ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM EU TỪ SAU HIỆP ĐỊNH KHUNG ĐẾN NAY

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành docx (Trang 87 - 92)

II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA EMU VÀ QUÁ TRÌNH LƯU HÀNH ĐỒNG EURO TRONG HƠN 3 NĂM QUA

1. ĐÁNH GIÁ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM EU TỪ SAU HIỆP ĐỊNH KHUNG ĐẾN NAY

KHUNG ĐẾN NAY

1.1. Khái quát chung quan hệ thương mại Việt Nam - EU từ sau hiệp định khung đến nay khung đến nay

Quan hệ thương mại Việt Nam - EU trong thời gian qua phát triển rất tích cực. Từ năm 1990 đến năm 1998, kim ngạch thương mại giữa hai bên đã tăng lên 17 lần.

88

Đặc biệt năm 1997, lần đầu tiên Việt Nam xuất siêu sang EU. 90% trao đổi thương mại của Việt Nam và EU là với các nước: Pháp, Đức, Anh, Italia, Hà Lan, Thuỵ Điển và Tây Ban Nha.

Ngày 9/10/2000, Hội đồng châu Âu thông qua quyết định cho Việt Nam hưởng quy chế quá độ của một nước có nền kinh tế thị trường (như Trung Quốc và Nga) trong việc xử lý những vụ kiện bán phá giá. Quyết định này rất có ý nghĩa về mặt chính trịđối với Việt Nam trong việc cải hiện hình ảnh cải cách và hội nhập quốc tế.

Năm 1999, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - EU đạt 3,63 tỷ đô la, chiếm khoảng 15,6% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 1999. Đến năm 2000, kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-EU đạt 4,1 tỷ đô la, tăng khoảng 15%.

Bảng 9 & 10: KIM NGẠCH XNK VIỆT NAM - EU (1995-2001)

Đơn vị: triệu USD

Xuất khẩu 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 1. kim ngạch XK của Việt Nam 5448.9 7255.9 9185 9361 11523 14308 17470 2.Trong đó với EU 720 900.5 1614.7 2079.9 2500 3094.9 2366.94 3.EU/Tổng số 13.21 12.41 17.58 22.22 21.69 21.63 13.55 4.Tỷ lệ tăng trưởng 87.60 25.07 79.31 28.81 20.19 23.80 23.52 Nhập khẩu 1. kim ngạch XK của Việt Nam 8155.4 11143.6 11592.3 11495 11636 15200 16000 2.Trong đó với EU 664.0 1142.5 1312.6 1255.2 1062.9 1260.9 1269.0 3.EU/Tổng số 8.14 10.2 11.32 10.92 9.13 9.13 7.93

89 4.Tỷ lệ tăng trưởng 39.32 72.06 14.89 -4.37 -15.32 -15.32 0.71 Cán cân thương mại 56 -242 302.1 824.7 1437.1 1437.1 1097.94 Tỷ lệ xuất siêu (%) 8.43 - 23.02 65.70 135.21 135.21 86.53

Nguồn: Trung tâm Thông tin quốc tế (CII)

Quan hệ thương mại giữa hai bên chủ yếu tập trung ở một số mặt hàng sau đây:

a. Hàng dệt may

Từ ngày 27-31/3/2000 tại Bressels, EU và Việt Nam đã tiến hành đàm phán hàng dệt may. Hai bên đã ký tắt Hiệp định sửa đổi các Hiệp định hàng dệt may EU- Việt Nam ký năm 1992 và 1997, theo đó EU tăng 50% hạn ngạch cho 29 mặt hàng của Việt Nam, tăng 26% hạn ngạch cho 16 mặt hàng Việt Nam có nhu cầu xuất khẩu lớn. Hiệp định này quy định hạn ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong 3 năm (2000- 2002) và mặc nhiên gia hạn đến năm 2003. Mức tăng bình quân mỗi năm là 17%. Tháng 10/00 tại Brussels, bộ trưởng thương mại Vũ Khoan đã ký chính thức hiệp

định này.

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU năm 2000 đạt 609 triệu đô la Mỹ, tăng 9,7% so với năm 1999 (555,1 triệu đô la).

b. Thuỷ sản:

Kể từ 16/11/1999, EC đã chính thức đưa Việt Nam vào danh sách I. Các nước xuất khẩu thuỷ sản vào EU với đợt I là 18 doanh nghiệp.

Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU năm 2000 đạt 100,3 triệu đô la, tăng 12,5% so với năm 1999 (89,1 triệu đô la). Thị trường xuất khẩu thuỷ

sản chính của Việt Nam là Bỉ, Pháp, Đức, Italia.

c. Hàng giày dép:

Danh mục mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngoài hàng dệt may, thuỷ sản, còn có hàng giầy dép. Ngày 1/11/2000, hệ thống kiểm tra kép xuất xứ giày dép xuất khẩu từ Việt Nam vào EU bắt đầu có hiệu lực. Thẩm quyền cấp quota và giấy phép được chuyển từ Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam sang Bộ

thương mại. Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU năm 2000 đạt 1,039 tỷ đô la Mỹ, tăng 10,9% so với năm 1997 (937 triệu Đôla).

90 Như vậy quan hệ thương mại Việt Nam - EU đang chuyển sang một thời kỳ

mới gắn liền với chuyển biến kinh tế củat cả 2 phía, triển vọng của mối quan hệ này phụ thuộc vào đường lối chính sách tạo sự lôi cuốn các doanh nghiệp EU vào Việt Nam và định hướng dài hạn trong chính sách thị trường những phương sách cụ thể

nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường châu Âu.

