5. Kết cấu của luận văn
2.1.4. Kết quả cải cách hành chính giai đoạn 2011-2015
Theo báo cáo kết quả cải cách hành chính của huyện Trảng Bom giai đoạn 2011-2015, công tác cải cách hành chính đã được triển khai toàn diện trên các nội dung: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, cải cách tài chính công, hiện đại hóa nền hành chính, thực hiện tốt nhiệm vụ trên nhiều lĩnh vực, từng bước đi vào chiều sâu, tạo ra những chuyển biến tích cực đáng ghi nhận của nền hành chính. Một số kết quả chủ yếu đạt được trong cải cách hành chính 5 năm qua như sau:
- Công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính được các cấp, các ngành ở huyện quan tâm triển khai thực hiện với nhiều hình thức như xây dựng kế hoạch cải cách hành chính hàng năm, giai đoạn, tổ chức hội nghị phổ biến, quán triệt, sơ kết, tổng kết, thông tin, tuyên truyền trên báo, đài...
- Nhiều quy trình, thủ tục hành chính đã được kiến nghị cấp có thẩm quyền rà soát, đơn giản và công khai hóa, rút ngắn thời gian giải quyết công việc, hạn chế phiền hà, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp trong việc giao dịch hành chính đối với cơ quan nhà nước.
- Mối quan hệ giữa cơ quan hành chính với người dân, doanh nghiệp đã được cải thiện đáng kể, nền hành chính chuyển biến tích cực theo hướng phục vụ nhân dân thông qua cơ chế một cửa, một cửa liên thông hiện đại
- Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được quan tâm từ khâu tuyển dụng, tiếp nhận, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm.
- Tinh thần, thái độ, tác phong làm việc của cán bộ, công chức được nâng lên đáng kể.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin và áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 trong quản lý nhà nước và phục vụ nhân dân ở các phòng ban được phát huy.
Giai đoạn 2011-2015, công tác cải cách hành chính là khâu đột phá, được xác định trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II, UBND huyện coi đây là nhiệm vụ trọng tâm quan trọng để tập trung tổ chức triển khai thực hiện. Công tác phổ biến, quán triệt các Chương trình, Kế hoạch cải cách hành chính được tổ chức
kịp thời, đồng bộ trên toàn địa bàn huyện; cán bộ, công chức, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan hành chính nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa then chốt của cải cách hành chính trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong cải cách hành chính tại địa phương, UBND huyện cũng xác định những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua, đó là:
- Công tác cải cách hành chính có nhiều nỗ lực thực hiện và có chuyển biến, tuy nhiên chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu người dân và doanh nghiệp, nhất là lĩnh vực có tính nhạy cảm như đầu tư, xây dựng, đất đai...có lúc còn phiền hà, thời gian giải quyết hồ sơ còn kéo dài, chưa thực sự tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
- Việc xây dựng đề án vị trí việc làm chậm so với tiến độ của Tỉnh; tinh thần trách nhiệm của một số cán bộ, công chức chưa cao, hạn chế về kỹ năng, nghiệp vụ, phong cách giao tiếp dẫn đến mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp chưa cao. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn huyện.
- Công tác công khai thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ, tuy nhiên tính minh bạch của thủ tục hành chính chưa được chú trọng thực hiện nghiêm, nhất là trong tiếp nhận và giải quyết hồ sơ. Vẫn còn tình trạng người dân và doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần để bổ sung các loại giấy tờ ngoài quy định, việc tiếp nhận hồ sơ vẫn còn khó khăn, tốn kém cho người dân và doanh nghiệp.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành ở các cơ quan, đơn vị còn chậm, chưa đồng bộ, thiếu liên kết với các ngành, đơn vị khác, vì vậy chưa phát huy hết hiệu quả.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trên được UBND huyện xác định là 2 nhóm nguyên nhân chính, như sau:
Nguyên nhân khách quan: Cải cách hành chính là công việc khó khăn, phức tạp có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp; tuy nhiên có những lĩnh vực còn thiếu sự đồng bộ trong triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương. Mặt khác, một số
quy định của Trung ương về quản lý hành chính đã ban hành nhưng còn chậm có văn bản triển khai cụ thể nên dẫn đến khó khăn, lúng túng trong triển khai thực hiện.
Nguyên nhân chủ quan:
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ, công chức về nhiệm vụ cải cách hành chính chưa sâu sắc, chưa nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò của cải cách hành chính trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội cũng như sự gắn bó chặt chẽ giữa cải cách hành chính với thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và phòng, chống tham nhũng; có nơi, có lúc còn ngần ngại, chưa quyết tâm thực hiện.
- Một số nơi, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền chưa thể hiện đầy đủ vai trò, trách nhiệm, chưa quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo các nhiệm vụ đặt ra, nên việc tổ chức thực hiện còn hạn chế, thiếu các giải pháp cụ thể để triển khai, đã ảnh hưởng đến kết quả thực hiện các trủ trương, nhiệm vụ cải cách hành chính.
- Kỹ năng ứng dụng, sử dụng các phần mềm công nghệ thông tin trong thực hiện nhiệm vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn chưa cao.
Bảng 2.5: Kết quả giải quyết thủ tục hành chính của UBND huyện Năm
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số
lượng % lượng Số % lượng Số % lượng Số % lượng Số %
Tổng số 5870 100 7101 100 6953 100 10921 100 13701 100 Đúng hạn 5100 86,9 6533 92 6587 94,7 10497 96,13 12860 93,86 Trễ hạn 770 13,1 568 8,0 366 5,3 424 3,87 841 6,14
Nguồn: UBND huyện Trảng Bom (2015)