III. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA NHẤT THỂ HÓA TIỀN TỆ CHÂU ÂU
2. NHỮNG BIẾN ĐỘNG LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LƯU HÀNH ĐỒNG EURO
2.1. Trong nội bộ EU
a. Phản ứng của các nước trong EU trước sự ra đời của đồng tiền EURO
Sau nhiều năm tháng chuẩn bị, đồng tiền chung châu Âu đã chính thức ra đời vào ngày đầu tiên của năm 1999. Đây là một sự kiện quan trọng trên thị trường tài chính tiền tệ không những đối với châu Âu mà còn đối với cả thế giới. Sự ra đời của
đồng EURO được coi là câu trả lời mang tính chiến lược, cụ thể đối với vấn đề toàn cầu hoá kinh tế, tài chính đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế giới hiện nay. Với sự
xuất hiện này, châu Âu thực sự liên kết, thống nhất lại, hiện đại hoá cơ cấu để tăng cường thực lực kinh tế và củng cố vị trí của mình trên trường quốc tế.
34 Tính đến nay, đồng EURO đã được lưu hành gần 4 năm, về mặt kỹ thuật có thể
khẳng định rằng quá trình lưu hành đồng EURO đã hoàn toàn thành công. Tuy nhiên, ngay từ khi mới bắt đầu ra đời, đồng EURO đã vấp phải 2 xu hướng phản ứng khác nhau của người dân châu Âu:
+ Đối với các chính trị gia: thì thực sự hài lòng về sự ra đời của đồng EURO, vì giấc mộng hơn 40 năm đã thành hiện thực mà không có một lỗi nhỏ kỹ thuật nào. Thái độ lạc quan của họđược bộc lộ rõ qua từng lời nói:
Thủ tướng Đức, Xtra-Đơ bộc bạch: “Cách đây 9 năm, thời kỳ hậu chiến tranh thế giới đã kết thúc bằng sự kiện bức tường Berlin sụp đổ và bây giờ tương lai của chúng ta bắt đầu từ 1/1/1999”.
Thủ tướng Pháp, Jospanh tuyên bố trước đài France-Info: “Hôm nay là ngày vĩ đại trong lịch sử thế kỷ XX”.
Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, Jacques Stante’ phát biểu: “Từ nay châu Âu đã có những phương tiện tốt hơn để định hướng tương lai cho mình”.
Thống đốc Ngân hàng trung ương châu Âu, Duisenberg cam kết: “Tôi đảm bảo với các bạn rằng chúng tôi sẽ làm mọi cách tốt nhất có thể được để EURO trở thành một đồng tiền mà các công dân châu Âu có thể tin cậy được”.
Thủ tướng Áo, Victo Klima khẳng định: “EURO là cánh tay mạnh mẽ của một khu vực có tiềm lực kinh tế mạnh nhất thế giới”.
Bộ trưởng ngân khố Italia, Ciampi khái quát: “Châu Âu đã gửi đi một bản thông điệp hoà bình để kết thúc thế kỷ XX, những xung đột đã làm rung chuyển lục địa của chúng ta đã thuộc về quá khứ”.
+Để chào đón sự ra đời của đồng EURO, châu Âu đã tiến hành một loạt các hoạt động: một chiến dịch truyền thông lớn được phát động nhằm quảng bá những thông tin về đồng EURO, khối lượng đầu tư lớn vào các ngân hàng được thực hiện, một tuần lao động đối với các nhà thông tin học ... rồi đến việc dán mác nhãn kép, việc đào tạo nhân công, cải tiến hệ thống chi trả, các cuốn danh mục ghi giá bằng
đồng EURO... Cụ thể, là tại Đức, Anh, Hà Lan, họ đã đảm bảo cho việc chuyển đổi thanh toán ngay từ khi đồng EURO ra đời. Các doanh nghiệp trong khu vực đồng EURO cũng đã chuẩn bị tư thế sẵn sàng tham gia vào một giai đoạn mới, giai đoạn
35 cạnh tranh gay gắt trên một thị trường mà giá cả hàng hóa minh bạch hơn, dễ so sánh hơn. Qua đó, chúng ta thấy rõ được sự phấn khởi và nhiệt tình của người dân châu Âu trước sự ra đời của đồng EURO.
+ Tuy nhiên, cũng xuất hiện một xu hướng thái độ khác kèm theo với việc lưu hành đồng EURO, đó là thái độ “lạnh nhạt kéo dài của người tiêu dùng”.
