Một số HTTCDH theo nhĩm

Một phần của tài liệu “tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – vật lí 11 nâng cao” (Trang 31 - 41)

Cĩ nhiều cách phân loại các HTTCDH theo nhĩm.

- Phân loại theo nhiệm vụ học tập: thảo luận nhĩm; thuyết trình theo nhĩm, giải bài tập theo nhĩm, thực hành theo nhĩm,…

- Phân loại theo số HS trong nhĩm: nhĩm cặp đơi, nhĩm nhỏ (3-7 HS), nhĩm lớn (nhiều hơn 7 HS).

- Phân loại theo thời gian hoạt động nhĩm: nhĩm tức thời (hoạt động trong 2- 3 phút), nhĩm hoạt động trong thời gian ngắn (10-20 phút), nhĩm hoạt động trong cả tiết học hoặc bài học, nhĩm dài hạn (hoạt động trong một thời gian dài).

nhĩm, hình thức “gánh xiếc”, “xây kim tự tháp”…

Tuy nhiên các cách phân loại này khơng hồn tồn độc lập với nhau, trong HTTC nhĩm theo cách phân loại này cĩ thể bao hàm các HTTC theo cách phân loại kia. Tùy thuộc vào nội dung hoạt động nhĩm và cách thức tổ chức nhĩm mà GV quyết định số lượng HS trong nhĩm, thời gian hoạt động nhĩm cho phù hợp. Do đĩ phần sau đây chỉ trình bày về một số HTTCDH theo nhĩm được phân loại theo cách thức tổ chức.

1.2.4.1. Hình thức nhĩm chuyên gia - hình thức Jigsaw của Elliot Aronson

Người đầu tiên đưa ra ý tưởng cho hình thức này là Elliot Aronson (1971) và ơng đặt tên cho nĩ là Jigsaw (ghép hình). Sau đĩ Robert Slavin (1991) và Spencer Kagan (1992) cải tiến và gọi là Jigsaw II. Để dễ hiểu và hiểu đúng với bản chất của nĩ, người ta khơng sử dụng thuật ngữ “ghép hình” mà đổi thành “nhĩm chuyên gia”.

1. Cách thức tổ chức

Theo Aronson, hình thức Jigsaw được tổ chức theo 10 bước cơ bản như sau:

Bước 1: Chia HS thành từng nhĩm với số lượng 4-6 HS/nhĩm, gọi là nhĩm

hợp tác. Chọn mỗi nhĩm một HS làm nhĩm trưởng để lãnh đạo nhĩm, thường chọn HS ưu tú nhất trong nhĩm.

Bước 2: Sắp xếp bàn ghế và bố trí chỗ làm việc cho các nhĩm.

Bước 3: Phân chia nội dung bài học thành 4-6 chủ đề, ứng với số TV trong nhĩm. Mỗi chủ đề chứa khơng quá nhiều cũng khơng quá ít nội dung kiến thức.

Bước 4: Phân cơng cho mỗi TV trong nhĩm tìm hiểu một chủ đề của bài học,

những chủ đề khĩ nên dành cho HS khá, giỏi. Nêu cách thức tiến hành hoạt động và các yêu cầu cần thực hiện.

Bước 5: HS dành thời gian tìm hiểu chủ đề được giao.

Bước 6: Các TV cĩ cùng nhiệm vụ hợp thành một nhĩm, gọi là “nhĩm chuyên gia”, mỗi TV được xem là một chuyên gia, thảo luận với nhau trong một khoảng thời gian nhất định.

Bước 7: Kết thúc phần học nhĩm này, các TV sẽ trở về nhĩm của mình.

Bước 8: Các TV trong nhĩm chuyên gia sẽ giảng lại cho cả nhĩm nghe phần bài học của mình, đảm bảo mọi TV trong nhĩm nắm vững nội dung tồn bài học.

Bước 9: GV quan sát quá trình hoạt động của các nhĩm, hướng dẫn, điều chỉnh khi cần thiết. Bước này được thực hiện xen kẽ với bước 6 và bước 8.

Bước 10: Các TV làm bài kiểm tra cá nhân, nội dung kiểm tra gồm tất cả các phần của bài học. Điểm nhĩm được tính căn cứ trên điểm của các TV trong nhĩm.

Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức nhĩm theo hình thức Jigsaw

2. Ưu điểm

- Tạo cơ hội cho HS hình thành và rèn luyện các kĩ năng như kĩ năng giao tiếp, trình bày một vấn đề, kĩ năng lắng nghe, thảo luận,...

