II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA EMU VÀ QUÁ TRÌNH LƯU HÀNH ĐỒNG EURO TRONG HƠN 3 NĂM QUA
2. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH LƯU HÀNH ĐỒNG EURO
2.2. Các chính sách điều hành của ECB trước những biến động của đồng EURO
EURO khi đồng tiền này được đưa vào lưu thông trên thị trường. Do nền kinh tế Mỹ
hiện nay không mấy sáng sủa, những quốc gia có quan hệ chặt chẽ với đồng Đôla Mỹ, nhất là các nước và vùng lãnh thổ ở châu Á, sẽ có thể bán
đồng Đôla, mua đồng EURO để phân tán bớt rủi ro. Điều đó cũng sẽ làm tăng tỷ
trọng đồng EURO trong dự trữ ngoại tệ thế giới.
Tóm lại, quá trình lưu hành đồng EURO trong thời gian qua vẫn còn có nhiều vấn đề cần phải xem xét, tuy nhiên có một điều chúng ta thừa nhận đó là, việc đồng EURO ra đời đúng như kế hoạch đặt ra, không có một chục chặc gì về măt kỹ thuật
đã thực sự là một thành công lớn đối với EMU trong tiến trình thống nhất tiền tệ, và sự giảm giá của đồng EURO trong thời gian qua không gây ra
những hậu quả khắc nghiệt như nhiều người đã từng nghĩ. Đồng EURO chắc chắn sẽ tạo ra những bước phát triển mới cho EU trong tương lai.
2.2. Các chính sách điều hành của ECB trước những biến động của đồng EURO EURO
Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) được chính thức ra đời vào ngày 1/7/1998, nhưng chính thức nhận trách nhiệm hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ thống nhất châu Âu vào ngày 1/1/1999. Tiền thân của ECB là Viện tiền tệ châu Âu, có trụ sởđặt tại Francfort. ECB hoàn toàn độc lập với các nhà nước thành viên và với Uỷ ban châu Âu trong hoạch định và tổ chức điều hành chính sách tiền tệ thống nhất. Điều này vừa ngăn cản hữu hiệu việc lạm dụng tiền tệ để tài trợ cho các mục tiêu chính trị, nguồn gốc của lạm phát và bất ổn định tiền tệ, vừa đảm bảo cho đồng EURO mạnh và ổn định.
Hiệp ước Cộng đồng châu Âu đã đặt ra mục đích quan trọng nhất đối với ECB là duy trì sự ổn định giá cả của toàn khu vực đồng EURO. Mục đích rõ ràng, dứt khoát và quan trọng này phản ánh được sự tin tưởng cao độ vào: Sựổn định giá cả sẽ
là điều kiện tiên quyết tạo ra môi trường ổn định để khuyến khích các hoạt động kinh tế, tạo công ăn việc làm và nói một cách tổng quát là tăng được phúc lợi xã hội do đó sẽ góp phần đạt được các mục tiêu chung của cộng đồng.
66
Đểđiều chỉnh nền kinh tế đi vào đúng quỹ đạo và để thực hiện mục tiêu đặt ra, ECB đã sử dụng lãi suất như là một thứ vũ khí lợi hại đối với kiểm soát lạm phát. Bằng việc tăng lãi suất, ECB có thể giảm số người vay tiền và làm giảm nguy cơ lạm phát. Bằng việc giảm lãi suất, ECB làm cho khoản vay giành cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng nhẹ lãi suất hơn và điều này khuyến khích phát triển kinh tế. Với quan điểm như vậy, trong thời gian gần 4 năm qua, mặc dù còn nhiều ý kiến xoay quanh chính sách tiền tệ của ECB, tuy nhiên theo đa số các nhà phân tích kinh tế của EU thì việc ECB điều hành chính sách tiền tệ như thời gian qua là hoàn toàn phù hợp với tình hình biến động của kinh tế thế giới nói chung và kinh tế EU nói riêng.
a. Nhìn lại các chính sách tiền tệ của ECB thời gian qua ta thấy nổi lên và đáng chú ý hơn cả là ở hai lần cắt giảm lãi suất vào ngày 10/5/2001 và 30/8/2001.
