Thực trạng các giá trị tuyên bố

Một phần của tài liệu Hoàn thiện văn hóa tổ chức tại ủy ban nhân dân huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 58 - 62)

5. Kết cấu của luận văn

2.3.2. Thực trạng các giá trị tuyên bố

Bảng 2.16: Kết quả khảo sát về mức độ nhận biết định hướng hoạt động Đối tượng

khảo sát Câu hỏi đánh giá

Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Số mẫu Công chức Định hướng hoạt động là phù hợp với tình hình hoạt động thực tế tại cơ quan

4,055 0,866 110

Công chức Định hướng của cơ quan anh/chị

là cụ thể, rõ ràng 3,309 1,020 110 Công chức Định hướng tạo động lực để cho

công chức làm việc 3,291 0,989 110 Công chức Định hướng của UBND huyện

được thể hiện ở mọi cấp, mọi hoạt động của các phòng ban trực thuộc

3,827 1,003 110

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Định hướng hoạt động của cơ quan được cho là phù hợp với tình hình hoạt động thực tế tại địa phương, với mức đánh giá cao và định hướng này được thông báo rộng rãi đến các phòng ban trực thuộc một cách rõ ràng, cụ thể. Nhưng định hướng này chưa triển khai cụ thể, rõ ràng tới từng cá nhân nên mức độ tác động đến động lực làm việc cho công chức chưa cao.

Phương châm hoạt động theo khảo sát từ Ban lãnh đạo của UBND huyện là tập trung khuyến khích việc đổi mới và sáng tạo của công chức, tạo điều kiện cho công chức phát huy sáng kiến của cá nhân. Trong tập thể luôn coi trọng việc chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện công việc; lãnh đạo trong cơ quan luôn có khát vọng, kiên quyết dám chấp nhận thử thách để đạt được thành công, quan tâm đến hoạt động phát triển nguồn nhân lực.

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát về mức độ nhận biết phương châm hoạt động Đối tượng

khảo sát Câu hỏi đánh giá

Giá trị trung bình

Độ lệch

chuẩn Số mẫu

Công chức Phương thức hoạt động của cơ quan là đúng đắn, phù hợp 3,791 0,879 110

Công chức

Viêc đổi mới và sáng tạo của nhân

viên luôn được khuyến khích 3,064 0,911 110 Công chức

Công chức trong cơ quan luôn

chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau. 3,736 0,853 110 Công chức

Lãnh đạo luôn tạo điều kiện cho

công chức phát huy tính sáng tạo. 3,591 0,902 110

Công chức

Lãnh đạo luôn có khát vọng, kiên quyết dám chấp nhận thử thách để đạt được các thành công.

3,282 0,978 110

Công chức

Chú trọng đến các hoạt động phát triển nguồn nhân lực nhằm tuyển chọn những người có sự tin cậy, kiên định và có năng lực.

3,482 0,906 110

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Với những phát biểu trên (tại bảng 2.17) mức độ đánh giá về cảm nhận của công chức chưa cao, chưa tạo cảm hứng và động lực cho công chức thực hiện. Nguyên nhân là do công tác tuyên truyền về những định hướng và phương châm tới các cá nhân một cách cụ thể còn hạn chế, đó là:

- Chưa có tài liệu hay văn bản nào công bố về những phương châm hoạt động của lãnh đạo cơ quan một cách cụ thể.

- Trong các hội nghị sơ kết và tổng kết hàng năm, Văn phòng tham mưu nội dung và do lãnh đạo UBND huyện chỉ trì, thành phần tham dự chủ yếu là lãnh đạo

các phòng ban, các đơn vị có liên quan và các xã-thị trấn và lãnh đạo các phòng ban mà chưa có sự mở rộng tham gia của công chức UBND huyện. Lễ tổng kết chủ yếu đánh giá những kết quả đã đạt được và phương hướng hoạt động trong năm tiếp theo, phương hướng này được đưa đến đến lãnh đạo các phòng ban chứ chưa có truyền đạt đến công chức.

Các chương trình thi đua luôn chú trọng đến hiệu quả

Các chương trình thi đua là mục tiêu, động lực để phát triển, để đạt hiệu quả cao trong tổ chức phong trào thi đua yêu nước, các cơ quan đơn vị cần phải tạo lập được môi trường thi đua tốt, xây dựng một môi trường thi đua được quan tâm đúng mức nhất. Để làm tốt nhiệm vụ đó cần nêu cao tinh thần trách nhiệm với phong trào thi đua, gắn kết phong trào thi đua để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị. Các phong trào thi đua yêu nước được thể hiện thông qua không khí làm việc lao động hăng say, hiệu suất và hiệu quả cao. Thi đua phải cuốn hút, lôi kéo được tinh thần lao động nghiêm túc, dân chủ, cống hiến sức lực, trí lực của mỗi con người để cho tập thể vững mạnh và phát triển mới luôn được thông báo, công khai rộng rãi đến các phòng ban và các cá nhân biết để thực hiện. Mục tiêu của các chương trình thi đua là khơi dậy tiềm năng trí tuệ, sức sáng tạo của mỗi người, của tập thể nhằm thực hiện hiệu quả mọi nhiệm vụ chính trị. Hưởng ứng các chương trình thi đua một cách nghiêm túc là thể hiện trách nhiệm với chính mình, với tập thể, đơn vị mình; tập thể cần xây dựng phát động phong trào thi đua để phá huy sức mạnh, nâng cao tính văn hoá công sở.

Bảng 2.18: Kết quả khảo sát đánh giá về chương trình thi đua Đối tượng

khảo sát Câu hỏi đánh giá

Giá trị trung bình

Độ lệch

chuẩn Số mẫu

Công chức

Các chương trình thi đua luôn chú

trọng đến hiệu quả. 4,200 0,788 110 Nguồn: Tác giả tổng hợp

Với nhận định “Các chương trình thi đua luôn chú trọng đến hiệu quả” được đánh giá cao, đạt số trung bình là 4,2 (xem bảng 2.18). Điều này chứng tỏ tại cơ quan đã thực hiện tốt phát biểu này. Đây cũng là kết quả đáng ghi nhận trong nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan, nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức

Mỗi cán bộ, công chức đều thực hiện công việc với nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm đã được lãnh đạo phân công và thông báo trong mỗi cuộc họp định kỳ bằng văn bản hoặc bằng thông báo bằng lời.

Bảng 2.19: Kết quả khảo sát nhận thức về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn Đối tượng

khảo sát Câu hỏi đánh giá

Giá trị trung bình

Độ lệch

chuẩn Số mẫu

Công chức

Anh/chị biết rõ về nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mình khi thực hiện công việc.

4,191 0,818 110

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Tóm lại, các giá trị tuyên bố của UBND huyện bao gồm định hướng hoạt động, phương châm hoạt động, các chương trình thi đua và trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cán bộ công chức phù hợp với chủ trương và nhiệm vụ của cấp trên giao, phù hợp với tình hình địa phương. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế về việc truyền đạt giá trị này đến cảm nhận của từng cá nhân và tạo động lực cho công chức nỗ lực cao hơn trong công việc.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện văn hóa tổ chức tại ủy ban nhân dân huyện trảng bom tỉnh đồng nai (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)