- Phát huy được tính tích cực, chủ động của HS. HS cĩ nhiều cơ hội hoạt động, học hỏi và thể hiện vai trị của cá nhân, giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn. HS tham gia vào hai hoạt động với ba vai trị khác nhau. Là TV của nhĩm chuyên gia, HS được bình đẳng, tự do trao đổi với nhau về cùng một vấn đề nhằm hiểu thấu đáo, tường tận phần kiến thức được giao. Là TV của nhĩm hợp tác, HS ở vị trí thay thế cho người thầy truyền đạt lại nội dung do mình phụ trách, đồng thời lắng nghe, tiếp thu và được quyền thắc mắc về nội dung của TV khác.

- Đề cao tính tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng TV trong nhĩm, thấy được sự phụ thuộc tích cực giữa các cá nhân: các cá nhân hiểu khá sâu về phần kiến thức của mình, cĩ sự cố gắng trong việc truyền đạt lại cho các TV khác. Kết quả là ban đầu mỗi cá nhân chỉ tìm hiểu kĩ một phần kiến thức, qua trao đổi cá nhân đĩ sẽ nắm được tất cả kiến thức của bài học. Qua đĩ gĩp phần làm tăng tinh thần đồn kết giữa các TV trong nhĩm.

- Loại bỏ gần như triệt để hiện tượng ăn theo, chi phối và tách nhĩm. Đây là những vấn đề dễ phát sinh trong quá trình hoạt động nhĩm.

- Sử dụng được với tất cả các cấp học, bậc học khác nhau.

3. Hạn chế

- Vì hoạt động nhĩm được tổ chức hai lần: ban đầu là hoạt động của nhĩm chuyên gia, sau đĩ hoạt động của nhĩm hợp tác, do đĩ sẽ mất thời gian để di chuyển, ổn định nhĩm và gây mất trật tự lớp học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Vì mỗi TV được giao tìm hiểu một phần của bài học nên cĩ cĩ thể cĩ hiện tượng HS chỉ quan tâm tới nội dung được giao chứ khơng quan tâm đến nội dung của các TV khác khiến kiến thức khơng trọn vẹn.

- Khĩ thực hiện khi lớp học cĩ những TV quá yếu, khơng thể đảm nhận vai trị như một chuyên gia về lĩnh vực được giao nghiên cứu.

4. Nhận xét

- Để HS cĩ thời gian tìm hiểu bài, chủ động và tích cực trong hoạt động, việc chia nhĩm và giao nhiệm vụ nên thực hiện ở tiết học trước.

- GV cần dự kiến sơ đồ chỗ ngồi cho nhĩm chuyên gia và nhĩm hợp tác sao cho đảm bảo đủ chỗ, HS cĩ thể trao đổi trực diện đồng thời việc di chuyển phải thuận tiện, khơng làm mất thời gian hoạt động của nhĩm hay mất trật tự lớp học.

- Cần nhấn mạnh phương án đánh giá kết quả hoạt động của nhĩm và cá nhân để HS ý thức được vai trị của mình trong sự thành cơng của nhĩm đồng thời đảm bảo HS khơng chỉ quan tâm đến phần bài học của mình mà cịn phải quan tâm tìm hiểu các phần cịn lại.

- Dù HS đĩng vai trị chủ thể xuyên suốt hoạt động, nhưng do các em đang tìm hiểu kiến thức mới nên lúc trao đổi với nhau khĩ tránh khỏi những vướng mắc. Vì vậy, các em rất cần đến sự hướng dẫn, giúp đỡ của GV. Đặc biệt là khi các nhĩm chuyên gia hoạt động, GV phải đi đến từng nhĩm để theo dõi, kịp thời phát hiện và giúp đỡ các em giải quyết các vướng mắc. Như thế khi về nhĩm của mình, các em mới giúp nhĩm giải quyết được những vấn đề đĩ.

- Các kiến thức trong SGK thường trình bày theo kiểu tuyến tính, kiến thức phần trước liên quan tới sau phần sau. Do đĩ, hình thức nhĩm chuyên gia chỉ áp dụng hiệu quả ở một số bài học cĩ nội dung đơn giản, các bài học gồm các các nội dung độc lập nhau hoặc các bài học mà HS đã cĩ kiến thức nền tảng (dễ chia thành các đơn vị kiến thức tương đương để học, trao đổi).

- GV nên chọn bài học cĩ thời lượng 2 tiết, đặc biệt là hai tiết học kế tiếp nhau để làm tăng hiệu quả hoạt động nhĩm.

1.2.4.2. Hình thức nhĩm chia sẻ kết quả học tập – hình thức Stad (Student

Teams - Achievement Divisions)của Slavin

1. Cách thức tổ chức

Hình thức Stad được tổ chức theo các bước sau:

Bước 1: Giới thiệu mục đích của bài học, giới thiệu thơng tin tới HS thơng qua bài giảng, SGK hay các tài liệu mở rộng khác.

Bước 2: Chia HS thành các nhĩm hợp tác với số lượng 4-5 HS/ nhĩm.

Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho các nhĩm.