Lần thứ nhất vào ngày 10/5/2001:
ECB đột ngột cắt giảm lãi suất chủ đạo cuả mình từ 4,75% xuống còn 4,5%. Hành động này của ECB làm cho thị trường tài chính thế giới ngạc nhiên bởi vì đây là lần cắt giảm lãi suất đầu tiên sau 2 năm ra đời của đồng EURO, nó bất ngờ bởi trước đó ECB luôn luôn khăng khăng cự tuyệt việc cắt giảm lãi suất cho dù nhận
được nhiều lời khuyến cáo.
Lần thứ 2 vào ngày 30/8/2001:
ECB thông báo quyết định giảm lãi suất 0,25% mức lãi suất trần và lãi suất sàn.
Cả 2 lần giảm lãi suất, ông Duisenberg đều đưa ra những lời giải thích của mình:
Lần thứ nhất, ông nói: Trước đó ECB không giảm lãi suất vì các điều kiện tiền tệ chưa cho phép, triển vọng tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng EURO vẫn rất vững chắc trước tình hình kinh tế toàn cầu suy giảm và áp lực lạm phát vẫn còn rất lớn. Ông cho biết, giờ đây (5/2001) ECB tin tưởng rằng áp lực lạm phát về trung hạn tại khu vực đồng EURO có thể kiểm soát được do có bằng chứng mới rằng việc tính toán tốc độ cung tiền M3 của ECB đã có nhầm lẫn khiến các chỉ số ước tính trước đó cao hơn thực tế. Và ông khẳng định, suy giảm kinh tế Mỹ hiện nay sẽ chỉ ảnh hưởng hạn
67
chế đến kinh tế khu vực đồng EURO, và khu vực này vẫn tăng trưởng khoảng 2,5% năm 2001.
Đến lần thứ hai, ông giải thích rằng: Thời điểm hiện nay rất an toàn để cùng với các ngân hàng trung ương khác như: Ngân hàng trung ương Anh và ngân hàng trung ương Nhật ra quyết định giảm lãi suất để kích thích tăng trưởng kinh tế. Ông khuyến khích chính phủ ở các nước châu Âu cải cách thị trường lao động và sản phẩm, nhưng đồng thời cảnh báo không được vi phạm giới hạn của chính sách thắt chặt ngân sách đã được ban hành nhằm củng cố sự ổn định của đồng EURO.
Trước những lời giải thích của ông Duisenberg, nhiều nhà phân tích đã đưa ra những ý kiến đánh giá như sau:
Những người phản đối:
+ “Cách lý giải cho việc giảm lãi suất để chống lạm phát của ECB chỉ là tấm bình phong để che đậy cho lý do chính đó là tránh nguy cơ bị quy trách nhiệm cho sự suy giảm kinh tế của EU trong tương lai”.
+ Ông Thomas Mayer, nhà kinh tế học cao cấp của tập đoàn tài chính Goldman, Sachs co. nói: “tôi không thể coi lời giải thích đó là nghiêm túc được. Thật là nực cười nếu cho rằng một sự sai khác 0,5% về lượng cung tiền lại quan trọng đến như vậy”.
+ Còn ông Reiner Guntermann, nhà phân tích hàng đầu của ngân hàng đầu tư
Presdner Kleinwort Wassertein lại cho rằng: “Ngoài việc kinh tế Mỹ đang giảm dốc nhanh chóng thì chính sách thắt chặt tiền tệ của ECB thời gian qua là nguyên nhân quan trọng đằng sau việc giảm sút lòng tin của giới kinh doanh và tăng trưởng kinh tế tại châu Âu”.
+ Ông Adotf Rosenstock, nhà kinh tế học hàng đầu của công ty chứng khoán Nomura nói: “ECB đã làm thị trường phải bất ngờ trong vòng 4 tuần, trước hết bằng việc không chịu cắt giảm lãi suất vào tháng 4/2001, sau đó lại đột ngột cắt giảm lãi suất vào đầu tháng 5/2001. Điều này đã phản ánh chính sách không nhất quán của ECB”.
68 + Các nhà phân tích ủng hộ: “Việc ECB dùng liều thuốc giảm lãi suất 0,25% ngày 30/8 là hoàn toàn phù hợp với thời điểm hiện tại của nền kinh tế EU và thế giới”.
