PHẢN ỨNG CỦA ECB VÀ MỸ TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành docx (Trang 45 - 50)

III. NHỮNG THÁCH THỨC ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU CỦA NHẤT THỂ HÓA TIỀN TỆ CHÂU ÂU

3. PHẢN ỨNG CỦA ECB VÀ MỸ TRƯỚC SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA ĐỒNG EURO

46

3.1. Phản ứng của ECB

Hiệp ước thành lập cộng đồng châu Âu đã đặt ra mục tiêu quan trong nhất đối với ECB và các ESCB là duy trì sự ổn định giá cả của toàn khu vực đồng EURO. Hội

đồng thống đốc của ECB đã lượng hóa mục tiêu “ổn định giá cả” với chỉ số tiêu dùng trong toàn khu vực đồng EURO tăng hàng năm dưới 2%. Thuật ngữ “tăng hàng năm” bao hàm ý rằng trường hợp thiểu phát là không đồng nghĩa với ổn định giá cả. Như

vậy, nhiệm vụ hàng đầu của ECB là làm ổn định giá cả. Do vậy trước những biến

động của tỷ giá EUR/USD thì ECB không thể không can thiệp.

Bốn tháng sau khi đồng EURO ra đời, ECB đã đưa ra quyết sách đầu tiên là thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng với việc công bố giảm lãi suất từ 3% xuống còn 2,5% (giảm 0,5%) vào ngày 8/4/1999. Sau quyết sách này đồng EURO đã tăng giá một chút song không giữ được lâu. Năm 1999 qua đi với những biến động thăng trầm của đồng EURO.

Bảng 7:ĐIỀU CHỈNH LÃI SUẤT CỦA ECB TỪ 1/1999 ĐẾN NĂM 2002

Mức thay đổi điểm lãi suất (điểm %) Lãi suất sau khi thay đổi (%)

1/1/1999 EURO ra đời 3,0 (khởi đầu) 8/4/1999 -0,5 2,5 4/11/1999 +0,5 3,0 3/2/2000 +0,25 3,25 16/3/2000 +0,25 3,5 27/4/2000 +0,25 3,75 8/6/2000 +0,5 4,25 31/8/2000 +0,25 4,50 4/10/2000 +0,25 4,75 10/5/2001 -0,25 4,59 30/8/2001 -0,25 4.25 17/9/2001 -0,5 3,75 8/11/2001 -0,5 3,25

47

3/2002 3,25

Nguồn: Tổng hợp từ: Kinh tế thế giới và Việt Nam (Thời báo kinh tế Việt Nam, Niên giám 1999-2002)

Tính chung năm 1999, đồng EURO bị mất giá 15% so với đồng Đôla. Các chuyên gia kinh tế của EU cho rằng, điều đó có thể làm lu mờ niềm tự hào của các chính trị gia châu Âu mà không hề là mối đe doạđối với nền kinh tế của khu vực này. Bởi hoạt động ngoại thương của EU với thế giới chỉ chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch ngoại thương của EU, nên ảnh hưởng do đồng EURO giảm giá đối với tỷ lệ

lạm phát ở mức 1,1% là rất nhỏ. Vả lại, sự mất giá của EURO sẽ kích thích xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giải quyết được tình trạng thất nghiệp (lần đầu tiên trong thập kỷ 90, tỷ lệ thất nghiệp ở châu Âu đã giảm từ mức 2 con số

xuống còn 1 con số). Nhằm thúc đẩy sự phục hồi, tiếp tục phát triển kinh tế của EU, ECB thực hiện tiếp tục kiểm soát chặt chẽ mức cung tiền M3, duy trì mục tiêu tăng trưởng 4,5% trong tổng số tiền lưu hành.

Vào ngày 4/11/1999, ECB đã nâng mức lãi suất chuẩn thêm 0,5%, quay về

mức khởi đầu là 3%. Đây chính là quyết sách th 2, ECB đã quay về thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. ECB tiếp tục nâng mức lãi suất lên tổng cộng 2,25% (từ mức 2,5% lên mức 4,75% vào các ngày 4/11, 3/2, 8/6, 31/8 và 4/10/2000).