Trên thực tế, chỉ có một số rất ít người thanh toán bằng đồng EURO nhưng chỉ
trên danh nghĩa công việc. Con số người sử dụng ít đến mức ông Dominique Strauss Kahn đã phải yêu cầu phát động một chiến dịch lớn để khuyến khích việc sử dụng
đồng EURO. Còn các nước Bỉ, Italia cũng chỉ tỏ ra là những nước học tập theo cách tốt hơn. Ở Hà Lan, các thương gia từ chối kịch liệt việc thanh toán bằng các thẻ ngân hàng sử dụng đồng EURO. Kể từ ngày 4/1/1999, những khách hàng của tập đoàn Continent chỉ thanh toán 0,01% trong tổng số các giao dịch mua bán của họ bằng ngân phiếu sử dụng đồng EURO. Và ngay cả tập đoàn Leclerc cũng không ngoại lệ. Leclerc đã thống kê (cả bằng thể ngân hàng và bằng séc) khoảng 7000 đến 8500 trường hợp thanh toán bằng đồng EURO mỗi tháng trên cả nước Pháp. Đi ngược với các nhà phân phối lớn, các thương nhân không có ý tưởng sử dụng thẻ bằng đồng EURO. Phần đông các nhà kinh doanh thường cảm thấy lúng túng đối với những khách hàng sử dụng ngân phiếu bằng đồng EURO. Còn các nhà đầu tư quốc tế thì luôn thích đồng Đôla hơn cả. Không những thế, các ngân hàng không công nhận có trách nhiệm trong các cuộc giao dịch bằng đồng EURO có thuế suất cao, họ chỉ cố
gắng tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch bằng đồng EURO. 8/10 cổ đông thực hiện bất kỳ lệnh giao dịch mua bán cổ phần nào bằng đồng EURO kể từ đầu năm 1999. Hơn nữa chỉ có 7% cổ đông đọc bản thị giá bằng đồng EURO. Trước tình hình
đó, thay vì kêu gọi các nước trước sau vẫn phải tôn trọng quy tắc “không bắt buộc - không ngăn cấm”, thì chính phủ các nước đã phải khuyến khích việc sử dụng đồng EURO.
Qua những phản ứng khác nhau của người dân châu Âu nói trên trước sự ra đời của đồng EURO, ta thấy nổi lên vấn đề là: có sự mâu thuẫn trong hành động của người dân châu Âu trước sự ra đời của đồng EURO, nói cách khác việc cho ra đời
36 lại là cả một vấn đề. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là đồng EURO không
được người dân châu Âu sử dụng, mà đó mới chỉ là những phản ứng ban đầu khi
đồng EURO mới được đưa vào lưu thông. Thực tế, tính đến thời điểm này khi những
đồng EURO giấy và xu đã nằm gọn trong túi của người dân châu Âu thì thái độ lạnh nhạt trên không còn nữa, đồng EURO đang dần chiếm được lòng tin và sự tín nhiệm của người tiêu dùng châu Âu nói riêng và thế giới nói chung.
b. Những thay đổi trong kinh tế EU sau sự ra đời của đồng EURO
Đồng EURO ra đời đã gây ra những tác động trực tiếp đến kinh tế EU. Có thể
tóm tắt những biến động kinh tế EU trong hơn 3 năm qua như sau:
Năm 1999, năm chuyển giao giữa 2 thế kỷ, một năm mang đầy ý nghĩa đối với Liên minh châu Âu, bởi đây cũng chính là năm đầu tiên đánh dấu sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu - đồng EURO. Đồng EURO ra đời ngay lập tức đã tạo ra những tác động to lớn đến nền kinh tế EU. Theo đánh giá của viện IFO, tăng trưởng GDP thực tế của các nước thành viên EMU trong năm 1999 đạt 2%, còn tốc độ tăng trưởng kinh tế là 1,8%. Nước Tây Âu có tốc độ tăng trưởng cao nhất là Ailen với 7,25% và 6,5% tương ứng. Đứng thứ 2 là Phần Lan với 3,25% và 4%. Tiếp đến là Luc-xăm- bua, Hy Lạp và Bồ Đào Nha có GDP trên 3%, với mức tăng trưởng tương ứng là 1,25% và 2,25%. Italia đứng sau Đức (1,25% và 2,5%), Pháp đạt mức cao hơn mức trung bình của toàn khối EU với 2,25% và 2,75%, Anh thì thấp hơn với 0,75% và 2%... Tỷ lệ lạm phát trong phạm vi 15 nước EU giảm từ 1,1% xuống còn 1%. Tuy nhiên, 4 trong số 11 nước EMU gồm có Phần Lan, Ailen, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha
đã vượt quá mức giới hạn lạm phát là 2% do Ngân hàng trung ương châu Âu qui
định. Như vậy, có thể thấy điểm nổi bật trong kinh tế EU năm 1999 là sự mất cân đối trong tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các nước, nền kinh tế nhỏ lại tăng trưởng nhanh hơn nền kinh tế lớn đang trì trệ. Đây là một vấn đề gây lo lắng cho các chính khách châu Âu.
