NHỮNG THÁCH THỨC XUẤT PHÁT TỪ CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG EMU

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành docx (Trang 27 - 30)

III. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA NHẤT THỂ HÓA TIỀN TỆ CHÂU ÂU

1. NHỮNG THÁCH THỨC XUẤT PHÁT TỪ CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG EMU

* Liên minh châu Âu gồm 15 nước thành viên tuy nhiên mới chỉ có 12 nước tham gia EMU (11 nước tham gia đợt đầu và Hy Lạp tham gia vào ngày 1/1/2001). Như vậy rõ ràng trong 1 Liên minh tồn tại hai phái, điều này chắc chắn phải có nguyên do của nó và cũng chứng tỏ rằng việc hình thành EMU và đồng EURO chưa thực sự có được sự ủng hộ của toàn Liên minh EU.

* Hiệp ước Maastrich 1993 đặt ra 5 tiêu chí gia nhập EMU. Tuy nhiên hiện vẫn còn nhiều bất đồng xung quanh các tiêu chí này: ủng hộ và phản đối.

Thứ nhất: Các tiêu chí hội nhập này có tính tuỳ hứng trong mối quan hệ với các mục tiêu, không dựa trên một cơ sở khách quan cụ thể.

Thứ hai: Tiêu chí nợ chính phủ thực tế là không hợp lý vì nó chỉ được nhìn nhận từ góc độ vế tài sản nợ mà không đề cập đến vế tài sản có thuộc nhà nước. Bởi vì cùng một tỷ lệ % nợ quốc gia trên GDP, nhưng đối với quốc gia có tài sản thuộc sở

hữu nhà nước lớn hơn thì tỷ lệ thanh khoản sẽ cao hơn và ngược lại đối với các quốc gia có tài sản thuộc sở nhà nước thấp hơn thì tỷ lệ thanh khoản sẽ thấp hơn. Như vậy tiêu chí nợ quốc gia trên GDP là không đồng nhất, không bình đẳng và không phản ánh được mức độ thanh khoản của mỗi quốc gia.

Thứ ba: Hiệp ước Maastricht bao gồm nhiều điều khoản ràng buộc trước khi gia nhập EMU nhưng lại không có các điều khoản qui định những điều kiện sau khi gia nhập là như thế nào. Như vậy ở một chừng mực nhất định, Hiệp ước tỏ ra không thật lôgíc. Một quốc gia có thể cố gắng sử sự thật tốt (thực hiện các tiêu chí hội nhập)

để hội tụ đủ các điều kiện trở thành thành viên của EMU nhưng sau đó có thể sử sự

tuỳ hứng.

* Trên thực tế, EU là một liên minh tập hợp nhiều quốc gia độc lập có truyền thống văn hoá, tập quán và trình độ phát triển là khác nhau. EURO là đại diện tiền tệ

chung và duy nhất cho một liên minh kinh tế khu vực nhưng liên minh ấy lại không có một thể chế pháp lý tương tự như một nhà nước thực thụ, thuần nhất có đầy đủ sức

28 mạnh. Đây là yếu tố quan trọng nhất tác động trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện các mục tiêu thống nhất tiền tệ tài chính của châu Âu.

* Hiện tại EMU bao gồm 12 nước thành viên (mới kết nạp thêm Hy lạp 1/1/2001), tuy nhiên mức độ đồng đều giữa các nước thành viên này là rất kém. Điều

đó có nghĩa rằng mục tiêu đặt ra là sớm khắc phục chênh lệch giữa các nước nhỏ và các nước lớn là điều rất khó. Mặt khác, trong nội bộ các nước EMU cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn cơ bản tác động trực tiếp đến các mục tiêu đặt ra:

+ GDP của cả khối năm 1997 là 6600 tỷ USD, thì chỉ tính riêng 3 nước Đức, Pháp, Italia đã chiếm đến 3/4. So với Đức GDP của Bồ Đào Nha chỉ bằng 1/22. Mặt khác tốc độ phục hồi kinh tế rất không đồng đều giữa các nước trong khối.

Theo Uỷ ban châu Âu, hiện nay tại Đức, Pháp, Italia dấu hiệu phục hồi kinh tế là khá khiêm tốn, tăng trưởng kinh tế vẫn rất chậm (dưới 3%), nhưng tại “các nước nhỏ” như Phần Lan, Ailen, Hà lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha lại bộc lộ nguy cơ có nhiều dấu tăng trưởng nhanh, dấu hiệu của một nền “kinh tế nóng”đã xuất hiện. Tốc

độ tăng trưởng kinh tế tại các nước này năm 1998 là 4% tại Ailen là khoảng 5,8%. Nếu tình trạng này kéo dài, điều gì sẽ xảy ra đối với kinh tế các nước thuộc EURO? Trước hết “Kinh tế nóng” gắn liền với nguy cơ lạm phát. Và chính sách “nới lỏng ngân sách” sẽ ảnh hưởng xấu đến ổn định tiền tệ chung, điều mà EMU không hề

mong muốn. Để sửa chũa hoặc ngăn chặn, Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) sẽ

phải tăng lãi suất. Nhưng lãi suất tăng sẽ làm kìm hãm tăng trưởng tại “các nước lớn” như Đức, Pháp, Italia. Đứng trước mâu thuẫn này, ECB và EU chỉ còn con đường thuyết phục “các nước nhỏ” áp dụng chính sách “thắt chặt ngân sách” mà thôi-một

điều không hoàn toàn khó nhưng cũng chẳng dễ chút nào.

