5. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Sơ lược về huyện Trảng Bom
Huyện Trảng Bom được thành lập theo Nghị định số 97/NĐ-CP ngày 21/08/2003 của Chính phủ kể từ ngày 01/01/2004 trên cơ sở chia tách từ huyện Thống Nhất cũ thành 2 huyện Trảng Bom và Thống Nhất hiện nay. Trên địa bàn huyện có 17 đơn vị hành chính cấp xã-thị trấn, cụ thể là 16 xã và thị trấn Trảng Bom, với 71 đơn vị ấp – khu phố.
Huyện Trảng Bom là một trong 11 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Đồng Nai, cách thành phố Hồ Chí Minh 50 km về phía Đông Bắc, có Quốc lộ 1A hiện hữu, tuyến Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Biên Hòa và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Là một huyện nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam, gồm thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Về địa giới, phía Bắc giáp với huyện Vĩnh Cửu, phía Nam giáp với huyện Long Thành, phía Đông giáp với huyện Thống Nhất và phía Tây giáp với thành phố Biên Hòa.
Tổng diện tích toàn huyện là 32.369 ha. Trong đó, đất nông nghiệp là 25.350 ha chiếm tỷ lệ 78,32%, đất phi nông nghiệp 7.019 ha chiếm tỷ lệ 21,68%. Về thổ nhưỡng, trên địa bàn huyện chủ yếu có 3 loại đất chính là đất đỏ Bazan với diện tích khoảng 3.834 ha chiếm khoảng 11,84% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện; thứ hai là nhóm đất đen có diện tích khá lớn 16.425 ha chiếm 50,74% tổng diện tích đất tự nhiên; nhóm đất thứ ba là đất xám, đất phù sa cổ với diện tích khoảng 11.737 ha chiếm 36,26% diện tích đất của toàn huyện; số còn lại là đất Gley và đất tầng mỏng chiếm một tỷ lệ 1,16% tổng diện tích đất của toàn huyện.
Đặc điểm về dân số và lao động: Tổng dân số huyện Trảng Bom tính đến 31/12/2015 là 295.703 người phân bổ trên địa bàn 17 xã–thị trấn. Dân số trong độ tuổi lao động là 201.078 người chiếm tỷ lệ 68% trên tổng dân số. Trên địa bàn
huyện có khoảng 16 dân tộc đang sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ 84,3%. Các dân tộc khác chỉ chiếm 15,7%, bao gồm người Hoa, Tày, Thái, Châu Ro, Khơ Me, Mường, Ê Đê, Ba Na, Nùng, Dao… với tỷ lệ dân số ít, phân bổ rải rác ở các xã Bàu Hàm, Sông Thao, Sông Trầu, Cây Gáo, Tây Hòa. Huyện Trảng Bom là một trong những huyện có tỷ lệ đồng bào Thiên Chúa giáo thuộc loại cao trong cả nước chiếm gần 51% dân số toàn huyện, Phật giáo chiếm 10,5%, không tôn giáo chiếm 37,33%, còn lại là đạo Tin Lành và các đạo giáo khác.
Điều kiện kinh tế xã hội: Trảng Bom là một huyện của tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai, có Quốc lộ 1A, Quốc lộ 20, tuyến Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Biên Hòa và tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua. Với địa thế thuận lợi như trên, trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện luôn đạt khá cao. Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế trong 5 năm 2010-2015:
Tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân từ 15-16%/năm, trong đó công nghiệp- xây dựng tăng 14-15%/năm, dịch vụ tăng 24-25%/năm, nông-lâm-ngư nghiệp tăng 5,5-6%/năm
GDP bình quân đầu người đến năm 2015 đạt khoảng 69 triệu đồng (tương đương 3.200-3.300 USD theo giá hiện hành).
Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: công nghiệp chiếm 64-65%, dịch vụ chiếm 30- 31%, nông nghiệp chiếm 5-6% trong GDP.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 5 năm khoảng 32.000-33.000 tỷ đồng, đạt 45,6-47% GDP.
Tổng thu NSNN hàng năm so với GDP đạt tỷ lệ từ 9-10%.
Về phát triển kinh tế tập thể, trong 5 năm xây dựng mới từ 15-20 Hợp tác xã các loại hình.
Tiếp tục kêu gọi các dự án đầu tư vào các Khu, Cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.
Một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu của huyện Trảng Bom được thể hiện trong bảng 2.1.
Bảng 2.1 Thống kê một số chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu của huyện
STT Chỉ tiêu ĐVT 2013 2014 2015
I Giá trị sản xuất
1 Nông lâm thủy sản Tỷ đồng 3.025,72 3.200,81 3.401,60 2 Công nghiệp-TTCN Tỷ đồng 48.340,22 55.338,04 63.362,05 3 Đầu tư XDCB Tỷ đồng 2.645,99 2.778,40 3.151,33 4 Thương mại, dịch vụ Tỷ đồng 7.204,70 8.285,40 9.528,21
Tổng giá trị sản xuất Tỷ đồng 61.216,63 69.602,65 79.443,19
II Cơ cấu giá trị sản xuất
1 Nông lâm thủy sản % 4,94 4,6 4,28 2 Công nghiệp-TTCN % 78,97 79,51 79,76 3 Đầu tư XDCB % 4,32 3,99 3,97 4 Thương mại, dịch vụ % 11,77 11,9 11,99 Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Trảng Bom 2015