Chiến lược thích nghi sản phẩm đồ gỗ cao su

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 89 - 90)

Kết quả khảo sát cho thấy các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ cao su ở khu vực miền Đông Nam Bộ đã quan tâm nhiều đến thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài khi phát triển sản phẩm đồ gỗ cao su, với mức điểm trung bình là 4,04. Tuy nhiên, về

phẩm xuất khẩu với nhau, kết quảthu được là khá thấp với mức điểm trung bình tương ứng là 3,70 và 3,60.

Do đó, tác giảđưa ra đề xuất là doanh nghiệp cần đa dạng hóa sản phẩm hơn nữa, phát triển những đặc tính nổi bật nhất cho từng thị trường, nhằm khai thác tối đa nhu

cầu và thị hiếu của khách hàng ở nước ngoài. Như đã trình bày ở mục 2.2.5, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch và phát triển sản phẩm theo các cách như: Phát triển hoặc thêm sản phẩm mới; Thay đổi sản phẩm hiện có; Tìm ra công dụng mới của sản phẩm; Loại bỏ sản phẩm. Ngoài ra, theo Cavusgil và Zou (1994), bản chất và mức độ tối ưu

của chiến lược thích nghi sản phẩm tùy thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Đặc biệt là, doanh nghiệp nên thích nghi sản phẩm nhiều hơn khi họ có

năng lực kinh doanh quốc tế tốt nhưng ít kinh nghiệm về sản phẩm, sản phẩm mang

tính đặc trưng về văn hóa, ngành đòi hỏi cao về công nghệ, và thị trường xuất khẩu cạnh tranh rất gay gắt.

Bảng 5.4: Bảng thống kê trung bình Chiến lược thích nghi sản phẩm Mean Std. Deviation N

Quan tâm thị hiếu 4.0427 .64852 117

SP XK khác ND 3.7009 .81224 117

SP XK khác nhau 3.5983 .96544 117 (Nguồn: Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu của tác giả)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)