Khác với năm 1999, năm 2000 là một năm thành công đối với kinh tế EU. Theo báo cáo công bố hàng năm của Ngân hàng thế giới (WB) thì năm 2000 là năm kinh tế toàn cầu gặt hái được nhiều thành công. Mức tăng trưởng GDP bình quân đạt 4,1%, tăng so với cùng kỳ năm 1999 là 2,8%. Đóng góp vào mức tăng trưởng chung
37
đó, ngoài 2 trụ cột chính chiếm tỷ trọng lớn là Mỹ và Nhật thì các nước EU với mức tăng trưởng bình quân GDP là 3,4% cũng là một nhân tố lớn quyết định đến triển vọng của nền kinh tế toàn cầu. Với hai nguồn động lực then chốt là tăng trưởng xuất khẩu và tăng đầu tư cho thấy, nền kinh tế EU đã đạt được mức tăng trưởng cao hơn xu thế dự báo của tổ chức OECD và WB. GDP của khu vực EURO tăng 3,2% trong quý I năm 2000 so với cùng kỳ năm trước, tăng nhẹ so với tốc độ 3,1% quý IV năm 1999.
Sự cải thiện về mức tăng trưởng kinh tế có thể thấy ở hầu hết các nước đứng
đầu EU như: Đức, mức tăng trong quý II năm 2000 đạt 4,7%; Anh đạt 3,3% và tiêu dùng tư nhân giảm từ 2,4% trong quý IV năm 1999 xuống còn 1,5% trong quý I năm 2000. Với sự hồi phục và bùng nổ về phát triển kinh tế, sự linh hoạt trong chính sách xã hội ởĐức, Pháp, Italia, châu Âu đã phần nào tạo niềm tin cho giới kinh doanh làm tăng mức tiêu dùng tư nhân lên 4,3% trong quý II năm 2000.
Ghi nhận về những thành tựu trên, các chuyên gia kinh tế coi năm 2000 là năm đánh dấu một mốc son trong chặng đường khôi phục sự phát triển kinh tế chung của EU trong suốt thập kỷ qua. Mức tăng trưởng kinh tế trong năm 2000 không chỉ
do những yếu tố nội khối tạo nên mà nó còn thể hiện sức liên kết mạnh mẽ của hai yếu tố bên ngoài là xuất khẩu và đầu tư. Theo số liệu của cơ quan thông kê Liên minh châu Âu (Eurostat) thì việc mở rộng quan hệ thương mại với các nước, các khu vực khác cũng như sự giảm giá của đồng EURO đã nâng kim ngạch xuất khẩu của EU tăng 86% đây là mức tăng cao nhất từ năm 1997 đến nay. Hoạt động thương mại điện tửđã khiến EU trở thành một thị trường khá hấp dẫn với các đối tác nước ngoài. Theo số liệu của Eurostat thì đầu tư vốn tại châu Âu đạt mức kỷ lục 25,1 tỷ EURO tăng 74% so với 14,5 tỷ EURO năm 1998, đồng vốn đầu tư này chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như phát triển, nâng cấp hệ thống viễn thông, công nghiệp...
Bước sang năm 2001, tình hình kinh tế EU trở nên xấu đi. Đây một phần cũng do xu hướng chung của nền kinh tế thế giới. Nếu năm 2000, nền kinh tế thế giới phát triển nhanh bền vững thì năm 2001, hầu hết các nền kinh tế trên thị trường thế giới
đều tỏ rõ dấu hiệu suy thoái nặng nề. Sau 10 năm liền có tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, đều đặn khoảng 4%, năm 2001, kinh tế Mỹ bị suy thoái nghiêm trọng, đặc biệt
38 sau thảm hoạ 11/9, kinh tế Mỹ dự báo có mức tăng trưởng 0% ở những tháng còn lại trong năm 2001. Chính điều này phần nào đã tác động đến kinh tế EU.