Bước 4: Tổ chức cho HS cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học, mỗi TV đều

nắm được kiến thức bài học một cách tốt nhất.

Bước 5: Tiến hành kiểm tra cá nhân lần 1.

Bước 6: Tổ chức cho HS chấm chéo bài kiểm tra, sau đĩ HS tiếp tục tìm hiểu để khắc phục các phần kiến thức chưa nắm tốt.

Bước 7: Tiến hành kiểm tra cá nhân lần 2.

Bước 8: Đánh giá, nhận xét mức độ hợp tác và cố gắng của mỗi TV và nhĩm. Cĩ nhiều tiêu chí đánh giá khác nhau, nhưng vẫn dựa trên nền tảng là sự cố gắng của HS, đặc biệt là HS yếu, sự cố gắng của họ gĩp phần đáng kể trong kết quả chung của nhĩm. Tính ưu việt của hình thức này thể hiện ở cơ chế chấm điểm dựa trên sự nỗ lực của từng cá nhân chứ khơng phải sự hơn kém về khả năng. Cơ chế chấm điểm này được minh họa rõ hơn trong bảng 1.1.

Bảng 1.1. Cơ chế đánh giá kết quả hoạt động nhĩm theo hình thức Stad

TV Kiểm tra lần 1 Kiểm tra lần 2 Chỉ số cố gắng Tổng chỉ số cố gắng

TV 1 7 7 0

5

TV 2 4 7 3

TV 3 9 8 0

TV 4 6 8 2

Theo như cơ chế này, một HS kém cĩ thể mang điểm về cho cả nhĩm dựa vào sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của các TV khác trong nhĩm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Ưu điểm

- Đề cao tinh thần hợp tác giữa các TV, tạo cơ hội cho HS yếu sửa sai kiến thức. - Hạn chế được phần lớn tình trạng ăn theo, chi phối và tách nhĩm. Vì nếu HS yếu khơng nỗ lực thì chỉ số cố gắng của cả nhĩm khơng cao. Cịn nếu HS giỏi chỉ biết học cá nhân khơng giúp đỡ được các bạn khác trong nhĩm cùng tiến bộ thì chỉ số cố gắng mà HS này mang lại nhiều nhất cũng chỉ từ 2 đến 3 điểm.

- Cho HS yếu thấy được vai trị của mình trong nhĩm, họ hồn tồn cĩ thể mang lại kết quả tốt cho cả nhĩm. Điều này giúp các em tự tin hơn trong hoạt động nhĩm.

- Lấy sự cố gắng và nỗ lực làm tiêu chí đánh giá thay vì khả năng học lực. - Khơng cần bố trí chỗ ngồi đặc biệt. HS cùng nhĩm chỉ cần tụ về một vị trí.

3. Hạn chế

- Việc tổ chức hoạt động nhĩm theo hình thức này mất nhiều thời gian, nhất là thời gian tổ chức kiểm tra, đánh giá (vì phải tiến hành hai lần kiểm tra). Hơn nữa, GV phải mất nhiều thời gian, cơng sức trong việc soạn đề.

- Cĩ hiện tượng một số HS khá, giỏi quyết định quá trình, kết quả thảo luận nên chưa đề cao sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng của từng TV trong nhĩm.

4. Nhận xét

- Khi chia nhĩm, GV cần chú ý đến năng lực của các TV trong nhĩm, đảm bảo mỗi nhĩm đều cĩ HS khá, giỏi để giúp đỡ các HS yếu.

- Vì HS làm bài kiểm tra ngay sau khi tìm hiểu bài mới nên đề kiểm tra cần tránh những câu hỏi thuộc lịng, khơng quá khĩ nhưng cũng khơng được quá dễ. Khi soạn đề, GV cần bám sát mục tiêu bài học, các câu hỏi thuộc dạng hiểu và vận dụng kiến thức cĩ độ khĩ vừa phải (1 – 2 bước suy luận), sao cho HS khá giỏi cĩ thể đạt được điểm 8, 9 ở lần kiểm tra đầu tiên để các em tự tin với việc giúp bạn yếu kém hiểu bài trước khi kiểm tra lần hai.

- Để đánh giá được sự tiến bộ của HS yếu kém thì đề kiểm tra lần hai phải cĩ độ khĩ tương đương, câu hỏi cĩ hướng vận dụng tương tự như đề kiểm tra lần đầu. Để làm tốt điều này, GV cần dành nhiều thời gian, cơng sức cho việc soạn đề và trao đổi với các đồng nghiệp để điều chỉnh cho hợp lí.

- Do số TV mỗi nhĩm cĩ thể khác nhau, vì vậy để việc đánh giá được cơng bằng cần tính giá trị trung bình chỉ số cố gắng của các nhĩm.