1.2. Đánh giá mối quan hệ thương mại Việt Nam - EU từ sau hiệp định khung năm 1995 đến nay khung năm 1995 đến nay

a. Trong thời gian qua, mối quan hệ này có giá trị lớn đối với sự phát triển kinh tế thương mại của Việt Nam.

Trong bối cảnh cuối những năm 80 đầu những năm 90, việc phát triển quan hệ

thương mại với EU được coi là "lời giải" để phá vỡ thế bao vây, cấm vận và bị cô lập của thương mại Việt Nam. Ngày nay, mối quan hệ thương mại này là một bước tiến quan trọng trong quá trình chủ động hội nhập và phát triển kinh tế, thương mại của Việt Nam với thế giới. EU là môt trong những đối tác có vai trò hết sức quan trọng, quyết định Việt Nam trở thành thành viên của WTO trong những năm tới.

b. Mối quan hệ này hình thành và phát triển được là do nhu cầu và lợi ích của cả 2 bên.

Việt Nam được đánh giá là nước có nhiều tiềm năng, có thể cung cấp nguyên liệu, nhân công lao động rẻ, thị trường tiêu thu hàng hoá, công nghệ với sức mua

đang tăng lên và là "cửa ngõ" của quan trọng của khu vực thị trường ASEAN. Về

phần mình, Việt Nam mong muốn có một vị trí đáng kể trên thị trường EU rộng lớn và sẽ được mở rộng trong tương lai nhằm đa dạng hoá các quan hệ thương mại. Và EU cũng là địa chỉ cung cấp công nghệ, nguồn hữu hiệu cho Việt Nam trong quá trình CNH-HĐH đất nước thông qua hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.

c. Quan hệ thương mại giữa hai bên dựa trên nền tảng mối quan hệ truyền thống vốn có của Việt Nam với các nước thành viên.

Trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU, các mối quan hệ hợp tác song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên EU mang tính quyết định, do những quan hệ này mang tính đặc thù giữa Việt Nam và các nước EU riêng biệt. Ví dụ, quan hệ của Việt Nam với với Thuỵ Điển và các nước Bắc Âu có những điểm

91 khác với quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Pháp, Đức, Anh... Nhưng nhìn chung, quan hệ thương mại Việt Nam-EU không bị cản trở bởi các vấn đề lịch sử để lại như

quan hệ giữa Pháp và Đức, hai nước có tiềm năng lớn về mọi mặt. EU coi trọng vai trò và vị trí của Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á, trong quan hệ hợp tác Á-Âu tại các diễn đàn quốc tế và Việt Nam là một đối tác có nhiều tiềm năng về kinh tế, thương mại, đầu tư trong tương lai.

Tuy nhiên quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước thành viên mang tính quyết định, nhưng EU là một liên minh kinh tế đang hướng tới những thể chế

hợp tác chặt chẽ hơn không những trong kinh tế mà cả về chính trị và an ninh quốc phòng. Các thể chế của EU ngày càng chặt chẽ và ràng buộc các nước thành viên. EU thực hiện một ý tưởng "thống nhất trong đa dạng" nhằm phát triển kinh tế xã hội của từng nước và toàn khu vực. Do vậy, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU cũng mang tính tương đối ổn định.

d. Mặt khác, Việt Nam là một nước nhỏ, đang phát triển còn EU là một khối liên minh đa quốc gia phát triển, đây là một trở ngại đối với quan hệ hai bên.

Việt Nam là một quốc gia nghèo, nông nghiệp là chủ yếu, điểm xuất phát thấp nên có nhiều hạn chế về cơ chế quản lý cũng như hệ thống pháp luật. Nền ngoại thương kém phát triển với quy mô xuất khẩu nhỏ. Trong cơ cấu xuất khẩu, sản phẩm thô, nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao, sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ chiếm tỷ

trọng thấp. Trong khi đó, EU là khối các nước phát triển có đến bốn nước công nghiệp hàng đầu thế giới, là nơi cung cấp các thiết bị, công nghệ nguồn, là một trong 3 trung tâm kinh tế thương mại lớn của thế giới với nền ngoại thương phát triển. Đây chính là nguyên nhân cơ bản tạo nên tính hạn chế của Việt Nam trong phát triển quan hệ thương mại với EU.

e. Ngoài ra, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU cũng có tính hạn chế làm giảm hiệu quả trong phát triển quan hệ giữa hai bên.

Chính sách thương mại đầu tư của EU chủ yếu nhằm vào các thị trường truyền thống có chiến lược là châu Âu, châu Mỹ, và châu Phi-Địa trung hải. Với các nước châu Á, trong đó có Việt Nam, cơ sở thương mại của EU mới hình thành rõ nét gần

92 từ những yếu tố khác như chính sách "hướng nội" của EU, vị trí địa lý, thói quen buôn bán, trình độ phát triển của Việt Nam, sự suy giảm về kinh tế của các nước EU, chính sách "hướng về châu Á" của EU mới được bắt đầu thì châu Á lại rơi vào khủng hoảng, làm giảm mức buôn bán và đầu tư của khu vực này...

Như vậy, quan hệ giữa hai bên Việt Nam - EU bên cạnh những thuận lợi vẫn tồn tại những trở ngại, trong tương lai để duy trì và củng cố vững chắc hơn nữa mối quan hệ này, Việt Nam - EU cần phải hợp tác hơn nữa để tháo gỡ những khó khăn thách thức và đưa mối quan hệ này lên tầm cao mới trong thế kỷ XXI.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành docx (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)