Tám tháng năm 2001, ECB đã 2 lần cắt giảm lãi suất (lần 1 vào ngày 10/5 và lần 2 vào ngày 30/8) xuống còn 4,25% nhằm phục hồi kinh tế. Tuy nhiên ngay sau khi ECB tuyên bố cắt giảm lãi suất đợt 1, thì đã có 5 nước EMU công bố số liệu mức lạm phát cao hơn mức ban đầu. Số liệu mức lạm phát ởĐức, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan và Ailen trong tháng 4 năm 2001 đều cao hơn hoặc ít ra cũng bằng với mức lạm phát trần 2% theo như quy định của ECB. Trong đó tỷ lệ lạm phát của Đức là 2,9%, Pháp là 2%, Tây Ban Nha 4%, Hà Lan 4,9% và Ailen 5,6%.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới và kinh tế EU suy thoái nghiêm trọng thì thật là “Hoạ vô đơn chí”, kinh tế thế giới lại tiếp tục chịu hậu quả nặng nề của thảm hoạ
khủng bố New York ngày 11/9 vì vậy mà những nền kinh tế lớn như Mỹ - EU -Nhật Bản sẽ chịu tác động của cuộc suy thoái kinh tế này gây ra. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, kinh tế toàn cầu năm 2001, chỉđạt ở mức tăng trưởng 1,7% so với mục tiêu ban đầu đặt ra là 1,9%. Tỷ lệ lạm phát trung bình của 15 nước EU là 3,1% - mức cao nhất trong vòng 8 năm qua. Tháng 6 năm 2001, tỷ lệ lạm phát ở khu vực
đồng EURO đang ở mức 3% tuy đã giảm 0,4% so với tháng 5 năm 2001. Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế EU chậm lại, nên kéo theo hầu hết các ngành trong nền kinh tế như
công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong toàn khối EU đều không đạt chỉ tiêu đã
đưa ra hồi đầu năm 2001.
Năm 2001 là năm cuối cùng kết thúc giai đoạn quá độ để chính thức đi vào sử
dụng đồng EURO vào ngày 1/1/2002 trong EMU. Tuy nhiên với tình trạng kinh tế
suy giảm như trên, đã khiến nhiều người lo ngại cho kinh tế EU trong năm 2002. Mặt khác kinh tế Mỹ - một nền kinh tế hàng đầu của thế giới đang lâm vào khủng hoảng kinh tế nặng nề khó có thể hồi phục ngay được. Tuy nhiên, trái với suy nghĩ của nhiều người, tình hình kinh tế Mỹ đã bộc lộ rõ những dấu hiệu khả quan vào những tháng đầu năm 2002 (cụ thể là tính đến hết tháng 3/2002). Tăng trưởng kinh tế Mỹ
trong quý I năm 2002 đạt mức 5,6%, một mức tăng trưởng khá cao và nằm ngoài dự đoán của hầu hết các nhà phân tích, qua đó đã góp phần làm tăng thêm khả năng sớm phục hồi kinh tế Mỹ và khuyến khích nhu cầu nắm giữ đồng USD. Ngoài ra, những
39 yếu tố bất ổn định về kinh tế và chính trị của một số khu vực cũng khuyến khích đồng USD tăng giá trong thời gian này (so với đồng Yên Nhật, Đôla đã tăng từ mức 110 Yên/USD lên đến 135 Yên/USD - tương đương với 22,7%; đồng Bảng Anh giảm từ
1,4498 USD/GBP - đầu năm 2002 xuống 1,42 USD/GBP tức là giảm khoảng 2% giá trị) và tính đến tháng 4/2002 đồng USD đã tăng 8% và đạt mức cao nhất kể từ tháng 8/1985. Tuy nhiên kể từ tháng 4/2002 trởđi, tình hình kinh tế Mỹ lại hoàn toàn ngược lại, điều này đặc trưng bởi sự giảm giá của Đôla Mỹ so với EURO và Yên Nhật. Vào ngày 10/7 Đôla Mỹ đã giảm gần 9% so với đầu tháng 4/2002, Yên Nhật đã tăng 7% và EURO đã tăng gần 5%.
Trước những biến động thất thường như trên của nền kinh tế Mỹ, kinh tế EU cũng chịu những ảnh hưởng nhất định, nhưng người ta vẫn dựđoán rằng kinh tế EU có tiềm năng hơn kinh tế Mỹ và triển vọng phát triển kinh tế EU trong thời gian tới sẽ khả quan hơn so với kinh tế Mỹ.
Như vậy, mặc dù kinh tế EU suy giảm trong năm 2001, nhưng bước vào năm 2002 khi mà đồng EURO “thực” được lưu hành thì nền kinh tế EU bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng trở lại tính từ sau tháng 4 năm 2002. Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo
đối với liên kết kinh tế lớn nhất nhì thế giới này? Chúng ta hãy cùng chờ xem.
Trên đây là những nét chính về kinh tế EU trong thời gian hơn 3 năm qua bắt
đầu từ ngày 1/1/1999 - ngày ra đời của đồng EURO. Mặc dù chưa có một bước đột phá “thần kỳ” nào trong kinh tế EU nhưng những gì mà EU đã đạt được trong hơn 3 năm qua không phải là đơn giản, nó dự báo một triển vọng tăng trưởng bền vững