- Hình thức Stad dễ áp dụng cho các bài tìm hiểu kiến thức mới đơn giản, ngắn gọn vì HS cĩ thể tự học hay các tiết bài tập, ơn tập, luyện tập vì HS cĩ thể tự ơn lại kiến thức và nhờ các TV trong nhĩm kiểm tra lại.

1.2.4.3. Hình thức điều tra theo nhĩm – hình thức GI (Group Investigation)

Hình thức này được Herber Thenlen đề xướng, sau đĩ Sharan và các đồng sự của ơng ở trường đại học Tel Aviv mở rộng và cải tiến. Hình thức này giống như

mơ hình thu nhỏ của dạy học dự án.

1. Cách thức tổ chức

Bước 1: Chia nhĩm. Thường phân lớp học thành các nhĩm cĩ đầy đủ thành

phần giỏi, khá, trung bình, yếu, gồm 4-6 TV để hỗ trợ nhau trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên cĩ một số trường hợp nhĩm được hình thành từ nhĩm bạn cĩ cùng sở thích, cĩ cùng mối quan tâm đến một chủ đề.

Bước 2: Lựa chọn chủ đề. Nhĩm HS cĩ thể tự do lựa chọn chủ đề, tổ chức

bốc thăm hay do GV chỉ định, điều này tùy thuộc vào mỗi GV, nhưng cho các nhĩm được tự lựa chọn sẽ tạo được sự hứng khởi.

Bước 3: Lập kế hoạch hoạt động nhĩm hợp tác. Nhĩm HS lập kế hoạch giải

quyết vấn đề đã chọn, với những kế hoạch giải quyết từng giai đoạn cụ thể với từng mục tiêu cụ thể. GV cĩ thể hướng dẫn HS nếu như nhĩm chưa cĩ được kĩ năng tổ chức cơng việc. GV cần cung cấp cho nhĩm một số tư liệu, các trang web cần thiết.

Bước 4: Thực hiện kế hoạch. Nhĩm thực hiện theo kế hoạch đã đề ra, các

TV trong nhĩm tập hợp tìm kiếm thơng tin từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đĩ phân tích các thơng tin, kiến thức thu được để từ đĩ cĩ ý tưởng hay cho bài thuyết trình của nhĩm. Giai đoạn này, các TV thường xuyên trao đổi với nhau và với GV nếu gặp khĩ khăn. GV cần hỏi thăm, đơn đốc tiến trình hoạt động của nhĩm.

Bước 5: Báo cáo – thuyết trình kết quả. Buổi báo cáo là để thể hiện kết quả quá trình làm việc của nhĩm, trước khi báo cáo GV cần xem duyệt lại nội dung, gĩp ý nội dung báo cáo cho hợp lý, cần thiết thì nhắc nhở tác phong cũng như phong cách đứng lớp của người thuyết trình.

Bước 6: Đánh giá. Đây là giai đoạn cuối cùng, nhưng quan trọng. GV phải

thiết kế các tiêu chí đánh giá đúng khả năng đĩng gĩp của mỗi TV, đề cao tính hợp tác của các TV và hiệu quả giờ học mà nhĩm báo cáo mang lại cho cả lớp.

2. Ưu điểm

- HS học được cách tìm hiểu vấn đề bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau như sách, tài liệu, mạng internet hay kinh nghiệm của những người xung quanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu cách đánh giá được GV xây dựng trên tiêu chí đề cao tính hợp tác thì sẽ tránh được tình trạng ăn theo, HS rèn luyện được kĩ năng làm việc theo nhĩm.

việc lên kế hoạch và tổ chức cơng việc của tập thể sao cho cĩ hiệu quả.

3. Hạn chế

- Thời gian HS phải chuẩn bị bài tương đối nhiều, trong khi quỹ thời gian học ở nhà của HS thì cĩ hạn.

- Do hoạt động nhĩm của HS chủ yếu diễn ra ngồi giờ học ở trường nên GV khĩ theo dõi sát quá trình hoạt động của các nhĩm.

- Để đạt hiệu quả cao thì HS phải cĩ được một số hiểu biết nhất định về các kĩ năng làm việc nhĩm trước khi tiến hành hoạt động. Điều này sẽ rất khĩ khăn nếu HS chưa từng hoạt động nhĩm trước đĩ.

4. Nhận xét

- Để HS cĩ thời gian chuẩn bị thì GV phải lên kế hoạch tổ chức chi tiết từ sớm, chia nhĩm và cho các nhĩm HS lựa chọn chủ đề, tiến hành chuẩn bị trong khoảng thời gian đủ dài trước khi báo cáo.

- GV cần yêu cầu HS ghi chép lại quá trình hoạt động nhĩm để tiện theo dõi.

Một phần của tài liệu “tổ chức dạy học theo nhóm một số kiến thức thuộc phần quang hình học – vật lí 11 nâng cao” (Trang 31 - 41)