Ngành chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩ u

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 44 - 45)

Cây cao su có tên khoa học là Hevea brasiliensis, thuộc họ thầu dầu

Euphorbiacea. Cao su là cây đa tác dụng, trồng cây cao su cho hiệu quả kinh tế cao, ngoài khai thác mủ, thân cây còn là nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, đồng thời có thể giúp cải thiện khí hậu, giữẩm cho đất, phát triển chăn nuôi dưới tán rừng,...

Cây cao su sau 30 năm tuổi sẽ không còn tiết mủ nữa nên được sử dụng làm gỗ cao su nguyên liệu phục vụ cho ngành sản xuất gỗ và được coi là loại gỗ "thân thiện môi

trường" do doanh nghiệp chỉ khai thác gỗ sau khi cây cao su đã kết thúc chu trình sản sinh nhựa mủ. Sản phẩm gỗ cao su được nhiều thị trường ưa chuộng và sử dụng ngày càng nhiều như Nhật, EU, Mỹ,… do gỗ tuy nhẹ nhưng rất cứng và có nhiều vân đẹp phù hợp với sản xuất gỗ mỹ nghệ. Có tới 90% sản phầm đồ gỗ chế biến từ gỗ cao su là

để xuất khẩu, chủ yếu là vào châu Âu. Tuy nhiên, ngành chế biến gỗ cao su đang gặp một điều bất lợi là đang thiếu những cơ chế về tính pháp lý của gỗ cao su. (Đặng Việt Quang và cộng sự, 2014)

Theo Bản tin cao su Việt Nam (2013), Việt Nam là nước sản xuất lớn thứ 5 và xuất khẩu lớn thứ 4 ở mảng cao su thiên nhiên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây

thì ngành cao su nguyên liệu đang gặp khó khăn do cung dư thừa trên thịtrường. Trong

khi đó, bên cạnh giá trị của cao su nguyên liệu, sựđóng góp của những sản phẩm khác từ công nghiệp chế biến đồ gỗ cao su là rất đáng lưu ý với đà tăng trưởng mạnh trong 5

năm gần đây. Giá trị xuất khẩu của đồ gỗ cao su (bàn, ghế, tủ, vật dụng gia đình và văn

phòng) ước đạt khoảng 400 triệu USD. Do đó, theo bà Trần Thị Thúy Hoa phát biểu trong Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ (2015), các doanh nghiệp chế biến gỗ có thể sử dụng ngay nguyên liệu gỗcao su trong nước, vừa giúp tiết kiệm chi phí lại tạo ra nguồn đầu ra ổn định cho ngành cao su.

Ông Nguyễn Vinh Quang phát biểu tại hội thảo công bố kết quả nghiên cứu “Tổng quan cung - cầu gỗ Việt Nam: thực trạng và xu hướng” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam Vifores phối hợp với Tổ chức Forest Trends tổ chức ngày 23 tháng 12

năm 2014, rằng cây cao su đang đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ nguyên liệu cho sản xuất đồ gỗ. Hiện tại, lượng gỗ cao su hàng năm khai thác từ các vườn thanh lý khoảng 2 triệu mét khối. Theo ước tính, đến năm 2030, lượng gỗ cao su có thể đạt mức 6 triệu m3 do diện tích cao su được mở rộng đáng kể từnăm 2000 và diện tích

tái canh đang tăng dần qua các năm.

Với mục đích ban đầu là cung cấp mủ cao su tự nhiên xuất khẩu, miền Đông Nam

Bộ có các đồn điền cao su lớn nhất của quốc gia, chiếm phần trăm cao nhất (46.5%), tiếp đó là vùng cao nguyên (27%). Từ năm 2010 đến nay, các đồn điền cao su được thành lập giữa năm 1980 và 1990 được thu hoạch dần. Theo ước tính, sản lượng hàng

năm về gỗ cao su xấp xỉ 1 triệu m3 gỗ cao cấp thích hợp cho sản xuất đồ nội thất

(Đặng Việt Quang và cộng sự, 2014), giúp cho gỗ cao su trở thành đầu vào quan trọng trong nội địa cho ngành chế biến gỗ của Việt Nam vốn phụ thuộc cao vào việc nhập khẩu (Xuan và Canby, 2011). Cũng theo Đặng Việt Quang và cộng sự (2014), việc nhập khẩu gỗcao su đang giảm dần trong những năm gần đây do có tỷ lệ cung cấp nội

địa cao hơn. Trong nội địa quốc gia thì gỗ cao su có nguồn gốc từ bốn nhà sản xuất: Tập đoàn Cao su Việt Nam do nhà nước sở hữu (VRG); Các doanh nghiệp được quản lý bởi Ủy ban nhân dân các tỉnh; các hộ gia đình; và các công ty tư nhân. Hiện nay gỗ

cao su thanh lý của các công ty thuộc tập đoàn VRG thanh lý chiếm 90%. Trong tương

lai tỷ lệ này sẽ giảm vì diện tích thanh lý cao su của các hộ gia đình và của các công ty

do địa phương quản lý sẽtăng dần trong những năm tới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền đông nam bộ (Trang 44 - 45)