II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA EMU VÀ QUÁ TRÌNH LƯU HÀNH ĐỒNG EURO TRONG HƠN 3 NĂM QUA
3. VẬY NGUYÊN NHÂN GÌ DẪN ĐÊN SỰ GIẢM GIÁC ỦA ĐỒNG EURO VÀ NHỮNG TỒN TẠI TRONG EMU?
NHỮNG TỒN TẠI TRONG EMU?
Trong gần 4 năm lưu hành đồng EURO vừa qua, ta thấy xu hướng chung là
đồng EURO rơi vào tình trạng mất giá so với đồng USD. Nhưng theo các nhà phân tích, đồng EURO giảm giá không có nghĩa là EMU suy yếu. Nhiều nhà nghiên cứu
đều có chung quan điểm rằng: đồng EURO sẽ được phản ánh bởi ảnh hưởng của nó chứ không phải bởi tỷ giá hối đoái của nó, và vì thế mà quá trình lưu hành đồng EURO vừa qua thực sự là đã thành công. Nhưng sự “trao đảo” của đồng EURO trên các thị trường ngoại hối, cùng với những tồn tại trong EMU thời gian qua xuất phát từ những nguyên nhân sâu xa của nó:
a. Thứ nhất: Kinh tế mạnh hay yếu, đều có tác động trực tiếp đến mọi mặt của một quốc gia, một liên minh. Do vậy mà nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tình trạng trên là: Kinh tế các nước EU có biểu hiện chững lại trong giai đoạn đầu (1999), và mặc dù sau đó (2000) có biểu hiện tốt nhưng kinh tế Mỹ lại đạt được những thành công lớn hơn.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước EMU trong cả năm 1998 chỉ đạt 2,4% so với mức sự báo là 2,7%. Bước sang năm 1999, tăng trưởng của các nước này thậm chí còn ảm đạm hơn nhiều. Theo các chuyên gia, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong khu vực đồng EURO cũng chỉ đạt ở mức 2% tức thấp hơn so với mức dự báo 2,6% từ
cuối năm 1998. Trong khi nền kinh tế các nước EMU đang tăng trưởng với tỷ lệ
không mấy lạc quan thì nền kinh tế Mỹ lại đạt tốc độ kỳ diệu, riêng quý IV đạt 6,1%, cao hơn mức dự báo là 5,6%. Tỷ lệ thất nghiệp trong 2 tháng là 4,4%, chỉ số giá tiêu dùng là 0,1%.
Bước sang năm 2000, cùng với xu hướng chung của nền kinh tế thế giới, kinh tế EU cũng đã đạt được những thành tựu đáng kể (như đã trình bầy ở trên), tuy nhiên kinh tế Mỹ lại có những bước phát triển cao hơn. Theo IMF và WB, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ đạt mức 5,2% cao hơn mức 4,2% năm 1999 và 3,4% năm 1998. Đây là mức tăng trưởng cao nhất trong vòng 16 năm qua (năm 1984 mức tăng GDP của Mỹ là 7,3%). Lạm phát của Mỹ trong năm 2000 là 3,2% lớn hơn 0,2% so với dự định ban đầu song đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 1985 trở lại đây. Năng
72 suất lao động trong quý II/2000 tăng 5,3 % trong khi suốt 20 năm năng suất của Mỹ
cũng chỉ tăng bình quân 1,5%/năm. Theo tổng thống Mỹ B.Clinton, thặng dư ngân sách của Mỹ năm 2000 ít nhất cũng là 230 tỷ USD- lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhiều nhà phân tích đã nhận định rằng EU xây dựng liên minh tiền tệ trong điều kiện kinh tế tốt nhất trong vòng một thập kỷ trở lại đây, nhưng so với Mỹ thì thành tích của khu vực đồng tiền chung còn thấp hơn nhiều. Tăng trưởng GDP tính theo gía thị
trường của khu vự đồng EURO trong năm 2000 là 3,37%, năm 1999 là 2,63% so với mức 5,2% và 4,2% của Mỹ. Năm 1999, khu vực đồng EURO vẫn thâm hụt ngân sách
ở mức 1,3% chỉ sang năm 2000 ngân sách mới thặng dư ở mức độ khiêm tốn 0,3% GDP. Tỷ lệ thất nghiệp của khu vực đồng EURO trong năm 2000 khoảng 8,5% lớn hơn 2 lần của Mỹ (4%). Trước sức
mạnh vượt trội của nền kinh tế Mỹ, đồng EURO liên tục giảm giá so với đồng USD trong thời gian này là dễ hiểu.
