II. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI CỦA EMU VÀ QUÁ TRÌNH LƯU HÀNH ĐỒNG EURO TRONG HƠN 3 NĂM QUA
1. NHỮNG VẤN ĐỀ MÀ EMU ĐANG PHẢI ĐỐI MẶT
Theo đa số các nhà phân tích kinh tế châu Âu thì ngoài những biến động kinh tế thế giới và EU trong thời gian qua, hiện tại EU đang phải đối mặt với những vấn đề
sau:
1.1. Cải tổ bộ máy liên minh EMU
Các thể chế và cách thức làm việc của Liên minh kinh tế và tiền tệ châu Âu hiện nay tỏ ra không còn phù hợp với tình hình thực tiễn. Cơ cấu tổ chức của Liên minh 6 nước không còn thích hợp với Liên minh gồm 15 nước như hiện nay và có thể
sẽ là 28 nước trong tương lai. Hiện nay Uỷ ban châu Âu đang bị chỉ trích rất nhiều về
cách làm việc, về quản lý yếu kém và là cơ chế không đủ ảnh hưởng. Chính vì vậy, lần đầu tiên trong lịch sử thể chế này, dưới áp lực của Nghị viện châu Âu, Uỷ ban châu Âu của ông Jacques Santer đã phải từ chức tập thể. Và uy tín của ông Prodi hiện nay cũng đang bị giảm sút nghiêm trọng. Do đó, những cải cách thể chế của EU là tất yếu và đi theo hướng sau:
Cải cách quy mô Uỷ ban châu Âu: Hiện nay Uỷ ban gồm 20 thành viên (5 nước lớn mỗi nước 2 người, 10 nước nhỏ mỗi nước 1 người). Dự án cải cách chủ
trương sẽ giảm con số các uỷ viên. Các nước lớn trong EU đều muốn giữ con số uỷ
viên của mình trong khi các nước nhỏ muốn đòi hỏi sự bình đẳng. Và sau này khi EU mở rộng với 28 hoặc 30 nước thì đây sẽ là một khó khăn thực sự khi đưa ra các quyết
định của Uỷ ban.
Mở rộng lĩnh vực bỏ phiếu bằng hình thức đa số áp đảo: Hình thức bỏ
phiếu đồng thuận trên thực tế là rất bất cập. Nếu chỉ vài nước không bỏ phiếu tán thành thì các quyết định sẽ không thực hiện được. Trong tương lai, EU đang xem xét việc cải cách chế độ bỏ phiếu bằng cách tăng dần các lĩnh vực bỏ phiếu theo đa số áp
đảo, có nghĩa là trong tương lai, một nước thành viên của EU sẽ phải áp dụng một chính sách chung ngay cả khi họ bỏ phiếu chống trong khi các nước khác bỏ phiếu thuận; và xem xét lại chế độ tỷ lệ các phiếu cho các quyết định của Hội đồng Bộ
trưởng của Liên minh. Vấn đề cải tổ bộ máy của EU đã được xem xét trong cuộc họp Hội đồng châu Âu ở Nice tháng 12/2000. Tuy nhiên giải quyết các vấn đề này trên thực tếđòi hỏi quyết tâm và nỗ lực lớn của các nước thành viên EU.
78
1.2. Mở rộng EMU
Trước hết, cần khẳng định rằng vấn đề mở rộng Liên minh về phía Đông là một mục tiêu lâu dài của EU. Trong tương lai EU vẫn phải chú trọng mở rộng sang phía Đông và phía Nam vì những lợi ích sau đây:
- Làm tăng sự ổn định cho châu lục và có thể ngăn chặn những cuộc xung đột như ở Nam Tư cũ.
- Tăng cường trao đổi trong thị trường nội khối, số người tiêu thụ sẽ tăng từ
374 triệu lên đến 480 triệu người.
- Việc mở rộng sẽ tăng vị thế của châu Âu trên thị trường quốc tế, nhất là trong
đàm phán thương mại.
Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay rất nhiều vấn đề đang đặt ra cho Liên minh. Từ 6 nước ban đầu, Liên minh châu Âu hiện nay có tới 15 nước thành viên. Nhưng kết nạp thêm thành viên là một vấn đề nan giải và thực sự là một thách thức
đối với EU. Hiện đang có 13 quốc gia đệ đơn xin gia nhập EU, đó là Hungari, Ba lan, Cộng hoà Séc, Bungari, đảo Síp, Estonia, Lettonia, Litva, Malta, Rumania, Slovakia và Thổ Nhĩ Kỳ. Những lý do khiến EU chần chừ là:
Thứ nhất, đó là sự chênh lệch về mức sống giữa mặt bằng chung của EU với các nước ứng cử viên. Hiện nay, nền kinh tế EU đang khởi sắc, mức sống của công dân trong Liên minh nhìn chung khá cao, trong khi kinh tế của các nước ứng của viên vẫn còn thấp. Đơn cử như GDP tính theo đầu người của Slovenia chỉ bằng 59% GDP bình quân của EU, tại Ba Lan con số này chỉ tương đương với 31%, ở Hungari là 37% với Cộng hoà Séc là 55%... Trình độ phát triển của các nước này vẫn còn chưa tương xứng với mặt bằng chung của EU hiện nay, cho nên rất có thể họ sẽ là “Lực ì” cản trở sự phát triển của châu Âu. Như vậy EU sẽ gặp phải khó khăn khi kết nạp thêm các nước này, vì nếu xét theo lôgíc thì Liên minh châu Âu sẽ bị giảm sức mạnh. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, nếu kết nạp thêm 5 nước xin gia nhập đầu tiên thì GDP theo bình quân đầu người của EU sẽ giảm từ 17.260 EURO xuống còn 15.740 EURO.
Thứ hai, là vấn đề kinh phí. Để kết nạp thành viên mới EU cần phải chi một khoản tài chính không nhỏ để giúp các nước này về mặt kỹ thuật và cơ cấu. Nhưng
79 trong dự toán tài chính giai đoạn 2000 - 2006 của Lịch trình 2000 thông qua tháng 3/1999 không cho phép xét đến một kế hoạch mở rộng trước những năm cuối của giai
đoạn này và rất có thể phải đợi ít nhất đến năm 2003 EU mới có thể xem xét việc kết nạp thành viên mới.
Thứ ba, đó là liệu kết nạp quá nhiều các quốc gia có nền văn hóa và chế độ
chính trị khác nhau có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chính sách chung của châu Âu hay không? Kết nạp thêm Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước có phần lớn dân theo đạo Hồi, liệu EU có phải đương đầu với vấn đề tôn giáo?
1.3. Xây dựng cơ chế an ninh chung
Đây không phải vấn đề mới đối với EU. Trong lịch sử tồn tại của minh EU không ít lần biểu hiện mong muốn có một cơ chế an ninh chung cho cả khu vực.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, thế giới chia làm 2 phe nên châu Âu muốn thực hiện ý nguyện này để đảm bảo an ninh cho châu lục. Tuy nhiên, mong muốn này đã bị mờ nhạt trước những ý đồ và tình trạng đối đầu Xô - Mỹ. Ý tưởng của EU liên tiếp thất bại: trong kế hoạch xây dựng Cộng đồng phòng thủ châu Âu năm 1954, tiếp theo
đến kế hoạch Fouchet năm 1961.
Đầu những năm 90, những tưởng mong muốn này sẽ mất đi cùng với sự kết thúc chiến tranh lạnh. Tuy nhiên, tính chất phức tạp của quan hệ quốc tế của giai đoạn hậu chiến tranh lạnh như tình hình Nam Tư cũ, sự kiện Kosovo đã làm cho EU ý thức
được nguy cơ mất ổn định bởi các cuộc xung đột, ảnh hưởng đến phảt triển của lục
địa già này. Trong những sự kiện trên, EU luôn hành động trong khuôn khổ NATO - một tổ chức mà ai cũng biết là do Mỹ chi phối. Chính vì vậy, châu Âu không thể có tiếng nói của chính mình, không thể hành động theo cách nghĩ của riêng mình mà phải phụ thuộc rất nhiều vào Mỹ. Hơn bao giờ hết EU muốn có một bản sắc chung về
an ninh, muốn chủ động trong các hoạt động quân sự để duy trì ổn định khu vực và
độc lập trong hành động và suy nghĩ bằng cách tách ra khỏi NATO và thành lập một lực lượng quân sự của riêng mình. Mong muốn xây dựng một chính sách an ninh và phong thủ chung của riêng châu Âu dựa trên 3 lợi ích sau đây:
80
Thứ nhất, là để tăng cường khả năng giải quyết xung đột và duy trì ổn định khu vực.
Thứ hai, EU muốn có lực lượng phòng thủ riêng của mình nhưng vẫn nằm trong khuôn khổ của NATO.