+ Về sức mua: mặc dù khi đồng EURO ra đời, cả 12 quốc gia thành viên sẽ

cùng sử dụng chung một đồng tiền nhưng sức mua của người dân giữa các nước khác nhau lại rất khác nhau. Bằng chứng rõ nhất là mức độ khác biệt rất lớn về chỉ tiêu GDP bình quân đầu người của mỗi nước. Tại Lúc xăm bua, GDP/người đạt 45.745 USD, trong khi đó tại Bồ Đào Nha chỉ có 11.420 USD. Còn bình quân của cả khối EURO là 25.789 USD. Như vậy, nơi có sức mua cao nhất lớn gấp 4 lần nơi có sức

29 mua thấp nhất. So với mức bình quân EU, độ chênh lệch lên tới 200%-một khoảng cách không hề nhỏ.

+ Về thất nghiệp cũng vậy. Năm 1997, tại Tây Ban Nha, nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là 20,7% trong khi đó tại Lúc xăm bua, nơi có tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất chỉ có 3,5%. Tỷ lệ thất nghiệp bình quân của cả khối EU là 10,7% tương đương với 18 triệu người thất nghiệp và 11,2% đối với EU-11, cao hơn bình quân của cả

cộng đồng. Trong khi đó ở Mỹ là 4,6% còn Nhật là 3,5%. Tuy đây chỉ là những số

liệu trong quá khứ trước khi cho ra đời đồng EURO, tuy nhiên nó cũng cho thấy một thách thức rất lớn đặt ra đối với EMU, rằng: liệu sự ra đời của đồng EURO có giúp EU đạt được mục tiêu giảm tỷ lệ thất nghiệp hay không?- một căn bệnh mãn tính của EU. Đây là một câu hỏi hóc búa đối với Liên minh châu Âu nhưng lại không được ghi như là một điều kiện tiên quyết đối với các nước thành viên phải tôn trọng khi muốn gia nhập khối EURO, không phải là một tiêu chí hội nhập. Đây là một thách thức lớn đối với EMU trong tương lai, thậm chí trước mắt

có thểđồng EURO còn làm cho nhiều người mất việc làm vì dưới sức ép cạnh tranh mới, sinh ra từ việc lưu hành đồng tiền duy nhất châu Âu, các công ty buộc phải hợp lý hóa sản xuất, tiến hành rà soát lại sản suất, cơ cấu lại... và “sa thải” là “quả bồ hòn” tất yếu phải ngậm.

* Việc thành lập EMU và cho ra đời đồng tiền EURO là cố gắng, nỗ lực của tất cả các thành viên trong đó đặc biệt phải kể đến những nỗ lực to lớn của hai đầu tầu kinh tế là Đức và Pháp. Đây cũng chính là lý do tại sao hai nước này lại có tiếng nói quyết định trong các chính sách của EMU. Hiện tại vẫn còn tồn tại sự bất đồng về vấn

đề trọng lượng của “tiếng nói” trong các quyết định của EU giữa các nước thành viên với nhau. Cho đến nay, các nước đông dân vẫn chiếm nhiều lá phiếu hơn trong các cuộc biểu quyết. Sự tranh cãi mang tính định chế này đã tập hợp các nước Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Hi Lạp và Phần Lan thành một liên minh chống đối khi các nước này vì lẽ

sự phân bố số phiếu, tức số ghế đại biểu Nghị viện châu Âu theo tỷ lệ dân số là không thể chấp nhận được, cả Bỉ và Hà Lan đều không hài lòng ngay cả với nhau: Trước kia hai nước này cùng số phiếu, nay thì Hà Lan với 16 triệu dân sẽ nhiều phiếu hơn Bỉ

30 (trước kia Đức và Pháp có cùng số phiếu). Như vậy, trong một liên minh mà tồn tại những bất đồng như vậy thì việc tạo ra một tiếng nói chung trong các quyết sách là hết sức khó khăn điều này trực tiếp tác động đến mục tiêu tạo ra sự ổn định và hợp tác nhất định về chính trị giữa các nước thành viên EMU.

* Việc thiếu một Liên minh chính trị sẽ gây nên những khó khăn trong việc hoạch định chính sách và điều hành hoạt động của EMU.

Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu được coi là đỉnh cao của sự hợp tác khu vực về kinh tế, là trường hợp duy nhất dẫn đến sự hợp tác về tiền tệ. Tuy nhiên xét về

mặt hợp tác chính trị thì còn rất sơ đẳng, nếu không muốn nói là quá non trẻ. Thực chất trong Liên minh kinh tế này chưa có một cơ chế chính trị thống nhất, đây chính là một điểm yếu lớn nhất của Liên minh EU mà nó sẽ tác động rất lớn đến EU trong một thế giới đầy bất biến này.

Chính vì vậy mà việc tạo ra một sự hợp tác nhất định về chính trị giữa các nước thành viên hiện nay là một yêu cầu cấp bách, ở đây muốn nhấn mạnh là “hợp tác” chứ chưa đề cập đến “Liên kết” bởi vì trong tương lai tới, việc Liên minh kinh tế

châu Âu sẽ trở thành một Liên minh chính trị là chưa thể trở thành sự thật vì mâu thuẫn giữa lợi ích quốc gia dân tộc của các nước thành viên và lợi ích chung của toàn EU vẫn chưa được giải quyết. Tuy nhiên, để đạt được một sự hợp tác nhất định đó cũng không phải là một điều dễ dàng, nó đang trở thành một câu hỏi làm đau đầu các cơ quan chức trách của EU.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành docx (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)