b. Thứ hai: Xuất hiện bất đồng trong EU:
+ Trong khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, đồng EURO liên tục mất giá thì các dấu hiệu của sự không thống nhất trong EU đã bắt đầu xuất hiện bằng việc: Bộ
trưởng Tài chính Đức từ chức rồi đến hàng loạt thành viên trong Nghị viện châu Âu, trong khi đó ECB vẫn tuyên bố “không can thiệp vào thị trường tiền tệ nhằm làm ngăn chặn sự mất giá của đồng EURO”. Theo chủ tịch của ECB, ông Duisenberg, các tiến triển của đồng EURO từ trước đến nay chưa gây lên sự lo lắng nào. Trong khi
đó,Thống đốc Ngân hàng trung ương Bồ Đào Nha, Antonie-de-Sause, thành viên của ECB cho biết, sự can thiệp của Ngân hàng trung ương không phải là giải pháp dài hạn
đối với sự suy yếu của đồng tiền chung. Trong phiên họp ngày 26/5/1999, các Bộ
trưởng tài chính EU đã nhất trí ra quyết định về thay đổi tỷ lệ thâm hụt ngân sách mục tiêu cho Italia, gây ra không ít tiêu cực trên thị trường. Các Bộ trưởng đã nhất trí cho phép Italia mở rộng thâm hụt ngân sách trong năm tài khoá 1999 lên 2,4% GDP so với mục tiêu 2%. Sự thay đổi này được đánh giá có thể tạo ra một tiền lệ về khả
năng thay đổi ngân sách hàng loạt của các nước, hậu quả là EMU khó có thể thực thi
được mức thâm hụt 1% vào năm 2001 như đã thông qua sau khi đồng EURO chính thức đi vào lưu thông.
73 + Xét về mặt thị trường, có thể nói khu vực đồng EURO là khá thuần nhất. Song về lợi ích của các quốc gia thành viên thì không phải như vậy. Hiện tại trong EMU đang tồn tại những quan điểm trái ngược nhau: Phía ECB mong muốn có được một chính sách tiền tiền tệ thống nhất càng nhanh càng tốt, nhưng tại các quốc gia riêng lẻ, việc tham gia vào hệ thống tiền tệ chung còn phụ thuộc vào quyết định của dân chúng. Chẳng hạn ở Đức, theo kết quả thăm dò dư luận, có tới 77% dân cư đông
Đức không muốn tham gia hoàn toàn vào EMS mà muốn duy trì đồng DM. Tương tự
như vậy, 60% dân cư Tây Đức mong muốn duy trì đồng DM. Tại Anh, Bỉ, Đan Mạch, Thuỵ Điển, tỷ lệ dân chúng phản đối việc đất nước họ tham gia EMS là rất cao. Ví dụ, tại nước Anh có tới 69% dân cư được hỏi phản đối việc nước này tham gia đồng EURO. Những con số trên chứng tỏ người dân các nước thuộc EU chưa mặn mà lắm với đồng EURO vì họ lo ngại về sự sụt giá liên tục của đồng tiền này có thể đẩy đất nước họ đến tình trạng lạm phát và do vậy cuộc sống của họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Như thế, khả năng có thể có hai khu vực kinh tế trong một EU ít nhất là cho tới tháng 1/2002 và tình hình này chắc chắn còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của đồng EURO.
c. Thứ ba: Sự chênh lệch về lãi suất giữa Mỹ và EU: Trong một thế giới mà quá trình tự do lưu chuyển vốn đã diễn ra mạnh mẽ, sự khác biệt về tỷ lệ lãi suất đóng một vai trò rất quan trọng trong xu hướng biến động của tỷ giá hối đoái vì các nhà
đầu tư có thể chuyển vốn trên phạm vi toàn cầu. Trong khoảng thời gian từ tháng 6/1999, sự chênh lệch của tỷ lệ lãi suất dài hạn giữa Mỹ và khu vực EURO có xu hướng tăng, mức chênh lệch lãi suất đạt cao nhất là 1,6%, làm cho đồng EURO trở
lên yếu đi.
