ cơ quan nào. Thậm chí ngay cả FED, vốn được coi là có tính độc lập rất cao, thì cũng bị

“chính trị hoá” nhiều hơn ECB. Theo ông Herry Kissinger: “FED được thành lập sau khi nước Mỹ đã có các thể chế chính trị. Tuy nhiên, dù độc lập về mặt pháp luật thì một vị chủ tịch cục dự trữ liên bang khôn ngoan vẫn có liên hệ chặt chẽ với Vụ ngân khố, nơi hoàn toàn thấu hiểu những quyết định của Tổng thống và rất nhạy cảm với những sự kiện diễn ra tại Quốc hội. Ông ta không phải làm theo những mong muốn

86

của họ nhưng ông ta cũng không nên tuỳ ý bỏ qua chúng một cách thường xuyên. Ngược lại ECB có địa vị độc lập với các ảnh hưởng chính trị”. ECB thực sự là một tổ

chức đứng trên các quốc gia. Như vậy, ECB với sự độc lập trong các quyết sách đối với những biến động trên thị trường tiền tệ châu Âu, với một mục tiêu theo đuổi là sự ổn định giá cả chắc chắn sẽ tạo những cơ hội phát triển mới cho khu vực đồng EURO cũng như cho chính bản thân đồng EURO trong tương lai.

Bên cạnh những nhân tố có tính chất quyết định đó, còn có nhiều nhân tố khác

ảnh hưởng đến triển vọng của đồng EURO trong tương lai tới (đó là kỷ luật tài chính hà khắc đối với bất kỳ một nước thành viên nào vi phạm quy chếđề ra, là sự gia nhập EMU của Anh, Đan Mạch, Thuỵ Điển...). Nhưng, như các phần trên đã trình bầy, hiện tại EU còn trở ngại trên con đường thống nhất của mình, điều đó cũng dễ hiểu bởi Liên minh kinh tế tiền tệ châu Âu đang trên đà hoàn thiện mình do đó những trục trặc ban đầu là không thể tránh khỏi.

Trong tương lai, chúng ta có cơ sở để tin tưởng rằng đồng EURO sẽ trở thành một đồng tiền mạnh, vị thế độc tôn của đồng Đôla trong hệ thống tiền tệ thế giới sẽ

mất đi. Đúng như sự lạc quan của ông Robert Mundell, người được giải thưởng Nobel kinh tế học năm 1999 đồng thời là cha đẻ của Lý thuyết khu vực tiền tệ tối ưu, nói rằng: “Trước mắt, đồng Đôla vẫn giữ vai trò thống trị, vai trò của đồng EURO sẽ tăng dần trong vòng 15 năm tới và khi đó đồng EURO sẽ hoàn toàn có thể ganh đua được với đồng với đồng Đôla về tất cả các lĩnh vực như dự trữ quốc tế, tỷ trọng sử dụng trong các giao dịch ngoại hối, thương mại, đầu tư quốc tế ..”. Hay như quyết tâm của ngài Wim Duisenberg, vị chính khách hàng đầu có nhiệm vụ kiểm soát và

điều chỉnh tỷ giá đồng EURO: “Sự mất giá của đồng EURO trong thời gian qua không làm tôi thực sự lo lắng, chỉ có một con đường duy nhất cho đồng EURO tiến tới là trở thành một đồng tiền quốc tế mạnh có thể ganh đua với đồng USD, đồng Yên Nhật”.

Tóm lại, như một quy luật, các đồng tiền đều mạnh lên theo thời gian. Đồng

Đôla đã giảm giá gần 30 năm so với đồng Yên Nhật trước khi lên giá trở lại vào năm 1995. Việc đồng EURO giảm giá trong thời gian qua chưa phải là mức thấp nhất trong lịch sử, bởi đã có lúc đồng Đôla đã giảm 56% (1USD = 1,37DM so với mức

87 1USD = 3,45DM (1985)). Do vậy việc đồng EURO giảm 30% - mức thấp nhất, thì cũng vẫn còn một khoảng cách khá xa so với mức độ giảm giá của đồng Đôla trong lịch sử, điều đó chưa thực sự là quá nghiêm trọng và không làm chúng ta bi quan về

triển vọng của nó. Đương nhiên đồng EURO không có ý định làm “đảo chính”, lại càng không thể lật đổ ngay được ngai vàng của đồng Đôla, nhưng chắc chắn cùng với sự xuất hiện của một nhân tố mới tích cực này, thế giới sẽ tránh được “vấn đề Đôla” theo cách nói giàu hình tượng của Cựu Bộ trưởng Ngân khố Mỹ James Connlly: “Đôla là đồng tiền của chúng tôi nhưng vấn đề thuộc về các bạn”.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành docx (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)