Có thể lý giải về chính sách tiền tệ thắt chặt của ECB theo hai hướng:

Thứ nhất: Sau khi đồng EURO khởi động được một năm, để cho lãi suất châu Âu và Mỹ không chênh lệch nhau quá lớn, ngăn ngừa dòng vốn từ châu Âu chảy ra nước ngoài khối quá nhiều, nên mỗi lần Ngân hàng trung ương Mỹ nâng lãi suất lên thì ECB cũng nâng theo (năm 2000, FED đã 6 lần tăng lãi suất từ 4,75% lên 6,5%, ECB cũng 6 lần tăng lãi suất từ 3,25% lên 4,75%). Vả lại sự giảm giá của đồng EURO và mức tăng cung tiền tệ M3 vượt hơn so với dự kiến là 4,5%- thực chất là những nguy cơ gây lên lạm phát.

Thứ hai: Giá dầu tăng liên tục trong một thời gian dài đe doạ mục tiêu kiềm chế lạm phát ở dưới mức 2% do ECB quy định. Trên thực tế, tỷ lệ lạm phát của EU là

48 1,8% năm 2000, song trong nước nhiều tỷ lệ lạm phát đã vượt quá con số trên. Để

tránh tình trạng này ECB đã 7 lần tăng lãi suất (tính từ 4/11/1999 đến 31/12/2000). Tuy nhiên, ECB tăng lãi suất từ từ, 0,25%/một lần để tránh những tác động tiêu cực

đến tăng trưởng kinh tế.

Trước tình hình kinh tế thế giới suy giảm do kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái gây

ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế của EU, ECB đã đáp lại tình trạng giảm sút bằng việc cắt giảm lãi suất. Khác với trước đây, việc điều chỉnh lãi suất của ECB không diễn ra giống điều chỉnh của FED.

Trong tháng 1/2001, FED đã 2 lần cắt giảm lãi suất để tiếp thêm sức mạnh cho nền kinh tế, tránh suy thoái. Các nước công nghiệp phát triển khác như Anh, Nhật Bản, Canađa và Úc cũng làm theo. Nhưng ECB đã “án binh bất động”. Mãi đến lúc mọi người không còn nghĩđến việc ECB cắt giảm lãi suất, thì ngày 10/5/2001, ECB tuyên bố giảm lãi suất 0,25% xuống còn 4,5%. Với lý do là sức ép lạm phát ở khu vực đồng EURO đang được giải toả. Đây là quyết sách th 3, ECB thực hiện chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng. Kết quả là, để đáp lại tình trạng kinh tế giảm sút năm 2001, ECB đã cắt giảm lãi suất 4 lần (1,25%). Trong khi Mỹ đã 11 lần cắt giảm lãi suất từ 6,5% xuống còn 1,75% (giảm 4,35%). Việc điều chỉnh giảm lãi suất của ECB khác với Mỹ về cả tốc độ, tần số và mức độ thấp hơn, bởi mục tiêu hàng đầu cảu ECB là chống lạm phát (năm 2001 lạm phát của EMU luôn cao hơn mục tiêu quy

định 2%, có thời điểm lạm phát vượt 3%). Chính sách nới lỏng lãi suất này được suy trì trong suốt thời gian qua, cụ thể ECB còn tiến hành cắt giảm lãi suất 3 lần nữa tổng cộng là 1,25% xuống còn 3,25% hiện nay (các lần cắt giảm vào 30/8/01, 17/9/01, 8/11/01, 3/02).

Dư luận cho rằng, ECB điều chỉnh lãi suất như vậy là để chứng tỏ sự tự chủ, năng lực chịu đựng trước sức ép của thị trường, đồng thời tăng cường niềm tin của công chúng đối với tương lai của đồng EURO. Điều đó đã phần nào khẳng định được khả năng lãnh đạo của ECB trong những ngày đầu đồng EURO ra đời.

3.2. Phản ứng của Mỹ và các nước khác

Đứng trước áp lực đồng EURO liên tục giảm giá, có nguy cơ ảnh hưởng xấu không chỉ đến kinh tế các nước EU mà cả đến nền kinh tế thế giới, ngày 19/5/2000,

49 sau khi đồng EURO đã rớt xuống tới 26,2% (1 EURO = 0,8606 USD), thì các nước G7 đã phải cùng ECB phối hợp theo “thoả thuận Praha” ký năm 1985. Theo thoả

thuận này, các nước trong nhóm sẽ tiến hành can thiệp vào thị trường ngoại hối để

bảo vệ các đồng tiền của nhau nhằm “cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, lợi ích trong một hệ thống tiền tệ quốc tế ổn định và vững mạnh”. Mỹ, Nhật đã phối hợp bán ra

đồng USD nhằm làm cho đồng USD hạ giá và chặn đứng đà giảm sút của đồng EURO. IMF cũng đã kêu gọi các ngân hàng phối hợp cứu đồng EURO. Có lẽ vì vậy mà đồng EURO có chiều hướng nhích lên từ cuối năm 2000 cho đến tháng 1/2001 (như đã trình bầy ở trên- tăng khoảng 0%). Nhưng sau đó thì lại bắt đầu giảm sút.