Thứ ba, khi sức mạnh kinh tế của EU đã tương đối lớn, một hình ảnh châu Âu
độc lập về quốc phòng và an ninh sản xuất tăng cường vị thế của EU trên trường quốc tế.
Quyết tâm thực hiện mục tiêu này của EU ngày càng lớn, và nó đã trở thành một trong những ưu tiên trong nhiệm kỳ từ 1/7 đến 31/12/2000 của Pháp trong cương vị của Chủ tịch Liên minh châu Âu. Ý chí này bộc lộ rõ ràng qua các cuộc tiếp xúc kể
cả song phương lẫn đa phương và nhất là trong các cuộc họp thượng đỉnh, điển hình là tại Hội nghị thượng đỉnh Pháp - Đức (tháng 5 năm 1999) diễn ra ở Toulouse, hai nước đã khẳng định mong muốn trang bị cho EU những phương tiện độc lập cần thiết
để quyết định và hành động khi gặp khủng hoảng và chính thức trong hai ngày 10 - 11/12/1999, trong cuộc họp của Hội đồng châu Âu ở Helsinki, EU đã tuyên bố: năm 2003 sẽ thành lập lực lượng quân sự riêng của châu lục ước tính bao gồm từ 50.000
đến 60.000 người.
Lực lượng phản ứng nhanh của EU trong tương lai sẽ hành động một cách độc lập: với quân đội riêng (quân số do các nước thành viên đóng góp, phương tiện riêng, máy bay và tàu chiến...) và cả một người chỉ huy riêng. Tuy nhiên, trên thực tế để
thực hiện được đúng mục tiêu thì EU còn có rất nhiều việc phải làm để cho lực lượng này có vai trò quyết định trong việc giải quyết xung đột trong khu vực: EU phải giải quyết vấn đề có quá nhiều lực lượng quân đội cùng tồn tại; liệu quy chế nhà nước trung lập của Áo, Thuỵ Sĩ có còn không khi EU có chính sách phòng thủ và an ninh chung; mâu thuẫn của các nước lớn trong EU vì mặc dù quyết tâm thực hiện của các nước giống nhau nhưng mục tiêu của các nước không phải như nhau. Rất có thể từ
những mục tiêu này sẽ nảy sinh những mẫu thuẫn nhất định. Và một khó khăn nữa khá cơ bản, đó là hiện nay chi phí quốc phòng của EU đang giảm sút. Từ năm 1992
đến nay, chi phí quốc phòng của EU giảm 22%, riêng năm 1999 là 7%. Ở mỗi nước tình hình rất khác nhau: tỷ lệ ngân sách quốc phòng của Anh và Pháp lần lượt là 2,7%
81 và 2,8% GDP, trong khi con số này ở các nước châu Âu khác trung bình giao động từ
1-1,5% GDP, ngân sách quốc phòng của Đức hiện nay chiếm 1,5% thay vì 3,4% GDP cách đây 10 năm. Từ năm 1992 đến năm 1996, ngân sách quốc phòng của EU đã giảm 43%. Nếu so sánh một cách đơn giản giữa châu Âu và Mỹ trong lĩnh vực này thì chi phí quốc phòng của Mỹ lớn hơn nhiều. Trong năm 1997, chi phí quốc phòng của 5 nước có tiềm lực quân sự lớn ở châu Âu chỉ chiếm 1,8 % GDP trong khi con số
này của Mỹ là 3,38% GDP. Về mặt thiết bị quốc phòng, châu Âu chi cho lĩnh vực này chỉ bằng một nửa so với Mỹ. Năm 1999, Mỹ chi cho lĩnh vực này là 48,5 tỷ USD, năm 2000 là 54 tỷ USD và dự tính con số này sẽ là 61 tỷ USD năm 2001. Trong 5 năm tới con số này dự tính sẽ tăng tới 70,9 tỷ USD. Như vậy chúng ta có thể thấy rõ mâu thuẫn giữa mục tiêu và thực tế của EU. Để xây dựng lực lượng phản ứng nhanh của mình, EU sẽ phải làm thế nào trong khi tình trạng ngân sách dành cho quốc phòng liên tục bị cắt giảm? Trong tương lai ngắn, để giải quyết được vấn đề này, có lẽ EU phải dựa vào hợp tác giữa các tổ hợp quân sự và sự đóng góp những phương tiện sẵn có của các nước. Nhưng về lâu về dài thì tình hình ngân sách dành cho quốc phòng cần phải được cải thiện.