d. Thứ tư: Việc gia nhập Liên minh EU của một số nước thuộc Đông Âu thời gian tới, xét về khả năng kinh tế của các quốc gia này đang còn là vấn đề bàn cãi. Các quốc gia Đông Âu sau hàng loạt các nỗ lực tư nhân hoá nền kinh tế theo các kịch bản EU đưa ra cho đến nay vẫn chưa có được kết quả như mong muốn. Vì vậy, nếu các quốc gia này, đặc biệt là Ba Lan hay Hungari, tham gia vào EU sẽ tạo thêm sức nặng cho gánh nặng tài chính đối với khu vực đồng EURO trong việc nỗ lực lấy lại giá trị
74 thành viên về các vấn đề liên quan đến tình hình quốc tế hay an ninh khu vực đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Gần đây nhất trước cuộc tấn công Nam Tư của NATO, các cuộc tranh luận nổ ra giữa một bên là Hy Lạp và Anh với một bên là Pháp và các nước phản đối chiến tranh khá gay gắt. Tương tự như vậy, mâu thuẫn giữa các thành viên trong EU về việc khắc phục dịch lở mồm long móng của gia súc cũng đã gây thiệt cho kinh tế các nước thuộc khu vực đồng EURO. Những cản trở đó sẽ còn ảnh hưởng không tốt đến việc các nước EU phục hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế và chạy
đua với nền kinh tế Mỹ.
e. Thứ năm: Các yếu tố tâm lý: Trước mắt có nhiều yếu tố tâm lý không có lợi cho đồng EURO bao gồm:
+ Chính sách kinh tế của 12 nước thành viên không giống nhau, cách nhìn nhận giữa các nước thành viên khu vực đồng EURO và Ngân hàng trung ương châu Âu khác nhau...Các quan chức không có tiếng nói nhất trí làm cho bên ngoài có ấn tượng là khu vực này không thống nhất, trong đó ít nhất là ở chính sách điều tiết.
+ Về ảnh hưởng tiêu cực của tình hình chiến sự ở một số khu vực thuộc châu Âu. Điều này không chỉ gây mất ổn định về an ninh, chính trị trong khu vực mà còn là gánh nặng kinh tế đối với các nước tham chiến. Cuộc đàm phán không thành giữa các nhà lãnh đạo cũng đã đưa đến những giải pháp không an toàn đối với các nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ đồng USD. Theo đó luồng vốn bắt đầu rời khỏi thị trường châu Âu để đến những nơi khác an toàn hơn như Mỹ, Nhật Bản. Các cuộc khủng hoảng chính trịở Nga, rồi việc Ác-hen-ti-na tuyên bố có thể sẽ huỷ bỏ tỷ giá hối đoái gắn liền đồng Pêso với đồng USD cũng đã gây lên tâm lý xấu trên thị trường Mỹ
Latinh cộng với sự suy giảm trên thị trường tài chính tiền tệ Brazil, Mẽico...đều là những nhân tố không nhỏ gây tác động tới sự giảm giá của đồng EURO trong thời gian qua.
+ Trước tháng 1/2002, dù sao đồng EURO vẫn là “đồng tiền trên sổ sách”. Nó là đồng tiền mới sinh do “nhân tạo”, lại là “đồng tiền không có chính phủ”. Do vậy
đồng EURO muốn nhận được sự coi trọng và tín nhiệm của thế giới thì cần phải có thời gian. Trong nội bộ khu vực đồng EURO cũng vậy. Thêm vào đó chính bản thân người dân châu Âu cũng sử dụng đồng EURO rất hạn chế, một phần vì họ không
75 buộc phải sử dụng đồng EURO, một phần do thói quen sử dụng đồng tiền quốc gia hay các đồng tiền truyền thống trong các giao dịch như đồng USD, DEM, GBP...Việc sử dụng đồng EURO hạn chếđã dẫn đến sự sụt giá liên tục của nó.
Nói tóm lại, vấn đề đồng EURO phải được mọi người nhìn nhận
như một dự án lớn mang tính lịch sử dù là người ủng hộ hay chống đối. Những người coi việc làm này như việc làm táo bạo và những người chỉ đơn thuần là xuyên tạc, thậm chí là bóp méo các giả thiết, tất cả đã bị sai lầm trong các ghi nhận kết quả thực tế của quyết định này. Dù bất kể ý kiến gì thì Liên minh châu Âu cũng phải tin tưởng vào tương lai sáng lạng của mình, vào những bước tiến tiếp theo của đồng tiền chung châu Âu - EURO.
76