+Nhà phân tích tài chính của công ty vốn Barclays ở London là Jane Foley cho rằng: “Thị trường rât hoan nghênh quyết định giảm lãi suất của ECB vì nó hỗ
trợ quan điểm cho rằng ít nhất ECB cũng đang có chính sách hướng tới sự tăng trưởng kinh tế”.
Với hai hướng ý kiến như trên, thì câu hỏi đặt ra là: Những hành động của ECB trong thời gian qua là đúng hay sai? Điều này chỉ có thực tế mới trả lời được chính xác nhất.
Điểm qua tình hình kinh tế EU giai đoạn tháng 5/2001 trở đi, ta thấy: lạm phát
ở khu vực EU hồi cùng kỳ năm ngoái đã tăng nay đang giảm từ mức cao nhẩt trong 8 năm qua là 3,4% vào tháng 5/2001 đến tháng 7/2001 giảm xuống còn 2,8%. Mặt khác ngay sau quyết định giảm lãi suất được công bố ngày 30/8/01, đồng EURO đã liên tục tăng giá so với đồng USD từ 0,9102 USD/EUR lên 0,9174 USD/EUR. Đây là những dấu hiệu khả quan chứng tỏ chính sách cắt giảm lãi suất của ECB là khả thi và phù hợp với tình hình lúc bấy giờ. Trước tình hình kinh tế thế giới suy giảm nghiêm trọng: kinh tế Mỹ, Nhật Bản đang gặp đầy rẫy những khó khăn trở ngại rồi lại đến cảnh cả thế giới phải chịu thảm hoạ 11/9 tại Mỹ... thì việc tạo ra được một dấu hiệu khả quan như trên đối với kinh tế EU đã là một sự thành công đáng kể. Mặt khác, quyết định cắt giảm lãi suất này cũng phần nào chứng tỏ được sự độc lập của ECB, mà từ trước đến nay người ta thường nói rằng: Mọi động thái từ ECB đều theo sau những hành động của Ngân hàng trung ương Mỹ.
b. Ngay từ khi đảm nhận trách nhiệm điều hành chính sách tiền tệ của EMU, ECB đã sớm vạch ra chiến lược chính sách tiền tệ của mình với 2 “trụ cột” chính:
Thứ nhất là cung tiền tệ - phản ánh một thực tế là lạm phát về dài hạn là một hiện tượng tiền tệ. ECB tăng cường vai trò của mình trong việc kiểm soát tiền tệ
(kiểm soát chặt chẽ mức cung tiền M3, với mục tiêu tăng trưởng 4,5% trong tổng số
tiền lưu hành). Theo ECB, với mức cung tiền như vậy sẽ tốt hơn nhiều so với việc áp dụng một biên độ khác bởi nó khắc phục được sự hiểu lầm của công chúng khi họ
69 cho rằng với việc quy định một biên độ cho mức cung tiền có thể tựđộng thay đổi lãi suất nếu M3 vượt quá biên độ cho phép.
Thứ hai là sự vận động của giá cả và những ảnh hưởng ngắn hạn khác tới mức giá cả. Theo ECB, giá cả ổn định tương đương với một mức tỷ lệ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm nhỏ hơn 2%. Trong bất cứ trường hợp nào, ECB cũng chỉ chịu trách nhiệm duy trì giá trị nội tại của đồng EURO với việc theo đuổi “chính sách tiền tệ mục tiêu lạm phát” chứ không phải là tỷ giá hối đoái.
Hai trụ cột trên cũng cho thấy rõ mục tiêu của ECB là mục tiêu tiền tệ và mục tiêu lạm phát. Việc thực hiện chính sách tiền tệ thống nhất của ECB từ khi đồng EURO ra đời đến nay chứng tỏ ECB không những có khả năng duy trì sự ổn định của
đồng EURO mà còn có khả năng bảo hộ đồng EURO, nâng cao lòng tin của mọi người đối với đồng EURO.
c. Với các công cụ chính sách tiền tệ của mình, ECB đã triển khai tốt các chính sách tiền tệ cũng như phối hợp có hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng trung ương quốc gia với nhau, tạo nên một sự kết hợp chặt chẽ trong hệ thống thanh toán của toàn liên minh tiền tệ.