Điều này có nghĩa là những can thiệp của ECB và G7 đã thực sự có hiệu quả song rõ ràng đây không phải là giải pháp bền vững cho đồng EURO. Đồng EURO chỉ có thể

thực sự vững mạnh và có vị thế tương xứng với đồng USD trên thị trường tài chính - tiền tệ thế giới khi Cộng đồng kinh tế EU đạt được sự tăng trưởng vững mạnh, bền vững và thống nhất thực sự.

Trước phản ứng của Mỹ, người ta không khỏi băn khoăn: Tại sao Mỹ lại giúp

đỡ EU vực dậy đồng EURO? Bởi từ trước đến nay, giữa Mỹ và EU luôn có những mâu thuẫn không giải quyết được, đây là 2 đối thủ có thể cạnh tranh ngang ngửa với nhau trên thị trường quốc tế.

Đúng như người ta suy nghĩ, việc Mỹ giúp EU cũng có những nguyên nhân sâu xa bên trong của nó. Có thể thấy nổi lên một số lý do sau đây:

Một là: Bởi vì nước Mỹ có nhiều công ty và xí nghiệp lớn thu hút được nhiều lợi nhuận. Nếu đồng EURO sụt giá mạnh sẽ làm cho lợi nhuận của các công ty Mỹ

hoạt động tại châu Âu bị giảm sút. Vì mỗi khi các xí nghiệp và công ty đó thu được lợi nhuận thì lập tức họ đổi ra đồng USD, lợi nhuận sẽ giảm thấp điều đó khiến cổ

phiếu của các công ty cũng giảm xuống.

Hai là: Vì để kéo dài sự phồn vinh của nền kinh tế Mỹ: đứng về phía người Mỹ mà nhìn thì châu Âu lo lắng đồng EURO bị hạ giá và giá dầu lửa tăng vọt khiến châu Âu gặp khó khăn nhiều về kinh tế, bởi vì mua bán dầu lửa phải dùng đồng USD. Năm qua giá dầu lửa tăng cao đã khiến người tiêu dùng châu Âu gặp khó khăn hơn người tiêu dùng ở Mỹ. Đồng thời đây cũng sẽ làm tăng thêm áp lực lạm phát trong

50 toàn khu vực châu Âu. Nó còn có khả năng khiến cho Ngân hàng trung ương châu Âu tiến tới phải nâng cao lãi suất để nền kinh tế châu Âu phát triển chậm lại. Nhưng trên thực tế, nếu kinh tế châu Âu mà phát triển mạnh, tốt, nó cũng có thể giúp đỡ nền kinh tế Mỹ kéo dài được sự phồn vinh. Còn nền kinh tế châu Âu phát triển chậm chạp cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Mỹ.

Ba là: Nhằm đảm bảo cho thị trường tiền tệ thế giới phát triển ổn định. Ngày 23/9/2000, Bộ trưởng tài chính 7 nước phương Tây đã nhóm họp và đưa ra bản tuyên bố chung như sau: Họ đã đạt được một nhận thức chung đối với vấn đề này là “Một thị trường tiền tệ quốc tế lớn mạnh và ổn định sẽ đem lại lợi ích lớn mạnh cho cộng

đồng chúng ta”. Thực tế sự bắt tay liên kết ngày 22/9 đã mở ra một tiền lệ. Và loại hành động này khi cần thiết còn được tái hiện.

Tóm lại, việc Mỹ giúp đỡ EMU khôi phục lại đồng EURO xuất phát từ chính bản thân và lợi ích của Mỹ sau đó mới đến EU và thế giới. Điều đó cũng dễ

hiểu, bởi từ trước đến nay Mỹ vốn là một đế quốc luôn tìm mọi cách để buộc các nước khác phải phụ thuộc vào mình.

Một phần của tài liệu Luận văn: Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành docx (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)