Phân tích nội dung

Một phần của tài liệu “tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – vật lí 11 nâng cao” (Trang 70 - 71)

Trong chương trình vật lí hiện nay, quang học được chia thành hai phần: phần quang hình học và quang lí. Phần quang hình học bắt đầu được nghiên cứu sơ lược ở lớp 7 và lớp 9 bậc THCS và tiếp tục được nghiên cứu sâu hơn về mặt định lượng ở lớp 11 bậc THPT. Sau đĩ các tính chất sĩng và tính chất lượng tử của ánh sáng (phần quang lí) được nghiên cứu ở lớp 12. Làm như vậy sẽ phù hợp với nhận thức của HS và phù hợp với lịch sử của quang học, nhưng lại cĩ nhược điểm là tách rời phần quang hình học với bản chất sĩng của ánh sáng. Do đĩ, khi học phần quang hình học HS sẽ khơng thấy rõ bản chất vật chất của ánh sáng cũng như nội dung vật lí của các khái niệm và các định luật cơ bản; những thiếu sĩt này cần được bổ sung khi dạy phần quang lí.

Phần quang hình học – Vật lí 11 nâng cao được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa những kiến thức mà HS đã được học ở cấp THCS, đồng thời bổ sung, mở rộng và nâng cao những kiến thức ấy bằng cách tìm hiểu sâu hơn những khái niệm, hiện tượng, định luật cũng như những ứng dụng của nĩ trong cuộc sống và khoa học kĩ thuật; xét nhiều hơn về mặt định lượng;… Các khái niệm cơ bản của quang học như nguồn sáng, vật sáng, tia sáng, chùm tia sáng; các hiện tượng phản xạ, khúc xạ, sự truyền thẳng, sự tạo ảnh qua gương phẳng, gương cầu,… khơng được nhắc lại ở

THPT trong khi đây lại là các kiến thức nền tảng cần nắm vững để học tiếp phần quang hình học lớp 11. Vì vậy, GV nên tổ chức cho HS ơn lại các kiến thức này trước khi bắt đầu nội dung mới. Do những kiến thức cịn đọng lại trong mỗi HS là khác nhau, nên việc tổ chức cho HS ơn tập theo nhĩm sẽ huy động tối đa khả năng của mỗi HS, đồng thời các em cĩ thể hỗ trợ nhau trong việc ơn lại các kiến thức cũ.

Quang hình học được xây dựng dựa vào 4 định luật: định luật truyền thẳng của ánh sáng, định luật về tính độc lập của chùm tia sáng, định luật phản xạ và khúc xạ ánh sáng. Quang hình học khơng giải thích bản chất của các hiện tượng quang học mà chỉ dựa trên các quan niệm hình học để nghiên cứu, vì vậy các vấn đề nêu ra cĩ ý nghĩa hình học nhiều hơn ý nghĩa vật lí. Vì vậy, GV cần phải cĩ biện pháp để kích thích HS tích cực tìm hiểu, nắm vững các khái niệm và các định luật cơ bản.

Ngồi các bài thực hành, theo yêu cầu của chương trình và nhằm đổi mới PPDH, nhiều nội dung kiến thức được trình bày theo con đường thực nghiệm nhằm rèn luyện cho HS năng lực tư duy, sáng tạo bằng nhiều hình thức: làm TN, xử lí kết quả và rút ra kết luận hay từ TN đã cĩ, xử lí để rút ra kết luận. Đây là những nội dung rất thích hợp để tổ chức dạy học theo nhĩm. Thơng qua hoạt động nhĩm, HS cĩ thể hỗ trợ nhau để tiến hành những TN đơn giản dưới sự hướng dẫn của GV, thu thập và xử lí số liệu; những cơng việc mà nếu hoạt động cá nhân thì các em khơng thể thực hiện được, cịn nếu hoạt động chung cả lớp thì lại khơng huy động được tất cả HS tham gia và HS sẽ khĩ tiếp cận TN hơn.

Đặc biệt chương trình nhấn mạnh nhiều hơn đến các ứng dụng trong kĩ thuật và trong đời sống, các bài tập định tính và định lượng cũng thường gặp trong thực tế giúp HS cảm thấy gần gũi và dễ dàng tiếp nhận vấn đề hơn. Đây cũng là những nội dung thích hợp để tổ chức dạy học theo nhĩm. Bởi vì thơng qua hoạt động nhĩm, cĩ thể huy động được vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng sẵn cĩ của HS, giúp các em bù trừ và hỗ trợ lẫn nhau để tìm hiểu sâu hơn và mở rộng hơn các kiến thức đĩ.

Một phần của tài liệu “tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – vật lí 11 nâng cao” (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)