Trước tiên phải xét đến hệ thống TARGET (European Automated Real - Time Gross Settlement Express Transfer - Hệ thống thanh toán tự động đồng EURO toàn châu Âu) trong tháng 3 và tháng 4 chiếm chiếm 37% giá trị thanh toán toàn châu Âu cả nội địa lẫn qua biên giới cho thấy vai trò đặc biệt của hệ thống thanh toán này. Hơn nữa việc sử dụng liên tục, ở mức độ cao mô hình đại lý giữa các ngân hàng trung
ương các nước thành viên (Correspondent Central Banking Model - CCBM) - mô hình mà các đối tác sử dụng trong hoạt động chính sách tiền tệ - để chuyển giao đồ
vật ký quỹ qua biên giới các quốc gia, cũng là một dấu hiệu cho thấy sự hội nhập rộng rãi trên toàn khu vực. Điều này được chứng minh bằng thực tế là đồ ký quỹ qua biên giới các quốc gia trong bối cảnh các hoạt động chính sách tiền tệ của hệ thống
đồng EURO gần đây đã chiếm tới 25% tổng số ký quỹ trên toàn châu Âu.
Nếu có một cái nhìn hẹp hơn đến các công cụ đa dạng được trao đổi trên các thị trường tiền tệ, thì có một đặc điểm đáng được chú ý là, những người tham gia thị
70 các công cụ được giao dịch. Ví dụ, công cụ được gọi là “overnight indexed swaps” đã trở thành công cụ phái sinh quan trọng trên thị trường tiền tệ khu vực đồng EURO.
Điều này có thể nhìn thấy được ở mức chênh lệch rất thấp giữa giá mua và giá bán
được yết giá trên thị trường của công cụ này. Đây là một công cụ có tính lỏng cao của thị trường tiền tệ khu vực đồng EURO. Một công cụ khác cũng rất được quan tâm trên thị trường tiền tệ là hợp đồng mua lại. Sự phát triển của thị trường các hợp đồng mua lại ở khu vực đồng EURO rõ ràng là đi kèm với sự phát triển của hệ thống những người nhận giữ hộ chứng khoán, hệ thống thanh toán và giao dịch chứng khoán trên diện rộng. Điều này sẽ làm giảm chi phí giao dịch và nâng cao tính hiệu quả chuyển giao chứng khoán qua biên giới các quốc gia thông qua các hoạt động mua lại.
Nhìn về tương lai, chúng ta hy vọng sẽ có những phát triển trên thị trường tiền tệ trong thời gian tới. Đó là mục đích thiết lập những tiêu chuẩn rộng rãi cho thị
trường các hợp đồng mua lại, với tiêu chí vượt qua những khác biệt về mô hình giữa các quốc gia. Những tiêu chuẩn mới này rõ ràng là sẽ cùng tồn tại với những tiêu chuẩn khác và với những quy ước rộng hơn trong giao dịch quốc tế.
Cuối cùng chúng ta thấy một điều đáng chú ý khác là các trung tâm lưu giữ
chứng khoán quốc tế gần đây đang phát triển mối liên kết với nhau, điều này cho phép những người tham gia thị trường ở một quốc gia có thể sử dụng trực tiếp chứng khoán đang được gửi ở nước khác. Hiện nay có 26 trung tâm trên toàn châu Âu đã thiết lập được liên kết này.
Tóm lại, đến nay sau gần 4 năm thực hiện chính sách tiền tệ thống nhất, các nước khu vực đồng EURO vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế của mình, tránh được sự suy thoái kinh tế trước tác động suy thoái kinh tế của Mỹ, Nhật Bản. Tuy vậy những áp lực lạm phát vẫn còn theo đuổi đòi hỏi ECB cần phải điều hành chính sách tiền tệ một cách cẩn trọng. Một đồng tiền quốc tế khi ra đời đem theo cả
thuận lợi và bất lợi. Vị thế quốc tế của đồng EURO càng lớn, tính không ổn định tiềm
ẩn càng cao, việc hoạch định chính sách trong nước càng phức tạp, công việc của ECB vì thế mà càng dài hơn.
71